28 tháng 2, 2011

Thuyết minh" Đại cáo bình Ngô"

NGUYỄN THUỲ DƯƠNG  LỚP 10A8

Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi 

BÀI LÀM: 
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm của Nguyễn Trãi , một anh hùng dân tộc, một con người có nhân cách lớn, nhà tư tưởng vĩ đại được suy tôn là danh nhân vha8n hóa của nhân loại. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, luôn được nhiều thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. 

"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428 nhằm tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, kể về quá trình kháng chiến gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tài trí thao lược của quân ta. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại “cáo”- một thể loại văn chính luận tiêu biểu của văn học Trung đại VN. Nhan đề tác phẩm có‎ ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô(chỉ giặc Minh xâm lược).Bài cáo gồm bốn phần. 

Phần đầu tiên, tác giả nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến .Tác giả đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để nhân dân có cuộc sống yên bình, ấm no, là để diệt trừ thế lực tham tàn,bạo ngược và đó là việc làm nhân nghĩa…
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” 
Sau đó, NT còn khẳng định,nước ta còn là 1 nước độc lập,có chủ quyền,lãnh thổ,phong tục và triều đại riêng:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
Bằng những lý lẽ chặt chẽ,cho thấy tg đã khẳng định nghĩa quân LS chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa,hợp với lòng dân,hợp với quy luật, đó là chính nghĩa,việc làm đó xuất phát từ tư tưởng yêu nước, thương dân .
Phần thứ hai của bài cáo, tác giả đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Nhắc đến g.Minh chúng ta không thể quên được 1 số câu chất chứa lòng căm phẫn:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

“Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”.
Tg đã liệt kê ra 1 loạt tội ác của g.Minh,chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta, mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má phu phen nặng nề,vơ vét sản vật quý hiếm,diệt sản xuất,sự sống,tàn sát dã man…. Dân ta phải lâm vào cảnh khốn cùng.Từ đó,tg đã kết tội giặc Minh 
“Độc ác thay,trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay,nước Đông hải không rửa sạch mùi”
Hơn thế nữa,tg còn bày tỏ thái độ phẫn uất trước những tội ác đó…
“Lẽ nào trời đất dung tha, 
Ai bảo thần nhân chịu được?”
Bằng cách lập luận chặt chẽ,lời văn đanh thép và những hình ảnh rất thực có tính khái quát cao,giọng văn linh hoạt.Có thể nói, đoạn 2 này là 1 bảng cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của g.Minh. Đó chính là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Tiếp đó,ta không thể không tự hào trước quá trình chiến đấu gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa qua đoạn 3. Đầu tiên,tg đã kể về buổi đầu khởi nghĩa,quân ta đã gặp rất nhiều khó khăn:
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.”
Hay trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém,có khi lương thực cạn kiệt,quân ta hiếm hoi nhân tài...
“Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.”
Thế nhưng,nhờ tài lãnh đạo của LL,nghĩa quân LS đã đoàn kết 1 lòng,vượt qua khó khăn,tạo được sức mạnh. Đó là người lãnh đạo có quyết tâm cao độ,có chiến lược,chiến thuật phù hợp, đề cao sức mạnh của sự đoàn kết, chú trọng mưu cơ hơn binh lược.
“Thế trận xuất kì,lấy yếu chống mạnh;
Dùng quân mai phục,lấy ít địch nhiều…”
Như vậy,người đọc đã cảm nhận được hình tượng LL đó là 1 người có xuất thân dân dã,nhưng có lòng yêu nước sâu sắc,hết lòng lo lắng tận tâm,suy tính đại sự và đã tìm ra cách chiến thắng g.Minh,tập hợp được sức mạnh của nd để làm nên chiến thắng.Có thể nói, đoạn này đã khắc họa được hình tượng người anh húng áo vải 1 cách sinh động,toàn diện.
Sau đó,tg đã kể về những chiến thắng oanh liệt của dân ta qua 3 trận đánh...
Thứ nhất,là trận Bồ Đằng_Trà Lân:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân,trúc chẻ tro bay.”
Thứ hai, là trận Ninh Kiều_Tốt Động:
“Ninh Kiều máu chảy thành sông,tanh trôi vạn dặm;
Tốt Động thay chất đầy nội,nhơ để ngàn năm.”
Cuối cùng là trận Chi Lăng_Mã An cho đến Xương Giang:
“Ngày 18,trận Chi Lăng,Liễu Thăng thất thế,
Ngày 20,trận Mã An,Liễu Thăng cụt đầu,”
Trong 1 loạt câu văn biền ngãu đó, đã thể hiện khí thế khí thế quân ta rõ nhất qua câu:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước,nước sông phải cạn.”
Tuy nhiên,ta vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo với kẻ thù. Đó là tư tưởng nhân nghĩa đã mang 1 tầm cao mới:
“Tướng giặc bị cầm tù,như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;
Thần Vũ chẳng giết hại,thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.”
Thông qua lối viết liệt kê,hình tượng phong phú đa dạng,dùng nhiều động từ mạnh,các tính từ chỉ mức độ tối đa,lối viết thậm xưng,nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ,mang đậm chất anh hùng ca.Trong phần kể về quá trình kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn , tác giả đã dùng lối viết tương phản về lực lượng của ta và địch.Quá đó, tg đã bày tỏ được niềm tự hào của hãnh diện về những chiến thắng của quân ta và nêu bật sự thất bại thảm hại của quân thù.
Cuối cùng,tg đã tuyên bố chiến thắng và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của quân ta đã hoàn toàn thắng lợi.Đến đây,giọng văn của NT đã nhẹ nhàng hơn,khoan thai .Tg đã tuyên bố nền hoà bình của dt ta đã được lập lại, đồng thời cũng rút ra được bài học ls &thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
“Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.”

“Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay”
Với nghệ thuật chính luận tài tình,cảm hứng trữ tình sâu sắc ĐCBN có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dt ta.Hơn thế nữa, “ĐCBN”-NT là bản anh hùng ca,ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước,tinh thần độc lập nhân nghĩa tự cường,nêu bật sức mạnh của dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi lăng phi nghĩa của g.Minh,mở ra 1 kỷ nguyên mới của độc lập tự do,hoà bình cho ls dt.

Sau khi đọc xong bài cáo,ta thấy rõ “ĐCBN” không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của NT mà ta còn hiểu nhận thực rõ chính lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thành công, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Chính ví thế bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập t2 của dt ta, thể hiện được khát vọng độc lập tự chủ và yêu chuộng hoà bình của toàn dân ta.

22 tháng 2, 2011

Viết bằng tay - Tăng trí nhớ

Các chuyên gia thuộc Đại học Stavanger (Na Uy) nhận thấy, quá trình đặt bút lên giấy và đọc một cuốn sách có vẻ khắc sâu kiến thức vào bộ não tốt hơn việc sử dụng bàn phím và màn hình máy tính.
Theo kết quả được công bố trên tờ Advances in Haptics, quá trình viết bằng tay cần nhiều nỗ lực thần kinh hơn, giúp chúng ta ghi nhận và khắc sâu ký ức hơn so với gõ trên bàn phím.
Giáo sư Anne Mangen cho biết, nghiên cứu đã cho thấy các phần não khác nhau được kích thích bằng việc đọc và viết. Do viết bằng tay mất nhiều thời gian hơn gõ bàn phím, nên phần thái dương của bộ não liên quan đến ngôn ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Nhóm nghiên cứu do GS. Mangen chủ trì đã tiến hành thử nghiệm trên hai nhóm người trưởng thành, trong đó những người tham gia được giao nhiệm vụ học một bảng chữ cái chưa được biết đến trước đó, có khoảng 20 chữ. Một nhóm học bằng cách viết tay, trong khi nhóm còn lại sử dụng bàn phím.
6 tuần sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm học bảng chữ cái bằng cách viết tay có biểu hiện tốt hơn trong các thử nghiệm về khả năng nhớ.
----------
Theo Sức khỏe đời sống

Tham khảo: Một số bài giảng văn

Chuyên đề giảng dạy

Chuyên đề giảng dạy môn Ngữ Văn của Trần Hà Nam
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
  1. Tóm tắt bài giảng “Viếng lăng Bác”
  2. VỢ NHẶT (Kim Lân) – tiếp theo
  3. Cảm nhận SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M.Sôlôkhôp)
  4. Cảm nhận: En-xa ngồi trước gương” (L.Agaron)
  5. Chiếc thuyền ngoài xa – con người trần trụi đời thường:
  6. Bình thơ : TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC của Hàn Mặc Tử
  7. Thư mục văn học THPT
  8. Bình giảng: NÚI ĐÔI (Vũ Cao)
  9. Suy ngẫm từ “Gửi em – cô thanh niên xung phong” (Phạm Tiến Duật)
  10. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…
  11. Cảm nhận “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải)
  12. Vợ nhặt của Kim Lân
  13. Vĩnh biệt nhà văn Kim Lân
  14. Kỷ niệm Thâm Tâm
  15. Vua và em
  16. Vài cảm nhận về “Một con người ra đời” (M.Gorki)
  17. Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử
  18. Bình thơ: CHUỖI CƯỜM THI CA
  19. Đọc Hàn Mặc Tử
  20. Bình thơ: HẠT BUỒN RƠI (Đặng Quốc Khánh)
  21. Hành trình đến cùng Hàn Mặc Tử
  22. Bình thơ: KHÚC TỪ BIỆT của Nguyễn Sĩ Đại
  23. Khơi nguồn Thạch Lam
  24. Tản mạn thôn Vỹ
  25. Thời gian
  26. Cảm nhận MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà)
  27. Cảm nhận đoạn trích “Hai cây phong”
  28. Cảm nhận đoạn trích TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
  29. Cảm nhận TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
  30. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUÔI CÙNG (bài học sinh)
  31. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
  32. Cảm nhận CÔ BÉ BÁN DIÊM
  33. CHIA SẺ hay CHIA XẺ?
  34. Phân tích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên
  35. Tản mạn cùng RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành
  36. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng (2)
  37. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng(1)
  38. Đến với bài thơ hay
  39. Bình thơ: Tây Tiến – Quang Dũng
  40. Bình giảng: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
  41. Để viết một bài luận hiện nay
  42. Bình thơ: Giọt lệ nàng Vân – Đặng Quốc Khánh
  43. Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du – Tố Hữu
  44. Bình giảng: Nỗi lòng Nguyễn Trãi
  45. Hình tượng cô Tấm
  46. Cảm nhận: Vẻ đẹp Đam Săn
  47. Tiếng cười trong truyện dân gian
  48. Tiếng cười trong ca dao
  49. Bình NHỮNG GIỌT LỆ (Hàn Mặc Tử)
  50. Cảm nhận truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy”
  51. Bình thơ: Sóng – Xuân Quỳnh
  52. Bút ký: Quy Nhơn – những con đường
  53. Bút ký: Hoài niệm Hương Sơn
  54. Tình nghĩa trong ca dao
  55. Giá trị nhân văn trong ca dao – dân ca
  56. Phân tích: Mẹ Tơm – Tố Hữu
  57. Hồn thơ lục bát
  58. Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
  59. Văn học và nhà trường
  60. Phân tích: Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du
  61. Bình giảng: Việt Bắc – Tố Hữu
  62. Bình giảng ca dao 2
  63. Bài bình ca dao
  64. Bình thơ: Tương tư, chiều – Xuân Diệu
  65. Phân tích: Chí Phèo – Nam Cao
  66. Lên Qui Hoà nhớ Hàn Mặc Tử (thơ)
  67. Bình thơ: Chuỗi cười – Hàn Mặc Tử
  68. Đọc thơ Khổng Vĩnh Nguyên
  69. Cảm nhận: Lão Hạc – Nam Cao
  70. Cảm nhận: Đời thừa – Nam Cao
  71. Cảm nhận: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
  72. Cảm nhận: Hai đứa trẻ- Thạch Lam
  73. Cảm nhận: NHỮNG CHÂN DUNG BIẾM HOẠ
  74. Bình thơ : Đàn Ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
  75. Cảm nhận: Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
  76. Cảm nhận: Thơ Phan Bội Châu
  77. Bình thơ: Tống biệt hành (Thâm Tâm)
  78. Bình thơ: Biển (Xuân Diệu)