22 tháng 3, 2011

Khổ 10 - Việt Bắc

Cảm nhận về khổ 10 trong bài "Việt Bắc "của Tố Hữu



      Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ như: '' Từ ấy'', ''Việt Bắc'', '' Máu và hoa'', ... tất cả đều mang một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là một hồn thơ cách mạng sôi nội, mãnh liệt.Đó là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đặc biệt, bài thơ '' Việt Bắc '' trong tập thơ cùng tên của TH là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ở bài thơ ấy, TH đã khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với kháng chiến, với cách mạng. Tiêu biểu trong bài là khổ thơ thứ 10 với nỗi nhớ người lãnh đạo cách mạng- chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cha của dân tộc.
''Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi
...
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.''
  
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoài bình trở lại nước ta, miền bắc được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Lúc này, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. đây cũng chính là lúc TH đã sáng tác nên bài thơ ''Việt Bắc''. phần đâu của bài thơ tái hiện giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu sâu đậm trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.
'' Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
 Ở đâu đau dớn giống nòi
Trông về Biệt Bắc mà nuôi chí bền''
  Qua 4 câu thơ đầu của khổ thơ ta thấy được nỗi nhớ của cán bộ về xuôi cũng như nhân dân Việt Bắc về vị cha già kính yêu của dân tộc một cách thật tha thiết- người đã mở cho Cách mạng Việt Nam một con dường mới. Lối điệp cấu trúc qua hai câu thơ 6 chữ bắt đầu bằng chữ ''ở đâu'' đều xuất hiện hình ảnh của hiện thực đau đớn của quê hương đất nước ta: "" u ám quân thù'', '' đau đớn giống nòi''. Đó là những hình ảnh hiện thực đau đớn của một dân tộc bị mất nước, bị giặc ngoại xâm: chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chất đói,... - một hiện thực khó mà phai mờ được. Để làm nhẹ dịu hình ảnh đau đớn ấy, nhà thơ đã lồng vào 2 hình ảnh đối lập: '' Cụ Hồ sáng soi'', ''mà nuôi chí bền'' ở câu thơ 8 chữ. Điệp từ ''nhìn'' và ''trông'' ở hai câu thơ 8 chữ đểu hướng về Việt Bắc - trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. ''Cụ Hồ sáng soi'' gợi đến ánh sáng của lí tường soi đường cho dân tộc, ánh sáng của những chỉ đạo sáng suốt , áng sáng của niềm tin và hy vọng. Cụm từ '' mà nuôi chí bền '' diễn tả dù hiện thực có gian khổ đến đâu thì , phải đối diện với những khó khăn thử thách nhiều thế nào thì chỉ cần nhìn về VB nhân dân sẽ cảm thấy có lòng tin  và ý chí chiến đấu, nuôi chí bền , trường kì kháng chiến chắc chắn sẽ thành công.

Mười lăn năm ấy, ai quên
Quê hương Cáng mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào...
 Bốn câu thơ cuối trong khổ là lời khằng định của người cán bộ về xuôi, cán bộ sẽ không quênc 15 năm ấy- 15 năm chúng ta đã từng gắn bó thiết tha mặn nồng, đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc; cán bộ sẽ không quên VB là quê hương của Cánh mạng bởi chính nơi này mình và ta đã cùng nhau đấu để có được nền Cộng hòa cho ngày hôm nay. Một lần nữa TH lại nhắc đến 2 địa danh nổi tiếng và 2 sự kiện nổi bật đã từng diễn ra ở VB  '' Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào'' chỉ để nhấn mạnh rằng mình sẽ luôn nhớ về VB - cái nôi của Cách mạng. Ẩn trong nỗi nhớ ấy chình là lòng biết ơn sâu sắc và lời hứa sẽ luon thủy chung của người cán bộ miền xuôi với cán bộ miền ngược.

   Qua đoạn thơ trên ta thấy con người VB hiện ra nội bật với tấm lòng thủy chung sâu sắc, gắn bó với Cách mạng với kháng chiến. Đó là những con người có lòng tin vào Bác Hồ , vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng . Đồng thời qua khổ thơ trên tác giả đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên ,con ngườ, cuộc sống lao động và chiến đấu của núi rừng VB trong suốt 15 năm. Đây có thể được coi là đoạn tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Cũng với đoạn thơ trên, ta thấy rõ hơn về phong cách thơ TH mang đậm màu sắc dân tộc. Kết cấu thơ theo lối đối đáp, diễn đạt theo thể thơ lục bát tạo nên sắc thái trữ tình nhưng không kém phần sáng tạo mới mẻ. TH đã dùng cách diễn đạt rất riêng tư để thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn.
  Đoạn thơ trên là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, là đoạn thơ có tính trữ tình chính trị sâu sắc. Đây cũng là đoạn thơ khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người VN luôn sống gắn bó thủy chung cho dù trong những ngày khó khăn hay hạnh phúc.
---------
Thùy Dương - 12A7

Khổ 3 - Việt Bắc

Đề: Phân tích 12 câu thơ trong khổ 3 của bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu
Bài làm
Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông là một trong những nhà thơ trữ tình Cách Mạng hàng đầu của nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là tiếng thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống Cách Mạng. Bài “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu nói riêng, của thơ kháng chiến chống Pháp nói chung.Có thế nói, “Việt Bắc” là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca,thế hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách Mạng cả nước. Điều này càng được khắc họa rõ nét hơn trong khổ thơ:
“Mình đi,có nhớ những ngày
…….
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ?”
“Việt Bắc” là tác phẩm trường thiên,dài 150 dòng,được Tố Hữu viết vào tháng 10/1954 khi Trung ương Đảng và chính phủ, Bác Hổ và cán bộ từ giã “Thủ đô gió ngàn” để về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình” .Bao trùm đoạn thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, là nỗi nhớ da diết, tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của kẻ ở người đi – người miền ngược và người đi kháng chiến.
Mở đầu đoạn thơ là hàng loạt câu hỏi rất ngọt ngào:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
Ở khổ thơ, xuất hiện một loạt cụm từ “có nhớ”,điều này gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng của người ở lại – một tâm trạng quan tâm, lo lắng không biết:  “Cán Bộ về xuôi, Cán Bộ có còn nhớ chiến khu VB nữa không ?”. Để cho VB hỏi là vì nhà thơ muốn khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Nhớ thiên nhiên VB “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” , câu thơ đã đặc tả được cảnh thiên nhiên hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng VB, tuy khung cảnh có chút ảm đạm nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình, thơ mộng, phóng khoáng và hùng vĩ. Ngoài việc phải đối mặt với sự khắc nghiệt,khó khăn của thiên nhiên, “mình và ta” còn phải đối diện với cuộc sống thiếu thốn,đầy gian khổ “miếng cơm chấm muối”. Hình ảnh hoán dụ “mối thù nặng vai”, gợi liên tưởng đến “mối thù” sâu nặng của nhân dân đối với những kẻ cướp nước, những kẻ đan tâm bán nước ta cho giặc. Đồng thờ còn là lời nhắc nhở kín đáo của người ở lại về một thời rất đỗi tự hào, “mình và ta” đã cùng sát cánh bên nhau, cùng nhau tiêu điệt kẻ thù chung, giành lại độc lập tự do và đem đến cho nhân dân cuộc sống hạnh phúc,ấm no. Ngệ thuật tiểu đối kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2  - 4/4 đều đặn khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối, lời thơ càng thêm tha thiết.
Tiếp mạch cảm xúc, vẫn là những lời hỏi của VB nhưng ẩn chứa trong vần thơ lại là lời bộc bạch tâm sự của người ở lại, bày tỏ tình cảm lưu luyến với cán bộ về xuôi:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Tố Hữu đã sử dụng biện pháp hoán dụ “rừng núi nhớ ai” – “rừng núi” chính là hình ảnh người ở lại, còn đại từ “ai” là chỉ người cán bộ về xuôi – nhằm nhấm mạnh tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ da diết của nhân dân VB đối với những người kháng chiến, với Đảng và chính phủ…Thiên nhiên và con người VB nhớ cán bộ về xuôi nhiều đến mức “trám bùi để rụng, măng mai để già” – “trám bùi và măng mai” là hai món ăn thường nhật của bộ đội, của cán bộ kháng chiến; đồng thời cũng là “đặc sản” của thiên nhiên VB. “Mình về” khiến núi rừng VB bỗng trở nên trống vắng, buồn bã đến lạ thường, ngay cả khi “trám bùi – măng mai” mà cũng không ai thu hái. Người ở lại đã bộc lộ tình cảm của mình thật chân thành và tha thiết.
Nhân dân VB vẫn tiếp tục hỏi, nhưng ở đoạn thơ này lời hỏi được nhấn mạnh hơn, thể hiện cụ thể và rõ ràng hơn: “Cán Bộ về xuôi có nhớ cảnh vật VB, con người VB, nhớ những năm tháng cùng nhau kháng chiến hay không ?”
“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.”
Cụm từ “nhớ những nhà” – biện pháp hoán dụ - gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng lo lắng không biết rằng: Cán bộ có nhớ những người dân VB hay không ?Chứ nhân dân VB nhớ cán bộ nhiều lắm,nhớ đến nỗi ”hắt hiu lau xám”.Từ láy “hắt hiu” kết hợp với hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên VB “lau xám” càng làm nổi bật hơn khung cảnh hoang vắng,đơn sơ, im lặng nơi núi rừng. Nhưng đối lập với khung cảnh ấy là “tấm lòng son”, tấm lòng ấm áp và chân thành của con người VB. Ngoài ra, nhân dân VB còn muốn biết thêm rằng: Cán bộ về xuôi có nhớ “núi non”, nhớ thiên nhiên VB hùng vĩ hay không? Có nhớ khoảng thời gian cùng nhau “kháng Nhật”, “thuở còn làm Việt Minh” hay không ? Chính nghĩa tình của đồng bào VB đối với bộ đội, với Cách Mạng; sự đồng cảm cùng san sẻ mọi gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn làm cho VB – quê hương của Cách Mạng, cội nguồn nuôi dưỡng cho Cách Mạng – càng thêm ngời sáng trong tâm trí nhà thơ nói riêng av2 trong lòng người đọc nói chung.
Kết lại đoạn thơ là nỗi nhớ về những địa danh lịch sử:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”
Chỉ với hai câu thơ,nhưng tác giả đã gửi gắm rất nhiều tình cảm, ẩn chứa rất nhiều điều; đặc biệt là ở câu thơ sáu chữ có đến ba từ “mình” quyện vào nhau nghe thật tha thiết và chân thành. Từ “mình” thứ nhất và thứ hai được dùng để chỉ người cán bộ về xuôi, còn từ “mình” thứ ba ta có thể hiểu theo nhiều cách.Mếu hiểu theo nghĩa rộng, “mình” là VB – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai – thì câu thơ mang hàm ý: Cán bộ về xuôi, về Hà Nội không biết cán bộ có còn nhớ đến nhân dân VB, nhớ đến người ở lại không ?”. Ở nghĩa hẹp hơn, “mình” chính là cán bộ về xuôi – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất – khiến cho câu thơ được hiểu theo một nghĩa khác: Cán bộ về xuôi, cán bộ có nhớ chính mình hay không? Có còn nhớ đến quá khứ của bản thân, nhớ những năm tháng chiến đấu gian khổ vì lí tưởng cao đẹp,vì độc lập tự do của dân tộc hay không?”. Với cách hiểu thứ hai này, người ở lại đã đặt ra một vấn đề có tính thời sự, sợ rằng mọi người sẽ ngủ quên trên chiến thắng, quên đi quá khứ hào hùng của mình, thậm chí sẽ phản bội lại lí tưởng cao đẹp của bản thân. Nhà thơ Tố Hữu đã hình dung trước được diễn biến  tâm lý của con người sau chiến thắng, đây quả là câu thơ mang tính trừu tượng và triết lý sâu sắc.
“Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”
Ở câu thơ cuối trong khổ ba, người ở lại nhắc đến hai địa danh nổi tiếng gắn liền với hai sự kiện quan trọng đã từng diễn ra ở VB. Địa điểm thứ nhất: sự kiện “cây đa Tân Trào” (12/1944), đây là nơi đội VN tuyên truyền giải phóng quân làm lễ xuất phát, lúc đầu chỉ với mấy chục thành viên nhưng sau đó trở thành đội quân VN- lực lượng chủ chốt đã làm nên chiến thắng ngày hôm nay. CÒn địa điểm thứ hai là tại đình “Hồng Thái” nơi Bác đã chủ trì cuộc họp (8/1945)  quyết định làm cuộc CMT8; chính nhờ quyết định sáng suốt này mà cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công vang dội,có thể giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Tố Hữu lồng hai địa danh lịch sử vào trong câu thơ nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người ở lại, đồng thời còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng: Không biết rằng cán bộ về xuôi có còn nhớ rằng VB chính là cái nôi của CM, là nguồn nuôi dưỡng Cách Mạng hay không ? Và liệu rằng cán bộ về xuôi có còn thủy chung, gắn bó với VB như xưa không hay là đã thay lòng đổi dạ ?”
Chỉ với 12 câu thơ trong khổ 3 của bài VB, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới của hoài niệm và kỉ niệm, vào một thế giới êm ái,ngọt ngào, du dương của tình nghĩa Cách Mạng. Cái hay nhất trong khổ thơ chính là Tó Hữu đã sử dụng rất khéo léo và đặc sắc hai cụm từ đối lập “mình đi – mình về”.Thông thường, đi và về là chỉ hai hướng trái ngược nhau, nhưng ở trong khổ thơ này thì “mình đi – mình về” đều chỉ một hướng là về xuôi,về Hà Nội.Với lối điệp cấu trúc kết hợp nhịp thơ 2/2/2 - 4/4 đều đận, khiến cho âm điệu thơ trở nên nhịp nhàng, cân xứng giống như nhịp chao của võng đong đưa, rất phù hợp vối phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu.
“Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần tạo nên sự thành công cho bài VB. Những chi tiết về ánh sáng và tình người, từ “miếng cơm chấm muối, trám bùi,măng mai, mái nhà hắt hiu lau xám…” đến “mối thù” hai vai chung gánh, những “tấm lòng son” sẽ không bao giờ phai nhạt,sẽ sống mãi trong lòng nhà thơ và trong tâm trí của người dân VB,của những cán bộ về xuôi ./.

Khổ 5 - Việt Bắc

Nguyễn Thị Quế Khanh
Lớp 12A7
Bài viết số 2
Đề: Nêu cảm nhận về khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
------------------------
Bài làm

TỐ HỮU, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Qủa thật là vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho nền thơ ca Cách mạng VN. Ở TH, con người chính trị và con người nhà thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài VIệT BắC.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ vế xuôi với con người thiên nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bàn khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cây ngọt bùi”
VIệT BắC là căn cứ CÁCH MạNG, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên nhiên và đồng bào VIệT BắC đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15 năm trời. Bài thơ VIệT BắC được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trởi về Hà Nội. Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là lời khẳng định tình cảm thủy chug của người CB về xuôi với VIệT BắC, với cuộc kháng chiến, với CÁCH MạNG. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người VIệT BắC.
Một nỗi nhớ da diết, không nguôi được tác gỉa hình dung thật lạ
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến - VIệT BắC:”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng VIệT BắC
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Hình ảnh thiên nhiên VIệT BắC được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh VIệT BắC. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người VIệT BắC đã cưu mang, che chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịnh rịnh, lưu luyến, không muốn rời xa. Vẫn tiếp tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trả qua:
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định chắc chắn…không bao giờ có thể quên:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những “đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc, gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến “người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung ngghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.
Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của TH. Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người VN trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, TH đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân VIệT BắC không chỉ là tìh cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy VIệT BắC đã trở thành tp tiêu biểu cho VĂN HọC VIệT NAM thời KCCP
Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chugn thủy sắt son giữa người CB với nhân dân, thiên nhiên VIệT BắC cùng cuộc kháng chiến được khắc họa rõ nét. Thật hiển nhiên, TH xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca CÁCH MạNGVN

Khổ 1 - Việt Bắc

            Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành một đề tài được ko ít các nhà thơ, nhà văn nói đến. Nếu như Quang Dũng hướng nỗi nhớ của mình về với núi rừng Tây Bắc, với đoàn quân Tây Tiến hay trong kí ức của Hoàng Cầm là hình ảnh đoàn xe không kính lao đi giữa bom đạn trường sơn ác liệt. Thì “Việt Bắc” của Tố Hữu lại là giọng điệu ân tình thủy chung như ca dao, khắc họa sâu sắc nỗi niềm của người con rời “thủ đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy ắp kỉ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng “kẻ ở- người đi”, hình bong của núi rừng-con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng kí ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Và nỗi nhớ da diết ấy đã được khắc họa rõ nét qua khổ một và hai của bài thơ:
                               “Mình về mình có nhớ ta
                      Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
                                Mình về mình có nhớ không
                      Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
      Mở đầu bài thơ là lời hỏi đầu tiên của người ở lại:“Cán bộ về xuôi Hà Nội có nhớ Việt Bắc hay không?”. Trong câu thơ đầu, “mình” chính là những người cán bộ về xuôi, là Đảng, là Chính phủ, còn  “ta” là người ở lại, là nhân dân Việt Bắc. Bên cạnh đó, Tố Hữu đã có cách sử dụng đại từ “mình-ta” sáng tạo vừa làm cho lời thơ mang giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết vừa thể hiện nghĩa tình Cách Mạng.
      Nhân dân Việt Bắc hỏi cán bộ về xuôi có nhớ đến nhân dân Việt Bắc hay không, có nhớ đển “mười lăm năm ấy” chúng ta dã từng gắn bó thiết tha mặn nồng hay không? Cụm từ “mười lăm năm ấy” gợi liên tưởng đến một khoảng thời gian dài (1940-1954). Và trong “mười lăm năm ấy”, đồng bào cũng như thiên nhiên Việt Bắc đã từng cưu mang Đảng, Chính phủ, Cán bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ láy “thiết tha” cùng với hình ảnh ẩn dụ cảm giác “mặn nồng” gợi nên một gắn bó sâu nặng, đầy nghĩa tình giữa Cán bộ với nhân dân Việt Bắc.
      Mặt khác, điệp từ “có nhớ” cùng với hai câu hỏi tu từ liên tiếp nhau chứng tỏ người ở lại quan tâm nhất đến “Cán bộ về xuôi có nhớ Việt Bắc hay không?”. Nhìn cây có nhớ đến núi (hoán dụ), nhớ đến cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc hay không? Nhìn song có nhớ đến ngọn nguồn( ẩn dụ), nhớ đến cái nôi của kháng chiến hay không? Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ thông qua những hình ảnh quen thuộc, mang đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Qua bốn câu thơ đầu, ta thấy tác giả đã nêu được chủ đề bài thơ, thể hiện khá rõ tình cảm gắn bó giữa người đi và người ở lại.Tố Hữu sử dụng những hình ảnh quen thuộc, cách diễn đạt mang đậm tính dân tộc, thể thơ lục bát với cách ngắt nhịp chẵn kết hợp với biện pháp đặc Kiều “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” đã làm nên giọng thơ tâm tình, mặn nồng, tha thiết, phù hợp với việc bày tỏ tâm trạng của người đi kẻ ở trong một buổi chia tay đầy lưu luyến.
    Nểu như ở khổ đầu là lời hỏi thăm của nhân dân Việt Bắc dành cho Cán bộ thì đến với khổ hai lại là lời bày tỏ tâm trạng của người Cán bộ trong buổi chia tay bâng khuâng, lưu luyến:
                                        “Tiếng ai tha thiết bên cồn
                                 Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
                                          Áo chàm đưa buổi phân li
                                  Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
             Cuộc chia tay diễn ra ở “bên cồn”, đây là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến đó, người đi-kẻ ở đều có những nỗi nhớ riêng. Nỗi nhớ của người ở lại được bộc lộ khá rõ qua cụm từ :“tiếng ai tha thiết”.



“Tiếng ai” chính là tiếng của nhân dân Việt Bắc, tác giả đã sử dụng đại từ “ai” nghe
rất đỗi ngọt ngào. Từ láy “tha thiết” vừa miêu tả giọng điệu thiết tha, vừa thể hiện tình cảm châm thành của người ở lại. Ngược lại, tiếng của người ở lại muốn hỏi Cán bộ về xuôi có nhớ Việt Bắc hay không?
              Tâm trạng của người ra đi được miêu tả qua từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi cho người đọc cảm nhận được sự lưu luyến, nhớ nhung, một cảm giác vui buồn khó tả trong buổi chia tay. Nhớ vì đã cùng chung sống mười lăm năm, lưu luyến vì có biết bao nhiêu là kỉ niệm, buồn vì lo lắng tình cảm của mình có được như xưa hay không?, vui vì chiến thắng, cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công dù phải trải qua biết bao gian khổ cực nhọc. Những tâm trạng đó được thể hiện qua hành động “cầm tay nhau”.  Với biết bao tâm trạng nhưng người ra đi không biết nói gì ngoài việc cầm tay nhau . “Cầm tay” là hành động yêu thương, gắn bó nghĩa tình với Việt Bắc, tình cảm lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa. Cầm tay nhau còn thể hiện tinh thần đoàn kết, hứa sẽ thủy chung son sắt, xa nhau sẽ nhớ về nhau.
              Lời đáp của người ra đi không chỉ bộc lộ tâm trạng mà còn trả lời vấn đề mà người ở lại đã đặt ra ở khố thơ đầu tiên. Tố Hữu có cách dùng từ ngữ, hình ảnh mang đậm sắc dân tộc , giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, ngắt nhịp đều đặn. Qua lời đáp, ta thấy được tính cách của người đi- sống tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với nhau. Thấp thoáng trong lời đối đáp là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng với  núi non, với cồn ven song. Qua đó, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với nét phóng khoáng, hoang sơ và chân thật.
              Đoạn thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhtâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
----------
12A7

Thanh niên và tương lai của đất nước

Như Bác Hồ - vị cha già kính yêu của đất nước chúng ta đã nói : “ Đâu cần thanh niên có , đâu khó có thanh niên “ . Một đất nước muốn phát triển giàu mạnh thì cần phải có những thanh niên tài giỏi . Và nhà trường chính là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục thanh niên . Vậy vai trò , trách nhiệm và hành động cần có ở mỗi thanh niên đối với tương lai đất nước là gì ?
Đất nước của chúng ta ngày càng thay đổi và phát triển theo nhiều hướng tích cực , thì vai trò của thanh niên cũng trở nên quan trọng hơn . Thanh niên là trụ cột của nước nhà , là nền tảng xây dựng tương lai đất nước . Bên cạnh đó , thanh niên phải có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh để có thể sánh vai cùng cường quốc năm châu và thoát khỏi nguy cơ tuột hậu , luôn cảnh giác để chống lại mọi âm mưu phá họai của kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc .
Cụ thể là khi còn ngồi trên ghế nhà thanh niên phải chăm chỉ sáng tạo , có mục đích và động cơ học tập đúng đắn , tích cực rèn luyện đạo đức tác phong , sống lành mạnh , quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội , thực hiện tốt chủ trương , chính sách của đảng và nhà nước , tích cực tham gia các họat động như : bảo vệ môi trường , chống tệ nạn xã hội , chống tiêu cực … của đoàn trường hay ở địa phương tổ chức . Biết phê phán , đấu tranh với mọi hành vi đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và dân tộc . 
Là thanh niên của một nước đang trên đà phát triển , chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đất nước ngày càng giàu mạnh thêm bằng những việc làm thật đơn giàn . Hãy hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình , của một thanh niên .
-----------
12A7

Nghị luận về An toàn giao thông

Đề: Viết văn nghị luận về An toàn giao thông
12A7
-----------Xã hội đang ngày càng phát triển ở đất nước ta, hiện đại, tiên tiến, đổi mới hơn. Tuy thế vẫn có nhiều mặt trái mà chúng ta vẫn đang nhức nhối mà không giải quyết được đó là vấn đề về an toàn giao thông.
Hằng ngày nhất là vào những giờ cao điểm ta vẫn chứng kiến cảnh kẹt xe hàng giờ liền. Và tai nạn đã, đang và sẽ thường xuyên xảy ra tại các đường cao tốc, quốc lộ không đếm xuể được. Tất cả những chuyện như vậy lý do từ đâu ra? Là vì phương tiện chưa tốt, đường sá không đủ đáp ứng nhu cầu cho người điều khiển hay do ý thức người dân kém? Ở đây chỉ có một câu trả lời đó là từ tất có một câu trả lời đó là từ tất cả các lý do nên trên. Đường sá lầy lội, được đào xới hằng ngày với thời hạn là… tùy vào mức độ thi công! Từ vỉa hè cho đến lòng đường đâu đâu cũng có hàng quán bán vô giấy phép, lấn chiếm hết các không gian cần thiết. đến cả những tấm bảng hiệu chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện cũng không hẳn cái nào cũng tốt, mới, dễ dàng nhìn thấy. Cái thì khuất vào trong lùm cây, cái thì tróc sơn sờn màu, cái khác lại bị lật sang một bên, … Và nhiều nhiều nữa.
Về phía người sử dụng phương tiện, họ cũng chưa biết cách, hoặc cố tình không tuân theo những điều lệ cần thiết đối với một người lái xe. Ngoài việc chạy sai luật giao thong như vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu… thì cũng phải kể đến những công cụ cần thiết khi đi đường như đèn xi-nhan, còi, thắng… không có đủ. Chính phủ hiện nay cũng đã ban hành luật đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy nhưng có thật tất cả đều thực hiện chưa?
Mọi người hãy thử nghĩ lại xem mình đã thật sự có trách nhiệm để góp vào việc giảm bớt những rủi ro khi đi trên đường chưa? Việc này cần một quá trình lâu dài và cần cả sự góp sức chung tay của nhiều người, cả nhà nước lẫn nhân dân nữa.An toàn giao thong còn là một việc thể hiện sự văn minh của đất nước ta đối với các nước bạn trên thế giới.
Mọi người hãy cùng thực hiện cũng như đề xuất những gì tốt nhất cho hệ thống giao thong. Đó không chỉ giúp ích cho nước mà còn cho cả từng người, ai cũng có lợi trong việc này. Xin hãy mình vì mọi người để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.

Tiên học Lễ - Hậu học Văn

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh
Lớp: 10A8       Mã số: 28
Đề: Suy nghĩ của anh chị về lời dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”
Bài làm
       Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
       Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
       Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
       Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó,  cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
       Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
       Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
--------
10A8
              

Học để cùng chung sống

Họ và tên : Nguyễn Đỗ Đăng Khoa
Lớp:12A6
STT:18
đề bai`:học để chung sống
                                             Bài làm
          Nhân gian ta có câu “con công làm đẹp bằng bộ lông , con người làm đẹp bằng tri thức” .Vì vậy tri thức đối với mỗi người là vô cùng quan trọng Muốn có một tri thức tốt con người phải trải qua quá trình học tập và việc xác định được mục đích học tập là vô cùng cần thiết Như mục đích học tập mà UNESCO đã từng khởi xướng “Học để biết ,học để làm ,học để chung sống,học để khẳng định mình’’Trong đó mục đích ‘học để chung sống’ không kém phần quan trọng
          Thế nhưng để xác định được mục đích học tập,trước tiên ta cần phải biết ‘học là gì’.’Học’ đó là quá trình tích lũy kiến thức không những trong sách vở mà đó là còn trong cuộc sống .La` những kinh nghiệm ,những bài dọc từ sự trải nghiệm thực tế. Để từ đó hình thành nên kiến thức áp dụng trong thực tiễn đời sống phục vụ không chỉ cho chính bản thân mà còn cho cộng đồng cho xã hội, có thể áp dụng dược trong thực tiễn cuộc sống – học để chung sống. .“Học để chung sống” còn là nắm bắt mọi giá trị để có thể chung sống và tồn tại trong một xã hội phức tạp , nhiều biến động,trong một thế giới phẳng .Đây là mục tiêu then chốt của giáo dục hiên đại , giúp con người có “thái độ hòa bình , khoan dung hiểu biết tôn trọng những giá trị tinh thần truyền thống của nhau”(UNESCO)
          Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình đi đến thành công va` học chính là con đường ngắn nhất để đến với thành công .Vì với một người có vốn am hiểu tốt , một kiến thức rộng đủ để “chung sống” họ sẽ tự tin bước chân vào cuộc sống , bản lĩnh hơn trước các tình huống khó khăn . Phải chăng vì vậy mà mục đích học tập  của UNESCO không chỉ dừng lại ở khía cạnh “biết” ,”làm” ma` la` một yêu cầu cao hơn đó là “chung sống” .Như chúng ta đã thấy đã có nhiều thanh niên hiện nay  vẫn đang loay hoay tìm một công việc, một chỗ đứng trong xã hội .Họ có kiến thức nhưng cái xã hội cần là những điều áp dụng được trong thực tiễn chứ không phải là những lý thuyết suông như trong sách vở .Thực tế cuộc sống trên đã đẩy mục đích học tập của UNESCO lên tầm cao mới.
          Học vấn không phải là đồ trang sức chỉ để trang trí mà nó còn để vận dụng. “Học để biết,học để làm ,học để chung sống, học đê tự khẳng định mình”.Đây là những mục tiêu của nền giái dục hiện đại ,để thích ứng với xã hội hiện đại.Con người chỉ có thể đáp ứng được và tồn tại trong một thế giới hiện đại như thế kỉ 21 khi ta hướng tới những mục tiêu nói trên. Làm sao có thể quên một cô bé bán khoai lang Bình Gấm với nỗ lực học tập giờ đây đã trở thành một bác sĩ ,một Hồ Chí Minh  tự học và có thể thông thạo nhiều thứ tiếng trong xã hội đầy biến động.Thế nhưng đáng buồn thay ,khi được sống trong thời bình trong điều kiện đầy đủ không ít những thanh niên đã không còn xem trọng việc học.Đối với họ học vấn chỉ là những điểm số,những thành tích ảo.Họ không còn học vì tương lai của chính họ mà họ học vì sự ép buộc từ phía gia đình.Những điều trên thật đáng lo ngại .Những hiểu biết sai lệch về mục đích học tập đã kéo theo những hệ lụy :bệnh thành tích , gian lận trong thi cử…và nó sẽ vẫn là một vấn đề nhức nhối của xã hội.
          Đại diện là một thanh niên trẻ của đất nước tôi mong rằng thế hệ thanh niên Việt Nam sẽ xác định được tầm quan trong của việc học từ đó có những mục đích học tập đúng đắn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường .Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng,đất nước và con người Việt Nam sẽ đứng ở vị thế nào trên trường quốc tế? Câu trả lời đang nằm trong chính cách học của thế hệ thanh nien ngay` nay
           Khép lại vấn đề “học để chung sống” cũng như mục đích học tập do UNESCO “học để biết , học để làm , học để chung sống ,học để khẳng định mình” đã để lại trong suy nghĩ của mỗi người thật nhiều nghĩ suy. Điều quan trọng của việc học chính là xác định được mục đích học tập thật đúng đắn

Học đẩ Làm

      “Người không học như ngọc không mài”, bởi vậy, học tập là nhiệm vụ súôt đời của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập khác nhau.  Tại sao Unessco đề ra phương châm “học để làm”?
      “Học để làm” là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học, đưa những gì mình đã được tiếp thu, truyền đạt cho người khác. Ngừơi sinh viên y khọc học để trở thành thầy thúôc, cứu biết bao nhiêu bệnh nhân.... Đó là những công vịêc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội
      Không những thế, học còn để làm người. Đó mới là điều khó khăn và quan trọng nhất trong những ngày “đi học”. Theo lối thông thường người ôm sách tới trừơng, có thầy dạy, có thi đỗ thì gọi là học. Nhưng thật ra không phải chỉ như thế, “học” còn là tự học từ trong sách vở, từ trong trừơng đời để có thể tiếp thu, lĩnh hội được những kiến thức, văn hoá và kỹ năng sống
      Có người cãi lại rằng :”Không học thì không làm người được sao?”
Vịêc học ở đây bao gồm cả học tập kiến thức và học những cách ứng xử, cách tạo ra một con người. Để làm người, việc học kíên thức có thể để lúc này lúc khác nhưng nếu chúng ta không học về kỹ năng sống thì khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trừơng thì sau này ta sẽ trựơt con đường dài trứơc thói hư tật xấu của xã hội đầy cạm bẫy. Đến lúc hối hận thì đã muộn và có khi chúng ta còn phải trả cái giá đắt khi không “học làm người”
      Có học thì mới có thế áp dụng vào thực tế để làm vịêc và làm người, dù không hoàn hảo nhưng hoàn thiện về nhân cách. Trước hết, trong vịêc học tập chúng ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn, trong sang tiến bộ, học phải đi đôi với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào trong cụôc sống
      Nếu bạn muốn làm một luật sư, bạn phải học vể luật của ban D,A và C, không những phải học kiến thức mà điều quan trọng là cách ứng xử và làm người của chúng ta. Thử hỏi lụât sư chỉ giỏi về nghề nghiệp mà đạo đức không tốt, xem trọng tiền hơn tất cả thì đâu sẽ là công lý? Và ở bất cứ ngành nghể nào cũng vậy, “làm người” được đặt lên hang đầu, sau đó mới là học tập chuyên ngành. Và tiến sĩ – giáo sư Ngô Bảo Châu là một ví dụ, một niềm tự hào cho Việt Nam, ông có cả đủ tài và đức để mọi người noi theo
      Nhưng nói và làm là hai chuyện khác nhau hoàn toàn trong một đất nứơc đang phát triển như Việt Nam, vì ở Việt Nam chưa có cách học và làm vịêc để có hiệu quả cao nhất, Có thể những học sinh học rất tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bứơc ra đời, để đi làm, bươn chải thì họ vẫn còn ấp úng, bỡ ngỡ. Như các sinh viên ngành kỹ thuật, bách khoa, vốn ít được thực hành máy móc hiện đại vì do kinh tế đất nứơc nên khi đi làm ở những công ty nứơc ngoài, có điều kiện vể máy móc hơn thì những sinh viên ấy không biết phải làm như thế nào. Không phải vì do học không tốt mà do chưa được áp dụng thực hành trên thực tế nhiều
      Một điều nhức nhối là người Việt không phải để lấy kiến thức mà chỉ chú ý, quan trọng hoá về điểm hay thành tích, đi học nhưng chỉ để có chức này chức nọ. Vậy có phải là học, vịêc học không thể chỉ để như thế. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và kiến thức thật sự trong khi chúng ta chỉ có “thành tích” và “thành tích”. Thế có gì là tự hào một đất nứơc con rồng cháu tiên, 4000 văn hiến? Nếu muốn được phát triển chúng ta phải học cách tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất và phải đặt vịêc học, vịêc làm người lên đầu
      Với học sinh như tôi và các bạn thì ngay từ bây giờ, “học để làm” là lúc cần thíêt nhất, chúng ta phải xác định rõ cho vịêc học, xác định cách học. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đựơc người thân, thầy cô và xã hội ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Chẳng những vậy, mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lý tưởng soi đường để chúng ta có động lực tự thúc đẩy mình học tập. Và điều quan trọng là chúng ta cần có những cố gắng và nỗ lực thật sự
      Học để làm nên những công vịêc giúp ích cho bản thân, xã hội, học để làm người, tưởng chừng như khó nhưng chẳng khó chút nào nếu ta biết cách học, cách sắp xếp đúng mục đích, thời gian. Việt Nam có phát triển hay không, tương lai chúng ta sẽ như thế nào, thì người quyết định nên những điều đó là chính chúng ta - những công dân trẻ của Tổ quốc.
Thái Hiền - 12A6

Học-Hành

Tên: NGUYỄN HÀ THANH VY
STT: 44
Lớp: 10A8
                      HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH    
              Học là con đường duy nhất dẫn đến tri thức , học đưa  con người đến với thành công . Bất cứ ai cũng đều phải học . Học rất quan trọng nhưng học đúng cách lại càng quan trọng hơn . Và 1 trong những cách học đúng và hiệu quả nhất là “Học phải đi đôi với hành”.
              Vậy “học” có quan hệ như thế nào với “hành”?  Học là trau dồi  kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu , đón nhận những kiến thức , kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống.Học là chinh phục và tìm hiểu. Còn “hành” nghĩa là là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Học với hành tuy hai mà một , học với hành ko thể tách rời nhau mà phải được siết chặt. Đã có học thì phải có hành , có hành thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn  biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.
              Quả thật, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học mà không hành thi xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Ta đã hiểu rõ việc thực hành trong học tập là điều vô cùng quan trọng. Nhưng nếu như chỉ hành mà không học, thì liệu như thế có tốt không? Một khi đã không nắm vững kiến thức mà lại áp dụng vào thực tế thì công việc sẽ không bào giờ trôi chảy, thậm chí còn có thể gặp những điều không may. Hành mà không học thì sẽ bị mọi người khinh chê là đồ vô dụng. Vì lẽ đó, ta lại càng hiểu nhiều hơn về việc học đi đôi với hành.
              Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cư ơ đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống như 1 sa mạc và ta là một hạt cát, biết bao nhiêu điều ta còn phải học. Vi thế, thực hành, áp dụng, giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng. Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán. Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên nhựng tật xấu.
              Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.
              Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là con đường lớn nhất dẫn ta đến với thành công. Học hành là việc vô cùng quan trọng, chi khi biết học hành đúng cách thì ta mới có thể vững bước trong học tập và trong cuộc sống.

11 tháng 3, 2011

Thuyết minh tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu

NGUYỄN THUỲ DƯƠNG - LỚP 10A8



BÀI LÀM
Trương Hán Siêu không chỉ là một bậc danh sĩ đời Trần mà còn người tài cao, học rộng.Hiện ông còn để lại 4 bài thơ và 3 bài văn, nổi tiếng nhất là "Bạch Đằng giang phú“-1 tác phầm mang đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN.
Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng như:“Bạch Đằng giang”-Trần Minh Tông,“Bạch Đằng giang”-Nguyễn Sưởng, “Bạch Đằng hải khẩu”-Nguyễn Trãi… nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác và được viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi.Bài phú này mang những đặc trưng cơ bản của thể phú,vì thế nó gồm có 4 phần: phần mở,phần giải thích,phần bình luận và phần kết.
Mở đầu bài phú,tg bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tg đã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng,những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như:Vũ Huyệt,Cửu Giang,Ngũ Hồ, Tam Ngô,Bách Việt... Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta. 
Ở phần tiếp theo,ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động,giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình,kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng.Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ,bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước 1 nhân chứng ls khi nhớ về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa,ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”

“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Qua đó,ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn gấp gáp,khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng,mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Từ đó,tg còn bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Theo các bô lão,thì nhân dân ta chiến thắng không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn có nhiều người tài.1 trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng,tg kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc:người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Không những thế, đến đây,khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.


Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tg đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước…
Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò,vị trí của con người trong lịch sử.
Nhìn trở lại toàn bộ bài phú,ta thấy “Bạch Đằng giang phú”là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã kể,miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng,thiên nhiên 1 cách sinh động,chân thật,có tính trữ tình cao,xen lẫn với lời kể là những cảm xúc,những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc,giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài,phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.Với nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại.Bài phú chứa chan lòng tự hào dt,vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN

Cảm nhận về "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi

Trường: Võ Thị Sáu
Lớp: 10a8
Họ và tên: Phạm Trần Nguyệt Minh STT: 19 đạt 3.75/5.0


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
-------------------------------------
Bài làm
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như “ Bình ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì “ Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
………………………………
Dân giàu đủ khắp đòi phương “

Mở đầu, bài thơ đến với ta với những hình ảnh về thiên nhiên rực rỡ. 
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương “
Từ “ rồi” mở đầu câu thơ phải chăng nói đến tâm trạng “ bất đắc chí” của nhà thơ. Câu thơ đầu chỉ vỏn vẹn với sáu từ nhưng đã khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Đây chính là sự phá cách đầy sáng tạo của Nguyễn Trãi, ông đã Việt hóa thơ Đường luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp: một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống lời than thở. Xem bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi, trước hết ta thấy hình ảnh một con người ngồi đó - Câu mở đầu hóng mát ngoạn cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Phải chăng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng vẫn hòa mình cùng thiên nhiên, bức tranh thiên nhiên đã hiện ra trước mắt ông thật rực rỡ
Ba câu thơ tiếp theo, dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, một bức tranh thiên nhiên thật sống động và đầy màu sắc đã đến với chúng ta một cách chân thật nhất. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Mở đầu câu thơ là hình ảnh cây Hòe – một loại cây đặc trưng ở vùng Bắc Bộ, rất dễ bắt gặp ở mọi nơi. Tính từ” đùn đùn “ kết hợp với động từ mạnh “ giương” đã góp phần diễn tả sự sum xuê, nẩy nở, làm cho cây hòe như có hồn hơn, làm bức tranh như sống động hơn. Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác. Nhịp thơ ¾ kết hợp với động từ mạnh” phun “ làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng mà mát dịu, tinh tế. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông đã miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Và “ Cảnh ngày hè” trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện trong những màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp mà còn qua nhịp sống sinh đẹp của nhân dân. 
“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Hai từ láy “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh 
của làng chài quen thuộc- lao xao của chợ cá, rộn rã của tiếng ve. Ở đây, Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tiếng lao xao, tiếng ve phải chăng là tiếng lòng ông, tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, tiếng lòng của một người yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên, cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. Cũng như Nguyễn Trãi, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông lúc nào cũng có một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ, qua đó, thể hiện hết phần nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Không có một lòng yêu quê hương, đất nước sâu đậm, ông không thể có một ước muốn như vậy. Không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mùa hè nơi một làng chài quê hương thanh bình. Và, không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể viết nên bài thơ “ Cảnh ngày hè” làm xúc động lòng người như vậy.
Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yên nhân dân, đất nước. Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống của con người, hệ thống ngôn ngữ giản dị tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích chính là nhửng nét nghệ thuật đặc trưng cho “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

4 tháng 3, 2011

Bạn đã biết xem sách giải chưa?


Chắc hẳn cách bạn sẽ nói: “Xem sách giải có gì khó đâu”. Nhưng điều quan trọng là sử dụng sách giải như thế nào cho hiệu quả tốt nhất. Nếu không nó hại bạn đấy!
@ Môn tự nhiên:
Trước khi mua, bạn nên đọc tìm những sách theo chương trình học hoặc từng chủ đề như: “Chuyên đề giải tích”, “Chuyên đề lượng giác”… và nên đọc vài trang xem cách trình bày có phù hợp với mình không? Ở mỗi bài hoặc chương thường có phần tóm tắt công thức giáo khoa. Đừng xem thường những thứ ấy vì nó cũng “góp phần” giúp bạn hiểu bài hơn. Sau đấy đọc bài giải xem cách làm thế nào, tại sao lại ra kết quả như vậy… Xong, bạn hãy tự mình giải lại từ đầu chí cuối theo những gì mình hiểu. Tuyệt đối không sao y bản chính 100% à nha vì thứ nhất nó không phải là kiến thức của bạn. Thứ hai thầy cô sẽ dễ dàng nhận ra vì cách trình bày của sách khá vắn tắt. Trước khi cầu cứu sách giải, bạn hãy “vắt óc” ra hết cỡ trước đã. Sách giải chỉ là “cứu cánh” sau cùng thôi.
@ Môn Xã hội:
Đa số sách giải môn xã hội đều là văn mẫu. Đặc biệt với môn văn, bạn có thể tham khảo ngay sau khi đọc và phân tích đề bài. Nghệ thuật là ở chỗ bạn biết chọn ra những ý tiểu biểu, hay, lạ nhưng phù hợp để đưa vào bài. Nên chép những ý ấy vào một cuốn sổ tay riêng của mình. Lâu lâu lấy ra đọc lại. Cố gắng tìm thêm càng nhiều dẫn chứng liên quan đến bài càng tốt. Sau đó sắp xếp tất cả những ý trên thành dàn bài để tránh tình trạng thiếu ý khi triển khai. Ngoài ra, bạn nên đọc thêm những bài mẫu cùng chủ đề vì biết đâu bạn có thể phát hiện ra điều gì hay ho thì sao? Đọc văn mẫu lấy ý, Ok thôi. Nhưng nếu bạn bê y xì vào bài làm của mình là bạn đã phạm luật chơi rồi. Không chừng còn bị giáo viên rút “thẻ đỏ” dính kèm con zêro nữa đấy!
Thật ra, việc xem sách giải không hoàn toàn sai như quan điểm của một số người vì khi xuất bản loại sách này, họ cũng tính đến những ưu điểm của nó. Có sai chăng là do cách xem của tụi mình đã quá ỷ lại vào nó. Vậy thì giờ bạn cũng biết cách xem sách giải thế nào cho hiệu quả rồi, phải không?
QUỲNH ANH