12 tháng 10, 2012

Tiên Lễ - Hậu Văn


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ và tên: Thân Trọng Tuấn Minh
Số thứ tự: 24
Lớp: 10A1
Đề: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm học tập “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Bài Làm
Mỗi con người chúng ta muốn trở nên thành đạt, muốn làm một công dân tốt đi xây dựng đất nước thì ta phải có một nền tảng kiến thức, nhưng trước khi tiếp thu những tinh hoa đó thì điều đầu tiên ta cần chính là một tư chất tốt. Và để có được tư chất đó, chúng ta cần phải tự rèn luyện đạo đức của bản thân và đó cũng chính là bài học ông cha đã để lại cho chúng ta “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Câu tục ngữ là một bài học đạo lí làm người mà người xưa muốn giáo dục chúng ta. “Tiên” là ưu tiên, điều quan trọng nhất. “Lễ” ở đây là lễ nghĩa, là những phép tắc, quy định, những bài học đạo đức chuẩn mực trong việc đối nhân xử thế. “Hậu” là sau cùng, điều ít quan trọng hơn. Còn “Văn” là những bài học kiến thức, kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được nhờ sách vở, thầy cô, bạn bè. Từ đó, điều mà ông cha ta muốn truyền đạt chính là con người phải biết rèn luyện tư cách đạo đức trước khi rèn luyện kiến thức, kĩ năng sống.
Quả thật vậy, con người có tài mà không có đức thì chỉ là kẻ vô dụng, là mối nguy cho xã, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển, làm xã hội suy tàn. Những con người như thế dễ bị những thứ vật chất tầm thường lôi kéo như tiền bạc của cải. Như Nguyễn Du đã từng nói: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Cũng như trong học tập, dù có học giỏi tới đâu mà không có đạo đức chuẩn mực của một người học sinh thì cũng sẽ chẳng nhận được sự yêu mến, quý trọng của thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, nếu chỉ có đức mà không có tài thì con đường học tập khó khăn, đường thành công gian nan, khó thực hiện nhưng họ vẫn được bạn bè, thầy cô quý mến, tôn trọng, giúp đỡ. Nếu họ cần cù chăm chỉ, rèn luyện, cố gắng học tập thì họ cũng có thể thành công. Kể cả ngoài đời, những người có đức mà không có tài vẫn có thể giúp đỡ mọi người, cần cù lao động thì họ vẫn có thể giúp xây dựng đất nước, nhận lại được tình cảm yêu thương của mọi người. Và thật đáng quí biết bao khi một con người ta vừa có đức vừa có tài, bởi những con người đó sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ đất nước. Những học sinh như thế cũng sẽ là những tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo, những học sinh đó sẽ luôn nhận được sự tôn trọng, quý mến từ mọi người. Do đó, tài là đức là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và luôn song hành với nhau đối với một con người vẹn toàn.
Thế nhưng, học sinh bây giờ lại quan trọng tài hơn đức, họ chú tâm tới việc kiếm điểm cao bằng mọi cách kể cả việc gian lận, lừa thầy dối bạn, vi phạm đạo đức của người học sinh. Và chính những hành động đó từ thuở cắp sách đến trường mà nó trở thành một thói quen, làm họ ra đời mà vẫn giữ quan điểm quan trọng tài hơn đức và quên đi nhân phẩm của mình, họ lợi dụng trí óc, kiến thức của mình để hại người khác, làm giàu cho bản thân. Nhưng cũng thật đáng phê phán những kẻ có đức mà không có tài không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống để thể hiện bản thân, khẳng định chính mình. Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là lời cảnh tỉnh cho những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chỉ biết quý trọng đến chữ “tài” mà bỏ đi chữ “đức” đáng giá gấp ngàn lần chữ tài kia và thật đáng khen cho những người vừa có tài, vừa có đức, họ sẽ là tương lai của đất nước, của xã hội.
Từ câu tục ngữ, học sinh chúng ta nên biết tự rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải rèn luyện cả đạo đức và tích lũy kiến thức để trở thành con người tài đức vẹn toàn. Và mỗi người chúng ta khi làm bất kì một việc gì đó, chúng ta nên đặt đức lên trên hết để không làm những việc trái với lương tâm, trái với pháp luật.

Tai nạn giao thông


Đề 8: Suy nghĩ của anh chị về việc thực hiện ATGT
Bài Làm
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn đang được xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “ An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở , cũng như là lời cánh báo với những người đang tham gia giao thông. Vì vậy chúng ta cần phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện an toàn giao thông.
Vậy tai nạn giao thông nghĩa là gì? Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông. Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xã hội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khi đi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn có các loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không...Phần lớn những người mắc lỗi trong việc thực hiện giao thông thường là học sinh và sinh viên. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ….Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường, đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... Ngoài ra chính chúng ta cũng là những người vi phạm luật giao thông . Khi lưu thông bằng xe máy, xe đạp hay xe đạp điện chúng ta cần phải chấp hành đúng luật giao thông nếu không tuân theo thì chúng ta sẽ bị phạt tiền theo đúng quy định . Vậy làm sao để chúng ta giữ gìn được nếp sống an toàn giao thông? chúng ta cần phải chấp hành đúng quy định , phải biết cẩn thận hơn khi lưu thông trên đường, không chạy quá tốc độ… có như vậy tai nạn giao thông sẽ ngày một được giảm đi. “ Tai nạn giao thông đã trở thành một đại dịch của nhân loại” thế nên xã hội cần có những biện pháp hữu dụng để ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của nó. Học sinh và sinh viên phải luôn phấn đấu học hỏi tìm hiểu kiến thức về Luật Giao Thông để góp phần bảo vệ tài sản chung của gia đình và xã hội.
An toàn giao thông là vấn đề thường gặp ở thế giới hiện nay, chúng ta cần phải chấp hành đúng thì những tệ nạn do chúng ta gây ra sẽ ngày một giảm đi thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn . Chúng ta là những thành phần để có thể tạo nên nếp sống và một nền văn minh hoàn thiện đi cùng với sự hoàn hảo của việc giữ gìn an toàn giao thông cho thế giới.

Họ và tên : Mã Vĩnh Xuân Đào
Lớp: 10A1
Stt : 09  

Làm gì cho ngôi nhà thứ 2?


Đề:Suy nghĩ của anh,chị trong việc giữ gìn môi trường học đường xanh,sạch,đẹp.
Bài làm
Xã hội ngày càng phát triển hơn, hiện đại hơn.Môi trường học cũng ngày được đổi mới, các thiết bị tin học được đưa vào giúp việc học tập ngày càng sinh động hơn.Nhưng như thế là chưa đủ, mái trường phải xanh, sạch,đẹp thì kết quả học tập mới đạt kết quả tốt.Vì vậy nên chúng ta cần xây dựng một môi trường học tập trong lành để ngôi nhà thứ hai này đem lại cho ta những kết quả tốt nhất.
Đầu tiên ta nên biết môi trường là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại , phát triển của con người và thiên nhiên.
Như vậy, môi trường rất quan trọng đối với mỗi người nói riêng và cả thế giới nói chung.Môi trường xanh, sạch, đẹp còn quan trọng hơn.Nếu ta sống trong môi trường trong lành,ta sẽ thấy khỏe hơn, đầy sức sống. Vì thế, nếu ta học trong một môi trường sạch sẽ thì việc học của chúng ta ngày càng tốt hơn,kết quả học tập càng cao.
Nhưng nếu không có môi trường trong lành ta sẽ không thấy thoải mái, cảm thấy mệt mỏi.Nhiều khi dẫn đến việc chán học,bỏ học và ảnh hưởng xấu tới việc học.Tuy vậy , ta cần phải biết cách giữ gìn và bảo vệ.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để có môi trường xanh, sạch,đẹp?Trước hết, chúng ta phải tích cực trồng cây xanh trong trường,cùng nhau chăm sóc,bảo vệ hàng cây quanh sân trường.Cây xanh cần phải được bảo vệ, chăm sóc, không nên hái hay bẻ cành.Mái trường của chúng ta sẽ ngày càng xanh hơn nếu tất cả chúng ta đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.Nhưng như vậy đã đủ chưa, chỉ xanh mà không sạch thì vẫn chưa được.Để có bầu không khí trong sạch, ta phải giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.Muốn được như vậy, ta cần giữ gìn vệ sinh chung như không xả rác bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ lớp học.Sân trường không có rác, không bụi bẩn thì đó là một môi trường trong lành.Tuy vậy xanh, sạch chưa đủ, ngôi trường của chúng ta còn phải đẹp. Bởi đây là nơi chúng ta được học cái hay, cái đẹp, được học những điều tốt, lẽ phải. Để trường đẹp,chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Nhưng những hành động đó là gi?đó là không nói tục, chửi thề,không có những hành vi vô lễ với thầy cô,mất lịch sự với bạn bè.Đẹp từ cá nhân ra cộng đồng, làm cho ngôi nhà thứ hai này mãi xinh tươi, cho ta thêm động lực học.
Cuối cùng, ta hãy cố gắng bảo vệ môi trường để cuộc sống ngày càng tốt hơn, đẹp hơn.Hãy làm đúng theo câu nói của Bác Hồ:"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"
----------
Ngọc Châu -10A1

Kiến thức và quá trình tự học


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
ÀBÀI VIẾT SỐ 1
Tên: Đỗ Thanh Sơn
Lớp: 10A1
STT:33
Đề : Suy nghĩ của anh(chị) về vai trò của bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức
Bài làm
Người xưa có câu:”Bất học bất tri lý”. Quả đúng như vậy, việc tiếp thu kiến thu kiến thức vô cùng quan trọng đối với mỗi người và xã hội ngày nay. Khi khoa hoc thế giới ngày càng phát triển vượt bậc thì bản thân mỗi chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp thu kiến thức để xây dựng quê hương,đất nước mình ngày càng phát triển.
“Tiếp thu” là một quá trình học tập những tinh túy của sách vở, thầy cô,học hỏi từ bạn bè và thế giới xung quanh.” Kiến thức” là sự hiếu biết về mốt vấn đề, hiện tượng nào đó qua một quá trình nghiên cứu,tìm hiểu và học tập.Tóm lại,”tiếp thu kiến thức” là việc học hỏi những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống để phát triển nó ngày càng tốt hơn.
Vì sao mỗi người chúng ta luôn phải tiếp thu những kiến thức mới trong xã hội? Đó là vì nếu chúng ta không chịu học tập.tiếp thuc cái mới,luôn sống và làm việc theo những phương pháp cũ thì ta sẽ bị lạc hậu, trở thành người vô ích cho xã hội. Những người biết phấn đấu học tập,rèn luyện,tiếp thu cái mới sẽ thành công trong công việc và là một người công dân có ích cho xã hội, đất nước.Vì thế,con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển tri thức thế giới ngày càng phong phú và đa dạng. Mục đích của việc tiếp thu là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật bằng mọi hình thức khác nhau.
Từ xưa đến nay,dân tộc ta đã có biết bao anh tài,ra sức học tập và tiếp thu tinh hoa thế giới để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.Điển hình chính là Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người cha già kính yêu của dân tộc. Người đã không ngại gian lao và khổ cực, bôn ba thế giới hơn ba mưới năm ,tiếp thu tinh hoa của hàng loạt các cường quốc để tìm ra con đường cứu nước,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc thực dân và soi sáng cho tương lai của Việt Nam.Việc làm đáng quý đó của Bác đã giúp ta có được cuộc sống ngày hôm nay,đất nước Việt Nam giành được độc lập.Không chỉ thế,trên thế giới còn biết bao tấm gương sang về việc tiếp thu và tìm ra nhiều điều bí ẩn trên trái đất này. Nhà toán học Ac-si-méc ra sức nghiên cứu tìm tòi ra được câu trả lời cho việc vì sao vật có thể nổi trên mặt nước,còn Niu-tơn thì đã ra được định luật vạn vật hấp dẫn,giúp cho con người biết được tác dụng của lực hut trái đất.
Bên cạnh những tấm gương sáng ấy cũng có nhiều người chỉ biết ăn chơi lêu long, không lo học hành và chấp nhận lạc hậu. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển như thế này, những con người lạc hậu đó nếu không chịu ra sức tiếp thu kiến thức thì sẽ khó tồn tại trên thế giới này và dễ dàng sa vào cạm bẫy của những xấu,những tên trùm lừa đảo,buôn lậu mà làm hại cho mọi người xung quanh…dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp thu kiến thức, em sẽ ra sức học tập và tiếp thu khoa học kỹ thuật trên thế giới để không phải thành người lạc hậu và trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả. Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Lê-nin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới. 

Học lực và Hạnh kiểm trong trường THPT


Tên: Nguyễn Diệu Hiền (11) Lớp:10A1
Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa kết quả học tập và việc rèn luyện hạnh kiểm trong nhà trường phổ thông
Bài làm
Trong nhà trường phổ thông, kết quả học tập và việc rèn luyện hạnh kiểm là hai điều vô cùng khác biệt cả về ý nghĩa và trong hành động thực tế. Tuy nhiên chúng luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Vậy mối liên hệ đó là gì, có đem đến cho học sinh những điều bổ ích được hay không?
Xét định nghĩa, kết quả học tập chính là những kiến thức đã gặt hái được sau quá trình tiếp thu và tích lũy từ thầy cô, bạn bè và môi trường xung quanh. Còn rèn luyện hạnh kiểm là một quá trình bồi dưỡng thái độ chấp hành những nội quy chung của cộng đồng nhà trường và lớp học, về lối ứng xử, giao tiếp với bậc thầy cô, với bạn đồng lứa. Từ đây, dù có sự khác biệt nhưng cả hai lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết.
Thật vậy, bởi nếu kết quả học tập tốt thì việc rèn luyện hạnh kiểm cũng trở nên khả quan và mang lại những kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Ngược lại cũng vậy. Ví như với nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc Thời cổ đại Khổng Tử. Chính sự đề cao những mối quan hệ xã hội, sự kỉ luật trong cộng đồng và quy luật tự nhiên giữa con người và tôn giáo, ông đã cho ra nhiều bài giảng đạo lí, trong đó có Ngũ kinh được xem là tập trung tất cả những quan điểm triết học cốt yếu của loài người cả xưa và nay. Từ những bài học trên, nếu học sinh tiếp thu tốt vốn kiến thức này, các bạn vừa có thể đạt được kết quả học tốt vừa tăng thêm cơ hội rèn luyện kỉ luật với cộng đồng, cách ứng xử với bậc bề trên hoặc đồng trang lứa…Qua đây, mối quan hệ giữa kết quả học tập và rèn luyện hạnh kiểm ngày càng gần hơn.
Ngoài ra, nếu vừa đạt được những kết quả học tập tốt vừa có sự rèn luyện hạnh kiểm đúng đắn với yêu cầu nhà trường, các bạn học sinh sẽ luôn nắm được những kĩ năng sống, điều mật thiết trên đường đời để trở thành các phần tử có ích của nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. Nhưng bên cạnh đó có một số học sinh tuy vẫn còn ngồi ghế nhà trường nhưng ngày càng tạo ra khoảng cách giữa học tập và hạnh kiểm. Họ dù là các học sinh ưu tú về học tập mà lại hoàn toàn bỏ quên đi lối rèn luyện hạnh kiểm bản thân. Từ đấy mà nảy sinh ra nhiều thói vô kỉ luật, thiếu đạo đức, rất đáng trách.
Vì vậy, để mang đến lợi ích chung của nhà trường, nền giáo dục của đất nước và cả xã hội, học sinh chúng ta cần phải vừa kết hợp giữa học và lối ứng xử lễ phép với thầy cô, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường một cách kỉ luật…Từ đấy ta đã tạo ra mối quan hệ giữa kết quả học tập và sự rèn luyện hạnh kiểm của bản thân.

Thầy và Kiến thức


Họ và tên: Nguyễn Thành Long
Lớp: 10A1
STT: 21
Đề 6: Suy nghĩ của anh chị về vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong nhà trường.
Bài làm

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Đã từ lâu, vai trò của người thầy trong xã hội vô cùng quan trọng. Ông cha ta cũng để lại nhiều lời giáo huấn bổ ích cho lớp trẻ chúng ta ngày nay. Qua câu nói trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của thầy cô trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật cho chúng ta. Thầy không chỉ dạy văn, dạy toán hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng như sử, địa, sinh,lí,hóa … Thậm chí những môn như nhạc hay thể dục chúng ta cũng cần phải có thầy. Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Thầy giáo trước tiên phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi gương theo. Một người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lí, biết dung trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: “Nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quí nhất.”

Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là thầy cô giáo. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.

Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thầy giáo luôn là người uy nghiêm và có những khuôn mẫu phẩm chất tuyệt vời. Người thầy với kiến thức bao la và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người “gõ đầu trẻ”. Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người. Nhưng ngày hôm nay, thầy giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn. Thầy không dùng roi, không dùng vỏ mít bắt trò quỳ. Thầy chỉ cần nói nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trò sẽ ngoan. Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người. Có được một người thầy tốt là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai. Bởi “không thầy đố mày làm nên”. Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng làm được. Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Những buổi dãi nắng dầm mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc. Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy là dạy bằng tình yêu thương, dạy bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm. Những khi thầy đánh, la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ. Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và kiên quyết, thì lòng thầy cũng xót xa lắm thôi!

Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa. Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta từ khi ngồi trên ghế nhà trường là phải cố gắng học thật tốt, lắng nghe lời thầy cô, làm bài và học bài đầy đủ trước khi tới lớp. Để đạt được những kết quả học tập như mong đợi. Bởi có như thế chúng ta mới có thể bước được trên con đường thành công.

Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính. Họ có thể không nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi. Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi khắc và yêu thương.





An toàn giao thông 2012


Họ tên: Nguyễn Tuấn Khôi
Lớp: 10A1
Số thứ tự: 18

Bài viết số 1
Đề bài: Suy nghĩ và hành động của anh chị trong việc thực hiện an toàn giao thông.
Bài làm
An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. “Giảm tai nạn và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi con người chúng ta”. Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong dịp đầu năm mới làm dấy lên hồi chuông báo động về việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông trên đường của mọi người.

Từ xưa đến nay, việc lưu thông trên đường dường như đã là một thói quen ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nhưng dường như vẫn còn nhiều người chưa hiểu được việc thực hiện an toàn giao thông là như thế nào. Đơn giản thôi. Thực hiện an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.

Việc thực hiện an toàn giao thông không phải là chuyện quá khó khăn, bất kì người nào tham gia giao thông cũng có thể thực hiện được. Nhưng với việc tai nạn giao thông trung bình cướp đi sinh mạng của 30 người trong một ngày và làm bị thương hơn hàng chục người thì việc thực hiện an toàn giao thông trở thành một trong những vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. Tổn thất này đã trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, người thân và xã hội Việt Nam, gây ra mất mát về người và của, làm cho con bỗng nhiên không cha, không mẹ, gia đình thì mất đi một niềm vui, mất đi một chỗ dựa tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình. Không những thế, tai nạn giao thông còn làm thay đổi gia cảnh sống, đẩy một gia đình khá giả xuống bờ vực của sự nghèo khó, đang rất cần được sự giúp đỡ. Từ nhiều năm nay, dù chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông nhưng hiện tượng trên vẫn không thuyên giảm mà còn tăng lên một cách đáng sợ.

Với sự thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, tai nạn giao thông bây giờ đã trở thành một mối đe dọa đối với chúng ta. Tại sao hàng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng sao con số người bị tai nạn vẫn không thuyên giảm? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này , vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả? Có rất nhiều lý do để bàn cãi. Lý do mà chúng ta thường hay gặp nhất đó là sự thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mọi người. Ý thức lưu thông xe của người dân chưa cao đôi khi tự mình gây khó cho mình. Họ chấp nhận lách luật, vi phạm luật giao thông vì mục đích của chính mình. Bằng chứng là khi đang kẹt xe nhưng người ta cứ vô tư lấn đường xe hơi và lấn qua phần đường ngược chiều. Khi lấn đường như thế đã làm kẹt xe hàng loạt phía sau và phía đối diện và cả hai chiều cùng kẹt thì không ai thoát ra được. Hay việc các công ty vì muốn tăng doanh thu nên những chiếc xe tải tỉ trọng lớn của công ty họ ban ngày vẫn lưu thông trên đường với tốc độ rất nhanh trên đường cho dù chúng chỉ được lưu thông vào ban đêm. Hay điển hình là ở trong giới học sinh chúng ta hiện nay, vì muốn thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình là một người lớn, một người có phong cách mà bất chấp cả tính mạng của mình và mọi người, đánh võng, đua xe, vượt tốc độ, lạng lách,……..làm náo loạn cả đường phố. Nhưng các bạn ấy không biết rằng sự mạo hiểm ấy không phải là một cách để chứng tỏ mình mà đó là một hành động hết sức ngu ngốc. Các bạn ấy không biết rằng sự hạnh phúc, hăng hái sau chiến thắng là những sự đau đớn, buồn bã, tức giận của những con người, những gia đình có thân nhân của mình bị tai nạn do chính các bạn ấy gây ra. Sự căm hận của họ có thể đi theo, dằn vặt, ảm ảnh các bạn ấy trong suốt cả cuộc đời của chính bạn.

Có những người luôn chấp hành luật giao thông một cách chuẩn mực nhất nhưng họ vẫn bị tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Đó chính là do trên đường xuất hiện nhiều lô cốt, công trường làm cản trở giao thông, gây ra kẹt xe. Do sự không thống nhất giữa các cơ quan như: Cấp nước, điện thoại…cũng là một cản trở giao thông vì cùng một con đường nhưng hôm nay bên này đào lên lắp cáp ngầm, mai bên cấp nước đào lắp ống nước, hôm kia tới bên làm cống đào…thì làm sao chỗ cho xe lưu thông. Không những vậy, hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông còn là do sự đông dân ở Việt Nam ta dẫn đến mật độ lưu thông trên đường tăng cao. Và còn một lý do nữa là việc gần đây xuất hiện thêm việc một số người đánh tráo một số bộ phận của những chiếc xe trong bãi giữ. Khi đi những chiếc xe bị thiếu thắng xe thì coi như tính mạng của chúng ta đang được đặt trong tình trạng rất nguy hiểm, và sau lưng họ, thần chết luôn sẵn sàng nắm lấy tay ta đưa đến một xứ sở chỉ toàn đau thương và nước mắt. Việc kiểm soát thực thi luật giao thông của các ngành kiểm tra giao thông chưa thật nghiêm chỉnh cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Có thể nêu ra nhiều ví dụ về sự kiểm soát thiếu nghiêm chỉnh của các ngành kiểm tra giao thông. Ở nước ta, ngoài cảnh sát giao thông còn có thanh tra giao thông. Hai lực lượng này có một nhiệm vụ chung là kiểm soát sự thực thi luật giao thông. Lực lượng thì nhiều nhưng như trên đã nêu thì sự coi thường luật giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Sự coi thường luật giao thông đã trở thành thói quen mà ít bị phạt. Vì thế, người tham gia giao thông trở nên coi thường luật giao thông ở nước ta. Tại các nước tiên tiến, người dân rất tôn trọng luật giao thông dù trên đường hầu như không thấy bóng của cảnh sát giao thông, do đó xe ôtô nhiều nhưng tai nạn rất ít. Còn ở nước ta, dù cảnh sát đứng đầy cả đường nhưng một số người vẫn xem như không và vi phạm giao thông một cách rõ rệt.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông, chúng ta cần phải có những thay đổi. Trong môi trường học đường, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên và cha mẹ học sinh tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong toàn trường làm cơ sở để từng bước hình thành “văn hóa giao thông” trong mỗi người khi tham gia giao thông. Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường. Kiên quyết quản lý việc ra vào của học sinh, nhân viên nhà trường trong ngày thật nghiêm túc. Vào giờ tan học kết hợp với nhân viên dân phòng và công an phường điều tiết giao thông, hướng dẫn học sinh giữ trật tự để giao thông trước cổng trường luôn thông thoáng. Nhắc nhở học sinh chưa có phụ huynh đón vào chờ trong sân trường không được nô đùa ngoài đường. Giải quyết tích cực tình trạng kẹt xe trước cổng trường và xử lý triệt để tình trạng vi phạm luật giao thông trong học sinh, sinh viên, học viên. Có biển báo giảm tốc độ ở ngoài đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường, có nơi cho phụ huynh đưa, đón học sinh, có tổ chức, hướng dẫn lưu thông giúp học sinh băng qua đường vài giờ tan học, không để ùn tắc giao thông trước cổng trường. Tuyên truyền vận động sinh viên, học sinh đi lại bằng xe buýt và phối hợp tổ chức xe đưa đón học sinh từ nhà đến trường và ngược lại. Không chỉ tuyên truyền, chúng ta cần phải. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (xếp loại hạnh kiểm yếu trong toàn học kỳ nếu vi phạm luật giao thông). Hạn chế học sinh đi xe phân khối lớn, tất cả những trường hợp đi xe phân khối lớn đều phải có giấy phép lái xe, nếu không có nhà trường mời ngay PHHS đến nhận xe về. Còn đối với việc tham gia lưu thông trên đường, chúng ta cần phải xử thật nghiêm những hành vi cố tình vi phạm luật giao thông. Tuy bây giờ tôi vẫn còn là một cậu học sinh nhưng tôi sẽ chung tay tuyên truyền cho các bạn và người thân của mình phải chấp hành luật giao thông thật tốt.

An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. Hãy cùng nhau chung tay góp phần đưa thế giới đi lên sánh ngang với các cường quốc từ việc chấp hành luật giao thông một cách nghiêm chỉnh. Và tôi tin rằng một ngày nào đó việc thực hiện tốt an toàn giao thông sẽ luôn được bắt gặp ở tất cả mọi người Việt Nam chúng ta!



















































































































































































































































































































































Giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp


Tên : Hồ Sĩ Phú ngày 16 tháng 9 năm 2012
Lớp : 10A1 STT: 29
Đề: suy nghĩ và hành động của anh chị trong việc gìn giữ môi trường học đường xanh, sạch, đẹp
Bài làm
Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả tất cả người. Và đặc biệt quan trọng là trong môi trường học đường của chúng ta.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là không khí, là thức ăn, là sự cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự sống của con người. Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết không thể thiếu được trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người vừa đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Môi trường cũng là một trong những yếu tố khẳng định nền văn minh của đất nước chúng ta nhưng hiện nay, môi trường chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng và chưa được khác phục.
Môi trường hiện nay trong xã hội nói chung và trong học đường nói riêng đều đang chịu sự bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết. Không chỉ ở ngoài đường mà còn thường thấy nhiều ở trong trường học. Đặc biệt là hiện tượng các học sinh ăn đâu vứt đó. Ví dụ cụ thể như các bạn ăn sáng xong liền vức những hộp cơm các góc hoặc các nhóm học sinh nữ thường tụ tập bạn bè lại cùng ăn bánh tráng rồi vức rác tại chỗ mặc kệ mọi người dòm ngó. Trong các học bàn học bạn có thể thấy rất nhiều học sinh để rác đầy nhốc từ ngày này sang ngày khác .Mặc dù đã được nhà trường nhắc nhở và cho viết kiểm điểm nhưng các bạn hiện nay vẫn không ý thức được. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn đã biết ý thức về việc bảo vệ môi trường thật trong lành. Các bạn đã biết bỏ rác vào thùng rác, cùng dọn dẹp sân trường cùng các bác lao công để biết được bảo vệ môi trường học đường xanh, sạch, đẹp là như thế nào . Chúng ta nên học cách bảo vệ môi trường trong học đường và kể cả ngoài xã hội. Làm được như thế chúng ta sẽ luôn được mọi người xem trọng và lấy gương chúng ta noi theo. Là một học sinh ngoan tại sao chúng ta không biết giữ gìn những gì mà đang có? Thật đáng phê bình những kẻ xã rác bừa bãi, những con người vô văn hóa, chỉ luôn biết cái lợi trước mắt mà khong biết tác hại phía sau, chỉ biết cái lợi của bản thân mà không biết nghĩ đến người khác .Hiện nay, có những hoạt động của đoàn cũng rất bổ ích tại sao chúng ta không tham gia. Thay vì dành thời gian cho máy tính chúng ta hay ra ngoài tham gia v ào các hoạt động. Chúng giúp ích cho ta rất nhiều như về mặt giao tiếp, kết bạn, thể dục thể thao khỏe người mà còn bảo vệ môi trường. Như là “chiến dịch mùa hè xanh “,”vì đất xanh, sạch, đẹp chúng ta hãy cùng bảo vệ chúng vì sự sinh tồn của chúng ta”.

Môi trường học đường là nơi ở thứ 2 và là nơi nuôi dạy ta từng ngày, trao cho ta những kiến thức cần thiết trong cuộc sống vì thế chúng ta phải biết bảo vệ nó và khiến cho nó ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. Để được sánh vai cùng các nước Nam Châu như bác Hồ đã căng dặn, chúng ta hãy cùng nhau chung sức bảo vệ môi trường hiện nay để cho đất nước ta được rạng danh.

Học Lễ -Học văn


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ và tên : Lê Thị Ngọc Phương
Lớp : 10A1
Số thứ tự : 31
BÀI VIẾT SỐ 1
Đề 4 : Suy nghĩ của anh chị về quan điểm học tập “ Tiên học lễ , hậu học văn ”.
BÀI LÀM
Học hỏi là việc rất quan trọng, nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhưng một điều quan trọng mà ta cần học trước việc học nữa đó là lễ nghĩa. Trong cuộc sống này, lễ nghĩa rất quan trọng và nó thể hiện qua cách ứng xử giữa người với người. Chính vì vậy nhân dân ta có câu : “Tiên học lễ , hậu học văn”. Chúng ta hãy cùng phân tích câu nói trên.
Vậy “ Tiên học lễ , hậu học văn” là gì? Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải học lễ nghĩa, cách ứng xử, biết kính trên nhường dưới để rèn luyện nên một phẩm chất đạo đức tốt. Sau đó, khi có được nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học chữ tiếp thu kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ, đấy là “hậu học văn”. Ý nghĩa của câu nói là muốn truyền dạy cho thế hệ trẻ chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức trước, rồi đó là nền tảng để ta học tập tốt.
Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và một trong số đó là lễ nghĩa. Điều đó sẽ làm cho con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý trọng. Chúng ta rèn luyện tốt đạo đức thì ta sẽ có ý thức tốt và từ đó chúng ta sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, công việc của chúng ta luôn được hoàn thành, đạt hiệu quả và thành công trong cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa là khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ có suy nghĩ đúng đắn; làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ để không phụ lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô, bè bạn. Chẳng hạn như một con người biết lễ nghĩa thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực với mọi người.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì tuy về mặt học tập họ có thể làm tốt nhưng họ không có mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người và họ sẽ không nhận được sự yêu mến, quý trọng từ mọi người. Từ đó, họ bị cô lập, bị xa lánh trong một tập thể. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ của tập thể, tinh thần không được thoải mái thì công việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Người có tài mà không có đức là những người làm cho xã hội kém phát triển, ví dụ như những người sản xuất ra tiền giả, thuốc giả… – họ rất giỏi nhưng họ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi chung, họ không có đạo đức chỉ góp phần làm hại cho xã hội đang ngày một phát triển. Vậy nên trong cuộc sống này người có tài mà không có đức hay người vừa không có tài vừa không có đức đều làm cho xã hội không phát triển, họ đáng để chúng ta phê phán. Xã hội hiện đại ngày nay càng văn minh và càng phát triển thì con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. Tóm lại, nhân cách không tốt thì kéo theo đó là những hậu quả xấu, những điều không mong muốn nhưng ngược lại nếu họ có nhân cách tốt thì họ sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Qua đây, khi còn nhỏ trẻ con nên được giáo dục kĩ càng từ nhà trường và gia đình, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn với những người trẻ, người đã trưởng thành thì họ cần học tập những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như hoạt động nhóm, tập thể ; giao tiếp xã hội ; nói trước đám đông. Vậy nên con người ta khi còn nhỏ rèn một đạo đức tốt thì việc giáo dục chữ “văn” sẽ dễ dàng hơn và có một thái độ tích cực mới có thể mong đạt được thành công trong mọi việc và cuộc sống.
Tóm lại, lễ nghĩa là truyển thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta nên cần được giữ gìn và phát huy. Dân tộc ta tiếp thu cái hay để giáo dục con người đầy đủ các đức tính :Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Vì vậy nên ông cha ta đã dạy bảo ta qua câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Muốn nói rằng để nên người ta phải học phép tắc đầu tiên rồi sau đó mới học đến chữ nghĩa, văn chương:
Lấy Lễ làm nền tảng cho Văn
Lấy Văn để cũng cố, thúc đẩy cho Lễ.

Tài-Đức














Đề 2: Cảm nhận của anh chị về mối quan hệ giữa tài và đức trong cuộc sống.
Bài làm
Trong xã hội hiện nay, ta thấy thật khó để tìm kiếm một người có ích cho xã hội. Họ phải là một con người có tài đức vẹn toàn, nhưng hầu hết những người có tài thì không có đức và ngược lại.
Vậy "tài và đức" là gì? Tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng , kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Tài được biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
Đức chính là đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách một con người.Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân vì quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cho nhân dân mà chỉ mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở nên vô giá trị.Họ sẽ không trở thành những con người trọn vẹn. Bởi vì họ có thể được nhiều người nể phục nhưng dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người. Và họ không những là con người vô giá trị mà còn là con người có tội.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì cũng không phải là con người trọn vẹn. Có đức tức là có khát vọng hành động, mong muốn cống hiến lợi ích cho mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém cỏi thì những ý định dù tốt đến đâu cũng không trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, con người ta phải lao động rất vất vả mà hiệu quả công việ c lại không cao. Họ có thể được nhiều người kính trọng nhưng không có tài họ thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được những nhiệm vụ được giao phó và khó có kết quả cao trong công việc.
Đức và tài có mối quan hệ gắn bó với nhau. Hai phẩm chất này bổ sung hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ lại: quả bóng càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. Như c Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”. Ngày nay, mỗi chúng ta cần có đủ đạo đức và tài năng. Xã hội có phát triển và tồn tại vững bền, hạnh phúc là tùy thuộc vào nhận thức đúng sai về tài và đức của con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ỷ mình có tài mà làm nhiều chuyện xấu, gây tệ nạn xã hội. Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó giữa tài và đức ngày nay. Tài là kĩ năng nghề nghiệp, là óc sáng tạo, đức là phẩm chất của tốt đẹp của con người luôn phấn đấu vì những lí tưởng cao đẹp. Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.chỉ cần có quyết tâm, phấn đấu, rèn luyện bản thân để trở thành người thật sự có tài và có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Nói tóm lại, giữa “tài” và”đức’ như hai anh em với nhau. Và để trở thành công dân hữu ích, học sinh chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ bây giờ cần phải rèn luyện đạo đức, tính cách, và chúng ta cần phải không ngừng học tập. Như vậy mới có đủ “tài” và “đức” tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước.
Tên: Nghiêm Khắc Đạt
Lớp: 10A1

Thiên nhiên và Cuộc sống


-         Họ và tên: Trần Anh Vũ
-         Lớp: 10A8
Điểm
Lời phê của giáo viên


Bài viết số 1
-         Đề bài: cảm nhận của anh chị về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Bài làm
   Trong cuộc sống ngày nay, con người ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng đòi hỏi cao, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nhưng chúng ta cũng đã làm tác động đến “người bạn” mà trời đất đã ban cho chúng ta- đó chính là “thiên nhiên”. Thiên nhiên rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống và có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người của chúng ta. Vì vậy, em xin trình bày ý kiến của mình về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
 Vậy theo chúng ta hiểu “thiên nhiên” là gì? “Thiên nhiên” là nguồn tài nguyên quý báu của các quốc gia và là mối đe dọa cuộc sống của con người nhung nó cũng tránh được mọi tác hại của tự nhiên làm ảnh hưởng đến chúng ta hay nói một cách khác “thiên nhiên” là một nơi mà con người và động vật đều có thể dựa vào nó mà sống sót. Bởi thế thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta.
Như chúng ta đã biết, thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng nhất đối với chúng ta mà không thể nhắc đến đó chính là không khí để ta có thể hô hấp hằng ngày nhờ vào các cây xanh khi chúng quang hợp sẽ cho ta khí Oxi và chúng lại hấp thụ lại khí CO2 mà ta đã thải ra. Thiên nhiên cũng chính là nguồn tài nguyên cho mỗi quốc gia trong sản xuất, kinh doanh,... và nó cũng là một phần quyết định đến sự phát triển của quốc gia đó trên con đường hội nhập quốc tế. Thiên nhiên cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta, nước Việt Nam ta là một nước nông nghiệp vì thế ta cần phài nhờ vào thời tiết để có thể có một mùa vụ thật tốt để xuất khẩu trong nước và cả quốc tế. nhờ vậy, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan).
Ngoài những mặt lợi trên nhưng chúng ta cũng phải hiểu thiên nhiên cũng là “người bạn thật tàn bạo”. Thiên nhiên nào gây ra sóng thần, động đất, núi lửa, lốc xoáy,… đã làm cho con người ta cũng trải qua bao nhiêu là mất mát, đau thương trong đời sống tinh thần mà điển hình gần đây nhất chính là cơn sóng thần đã đánh vào Nhật Bản đã gây bao nhiêu đau thương, mất mát cho người dân Nhật Bản và làm cho nhà máy hạt nhân Fukushima loan ra chất phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.
Ngày nay, nhiều người ra sức tàn phá thiên nhiên như săn bắn động vật quý hiếm hay là đốt rừng, chặt phá cây rừng để lấy gỗ sản xuất một cách thật phi pháp. Không những thế, trái đất chúng ta ngày càng một nóng lên do tác động tới thiên nhiên của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải ra sức tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên, lên án những hành động tàn phá thiên nhiên và trong mỗi ý thức của con người chúng ta, chúng ta hãy góp một ít phần sức của mình để bảo vệ thiên nhiên môi trường và cứ như thế xã hội chúng ta sẽ ngày càng văn inh hơn, đất nước ngày càng phát triển trên con đường hội nhập hơn.
Tóm lại, chúng ta phải biết bảo vệ thiên nhiên vì nó có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người chúng ta và thiên nhiên cũng là nơi đẹp nhất trên trái đất này. Vì vậy. chúng ta hãy ra sức bảo vệ thiên nhiên nhé.      

Làm con


  Đề : Suy nghĩ về trách nhiệm của con cái đối với gia đình

     Mới đây đề thi tuyn sinh môn văn của học sinh khối chín đã đề cập đến một hiện tượng khá là nóng trong cuộc sống hiện nay – đó là thói hành xử vô ơn vô cảm đối với đấng sinh thành . Đó như rung lên một hồi chuông cảnh tĩnh Thế Hệ Gấu Bông hiện nay về trách nhiệm làm con trong gia đình .
    Con người ta sống là đi đôi với trách nhiệm . Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm với mọi người xung quanh và chính bản thân mình đặc biệt là đối với cha mẹ – những người có công ơn sinh thành dưỡng dục chúng ta . Và đạo làm con là phải biết đền ơn báo hiếu – đó là truyền thống nhân sinh ở đời “ Nhân Sinh Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên “ .
    Gia đình là nơi sinh ta ra , cho ta những bữa cơm đầm ấm , những tiếng cười và những điều hạnh phúc nhất . Đừng hỏi tại sao chúng ta phải có trách nhiệm đối với gia đình … Hãy hỏi chúng ta đã và có thể làm được gì đễ mang lại những điều tốt đẹp hơn thế . Trách nhiệm này không hẳn là to tát chỉ cần mỗi chúng ta biết hiếu thảo với cha mẹ đó là đạo lý hiếu nghĩa ở đời .
   Cha mẹ là người sinh ra ta là người kì vọng nhất vào ta  ngay cả khi chúng ta thành công hay thất bại thì người luôn sát cánh chính là gia đình . Trách nhiệm to lớn nhất của con cái là biết phụng dưỡng mẹ già , báo hiếu cha yêu . Có những bạn cho rằng cha mẹ không hiểu mình , chỉ biết la mắng hay có những trường hợp cha mẹ vì quá bận nên không quan tâm đến con cái. Dù cha mẹ như thế nào thì bổn phận làm con không có quyền được cãi lại hay lấy đó làm lí do để biện hộ cho những hành động vô lễ của mình. Nếu các bạn vô lễ với gia đình thì cũng chính là không tôn trọng bản thân , ngay cả cha mẹ mình mà không kính trọng thì còn ai các bạn biết xem trọng nữa đây ? Xã hội chúng ta cũng không trọng dụng những con người như thế và tòa án lương tâm trong mỗi con người cũng không cho phép chúng ta hành xử như vậy .
    Vậy bỗn phận làm con chúng ta phải làm gì đễ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình ? Phải biết vâng lời cha mẹ , cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt đễ hoàn thiện bản thân , đễ đạt được những thành công trong cuộc sống đem lại vinh dự cho gia đình . Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì đạo đức đặc biệt là hai chữ trách nhiệm là thứ cần phải trau dồi và phát huy nhiều nhất . Để làm được điều đó không phải chỉ ngày một ngày hai là thành công mà cần có cả một thời gian dài để rèn luyện .
    Bên cạnh những tấm gương tốt thì còn có những lối hành xữ vô phép đối với cha mẹ . “ Nơi lạnh giá nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương “ họ những con rô-bốt vô tri vô giác đi trước những tình thương mà cha mẹ dành cho mình . Còn có một số người lại đua đòi xa hoa trên những đồng tiền mà “ một nắng hai sương “ cha mẹ khổ cực làm ra . Mới đây cư dân mạng rất bất bình trước một nữ học sinh viết blog kễ về mẹ mình bằng những từ ngữ rất “ hoa mỹ “ . Tại sao họ không nhìn nhận lại bản thân mình trước khi viết những điều như thế về cha mẹ ? Dù không phải lúc nào cha mẹ cũng đều đúng nhưng dù sao đi nữa thì đó là người đã “ mang nặng đẻ đau “ ra mình , dùng những hành động như thế đối xử với cha mẹ thì nói thật bọn họ cũng chẳng hơn loài vật là bao . Tự hõi một ngày nào đó cha mẹ không còn nữa thì họ sẽ như thế nào ? Đợi đến khi cha mẹ già yếu , nhắ mắt xuôi tay thì lúc đó mới biết hối hận không chừng đã muộn rồi .
    Tóm lại , bổn phận làm con chúng ta phải biết yêu thương, vâng lời cha mẹ và sống có trách nhiệm với gia đình đặc biệt là với bản thân . Không ai yêu thương chúng ta bằng cha bằng mẹ cả , đừng vì một phút nông nỗi mà sai lầm đánh mất bản thân . Gia đình như dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thưở bé , cho ta những giây phút đầm ấm êm đềm bên người thân , giúp ta đứng vững trước những khó khăn của cuộc sống và là nơi bình yên khi trở về .
” Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con “
-----------------------------

 Tên : Nguyễn Hà Phương Trâm 
 Lớp : 10A8 - THPT VÕ THỊ SÁU

Mẹ và Ta

Đề bài: suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ trong gia đình


Mẹ hiền hai chữ thiêng liêng
Viết lên trang giấy nối liền chúng ta
Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là ko khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời
Gia đình là cái nôi của nhân loại và cha mẹ là những người đã có công nuôi dưỡng sinh thành chúng ta .Con cái trong gia đình thường gần mẹ hơn là cha, vì thế người mẹ thường có ảnh hưởng trên con cái nhiều hơn. Con cái luôn luôn quan sát và bắt chước cha mẹ, đặc biệt là con gái thì hay bắt chước mẹ. Từ cách ăn nói, đi đứng, làm việc, cư xử với người chung quanh, cho đến cách tiêu xài tiền bạc, quản lý gia đình và cư xử với chồng con. Chính vì thế mà có câu "mẹ nào con nấy."
Mẹ có vai trò rất lớn trong gia đình . Người quan tâm chăm sóc , lo lắng yêu thương. Từ những điều nhỏ nhoi nhất đều có bàn tay mẹ chăm lo vào. Nhờ có mẹ, các công việc trong gia đình mới “êm đềm”.  Dường như trong tổ ấm của riêng mỗi con người đâu đó đều có hình ảnh của mẹKhông có mẹ, căn nhà trở nên trống rổng, dù gia đình có đông đúc mấy đi nữa. Người mẹ biết trong nhà cần gì, biết riêng mỗi người trong gia đình thích gì, và người mẹ chăm lo. Người mẹ biết dùng mọi cách để lo cho mọi người trong gia đình được đầy đủ. Như vậy, chúng ta thấy rằng công việc của người mẹ trong gia đình thật là hết sức quý báu, hết sức cần thiết.  Cả đời mẹ tận tụy hy sinh chẳng bận tâm đến chính bản thân của mình: muốn cho mọi việc được êm xuôi trong gia đình, mẹ phải thức khuya dậy sớm, phải lo lắng ngược xuôi, phải hy sinh thật nhiều. Đắm chìm trong hy sinh, trong tình yêu, trong đại độ và quên mình, người mẹ thường ít nói, không những vì luôn luôn người mẹ mắc việc, mà nhất là vì người mẹ biết rằng lời mình nói ra, không ảnh hưởng cho bằng thái độ mình sống của mình, vì nếu mình có thái độ quạu cọ, cau có, thì lời mình nói ra để dạy con cái cũng vô ích.
Tưởng tượng rằng nếu mai này thức dậy mẹ trở nên “biến mất”, cõ lẽ cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa biết nhường nào. Sẽ chẳng còn ai quan tâm, lo lắng, chia sẽ mọi vui buồn của những thăng trầm cuộc sống, không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những lúc niềm vui đang ngoảnh mặt với bản thân mình. Như câu danh ngôn “ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nge con”
“Con thầm cảm ơn cuộc đời cho con vẫn còn có mẹ! Để ngày mai khi bình minh lên, con vẫn còn yêu thương bên đời. Để ngày mai khi hoàng hôn xuống, con vẫn còn chỗ bình yên quay về”- Cầu mong cho mỗi người con chúng ta luôn còn mẹ bên cạnh.

                                                                                Lê Ngọc Trúc-10a8-VTS

Top of Form