1 tháng 12, 2012

Rễ đắng - Trái ngọt


Đề: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?

Bài làm
            Kiến thức cũng như học vấn, nó là một thứ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Những người có trình độ học vấn cao thì họ sẽ đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao ở những lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người góp phần cho thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, chông gai trong quá trình học tập để có được kiến thức. VÌ vậy, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng  hoa quả rất ngọt ngào”.
            Đầu tiên, theo ta biết thì “học vấn” không giống học tập, nó là trình độ hiểu biết nhất định của mỗi chúng ta. “Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn, vất vả, gian nan trên con đường học tập. Và “hoa quả ngọt ngào” chính là những niềm vui, hạnh phúc, những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quá trình học tập đầy chông gai. Cả câu ngạn ngữ muốn cho chúng ta biết về cả hai mặt trong một vấn đề: con đường học vấn tuy đầy những thử thách chông gai nhưng sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt đẹp. Thật vậy, con đường học vấn có rất nhiều khó khăn, đó là những “chùm rễ đắng cay” mà ta phải vượt qua. Bởi vì tri thức nhân loại là vô tận, khả năng con người chúng ta thì có hạn, liệu ta có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó ? Trên con đường học vấn còn có rất nhiều thử thách mà ta phải cố gắng vượt qua để đạt được tri thức. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là những hiểu biết, mà ta còn phải rèn luyện cả đạo đức và nhân cách của mỗi người. Muốn có học vấn không phải chỉ vượt qua những khó khăn trên con đường học tập mà còn phải vượt qua chính mình, phải biết rèn luyện những đức tính như cần cù, nhẫn nại,…để đạt được thành quả như mong muốn. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta buộc phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”. Kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập dù chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc, nhưng nó vẫn giúp ta đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hiểu biết và đạo đức là hai yếu tố quan trọng để có được học vấn cao, vì thế chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân.
      Tấm gương sáng nhất của chúng ta về việc học tập, tìm tòi, nâng cao tri thức chính là Bác Hồ vĩ đại. Bác luôn kiên trì, bền bỉ học tập rất gian khổ để có học vấn cao. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và đã trở thành người rất tài giỏi. Người đã đưa nước Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay. Với trình độ học vấn uyên thâm của bác thì bác còn được gọi là doanh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh đó là những tấm gương nhỏ như các nhà khoa học, họ cũng đã rất vất vả để có thể phát minh và sáng tạo ra nhiều thứ mới lạ. Những thứ đó đã góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Nó còn giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hiểu sâu sắc được vị đắng của “chùm rễ đắng cay” ấy thì mỗi chúng ta sẽ tự biết cố gắng hơn để rồi tự hào về học vấn của mình. Mỗi chúng ta phải tự xác định được mục đích và quan điểm học tập đúng đắn. Ta không nên nản lòng mà cần phải chống chọi những gai góc, gian lao đó, không ngừng bồi dưỡng nghị lực và quyết tâm theo con đường học vấn.
              Học tập là chìa khoá duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Đừng nên quản ngại với những “chùm rễ đắng cay” mà hãy đối mặt và vượt qua nó, như thế ta mới có thể nhận được những “hoa quả rất ngọt ngào”. Có như thế, chúng ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.




Lễ và Kiến thức


Tên: Nguyễn Trần Hoàng Chương
Lớp: 10A14
Mã số: 05
Trường: THPT Võ Thị Sáu
“Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm học tập “ Tiên học lễ, hậu học văn

Bài làm
“Tiên học lễ, hậu học văn” – sáu chữ trên không có gì xa lạ với người Việt chúng ta vì nó là truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân. Chính truyền thống tốt đẹp ấy mà đất nước ta, dân tộc ta đã có nhiều người tài giỏi.

"Lễ" có nghĩa là cách cư xử, giao tiếp có văn hoá, lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, là cái tâm giữa người với người. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng. Còn "văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”  có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kỹ năng làm việc và lao động trong cuộc sống. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của ông cha ta vẫn còn phù hợp với ngày nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị nhân cách. Từ việc học lễ nghĩa trong nhà trường sẽ giúp cho nhân cách và tài năng phát triển và hướng tài năng vào mục đích sống  tốt đẹp.Con người có đạo đức, biết  sống  có lễ nghĩa thì sẽ được  mọi người yêu mến, kính trọng, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, xã hội sẽ ngày càng phát triển, dân giàu nước mạnh. Ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng. Những tấm lòng từ thiện trong các chương trình “ Ngôi nhà mơ ước”, “Vượt qua chính mình”, “Ước mơ của Thúy” đã dem lại màu xanh cho các gia đình, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hay như người con trai hiếu thảo Diệp Bửu Lộc đã  tình nguyện hiến gan cho mẹ đã làm cho mọi người cảm động....

Thế nhưng cũng không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "văn". Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chợ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.  Nhà văn người Nga cũng từng có câu: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà tỏa sáng
Những ý kiến cho rằng tư tưởng “Tiên học lễ, hậu học văn” là của Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm là không còn giá trị đối với xã hội ngày nay là không đúng. Thời đại nào cũng coi trọng nhân cách, cái tâm. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng đắn của người xưa là cách thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Nếu chúng ta biết coi trọng chữ “lễ” thì ta sẽ giữ được một tâm hồn cao quý, trong sạch, con người không bị cái ác, cái thấp hèn lấn át. Cuộc sống của chúng ta vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn

“ Tre già măng mọc” thế hệ sau sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế trẻ em phải được gia đình và nhà trường rèn luyện đạo đức từ khi còn nhỏ vì “cây non dễ uốn” . Trong môi trường học đường vẫn còn rất nhiều học sinh vô lễ, không kính trọng thầy cô, không vâng lời cha mẹ, không tôn trọng mọi người, thờ ơ trước nỗi đau của những người xung quanh. Học sinh cần phải thể hiện tốt nề nếp nội quy của nhà trường, kính trọng thầy cô, quan tâm đến những người xung quanh và không ngừng tích cực học tập có văn hóa, trau dồi kiến thức.

Lời dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn “là một chân lí vô cùng quý báu. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân hữu ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

                                                                                      

Mục đích sống


Tên: Phạm Thị Vân Khanh
Lớp: 10A14
Mã số: 17

“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” (Đi-đơ-rô). 
Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay?

Bài làm
Trong sách Giáo lý Sống Đạo, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: “Ta sống ở đời để làm gì?”. Con người nhất thiết phải trả lời được câu hỏi này vì nó đã chỉ ra mục đích cho cuộc đời. Và chính mục đích cao cả hay tầm thường mà phần nào quyết định được cuộc sống của chúng ta. Đi-đơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được điều gì vĩ đại nếu mục đích của anh tầm thường”. Câu nói của nhà văn người Pháp đã gợi cho bản thân tôi nhiều suy nghĩ.
                  
Vậy “mục đích” là gì ? “Mục đích” là yêu cầu được đặt ra khi bắt tay thực hiện một công việc nào đó. Nói cách khác mục đích là cái mà ta hướng tới, phấn đấu đạt được trong quá trình thực hiện công việc. “Mục đích” chính là kim chỉ nam trong quá trình tạo dựng sự nghiệp cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả. Mục đích khi được con người lựa chọn để theo đuổi phải phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu những mục đích cao quá, vượt quá khả năng thì người đó sẽ trở thành kẻ không tưởng, công việc làm không tới nơi được. Chúa Giêsu cũng đã kể một dụ ngôn về người xây nhà, cần phải tính toán phí tổn để xem có đủ khả năng không. Nếu không thực hiện được thì người khác sẽ chê cười, công trình bỏ dở đó sẽ trở nên vô dụng. Do vậy, con người cần xác định trước những mục đích dễ thực hiện, thực tế rồi sau đó mới nhắm đến mục đích cao vì mỗi mục đích nhỏ chính là một nấc thang để con người đạt tới những mục đích cao hơn.. Vì thế nên đề ra một chuỗi những đích điểm cần đạt đến, chứ đừng đặt ra một mục đích xa vời quá mà không có những nấc thang để tiến lên. 

Nhận xét trên của Đi-đơ-rô hoàn toàn chính xác. Trong đời sống hằng ngày, trước khi bắt tay làm một việc gì, người ta đều đặt ra “mục đích” cho công việc đó. Mục đích đã mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người. Mục đích cao thượng, tốt đẹp chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống và khi cần sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì mục đích sống, lí tưởng sống. Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh…cùng chung một khát vọng : bảo vệ Tổ Quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.

Trăm ngàn công việc với trăm ngàn “mục đích” khác nhau. Mục đích có lớn, nhỏ, xấu, tốt, tầm thường. Mỗi người đều có mục đích sống riêng của mình.Tầm quan trọng của “mục đích” là điều ai cũng phải công nhận nhưng đề ra “mục đích” như thế nào là chuyện cần bàn. Đi-đơ-rô rất có lí khi nói : “Anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường” Thế nào là “mục đích” tầm thường ? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ gì đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục đích” là “mục đích” tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích, đôi khi còn gây ra hậu quả khó lường cho toàn thể cộng đồng. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng muốn được trường sinh bất tử và ông đã gây ra chết chóc cho rất nhiều người. Cũng tương tự như thế, những mục đích tầm thường khiến cho công việc không có giá trị lớn. Ví dụ làm việc bác ái chỉ vì muốn được tiếng tốt thì chẳng hay ho gì. Ngoài ra, khi có một mục đích để theo đuổi, con người cần phải dùng những phương tiện tốt, thì mới thực sự đã “làm một điều gì đó”. Một sinh viên muốn đỗ đạt cao, nhưng lại tìm cách quay cóp trong các kì thi cử. Như vậy thì việc đỗ đạt cao không có giá trị. Thế thì ngoài mục đích tốt để theo đuổi, công việc của con người có được đánh giá dựa vào những phương tiện được sử dụng để đạt mục đích.

Cuộc đời chẳng khác nào như một tấm giấy trắng không màu sắc, mỗi người nếu muốn biến cuộc đời trở thành một bức tranh đẹp cho riêng mình thì tự người ấy phải vẽ lên bằng những đường nét của chính bản thân, chứ thật sự không ai có thể vẽ thay cho mình cả.. Những đường nét ấy chính là mục đích sống tốt đẹp của con người vì nhờ có mục đích mà con người làm được nhiều việc vĩ đại. Nhưng cần phải xem xét mục đích đó có cao cả không? Nếu mục đích tầm thường thì con người chẳng làm được điều gì vĩ đại cả. Bên cạnh đó, mục đích đó cần được thực hiện với những phương tiện tốt, với một ý chí mạnh mẽ, lý trí sáng suốt. Như thế, công việc con người làm mới được coi như là đã làm được điều gì đó.

Mục đích học tập tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình, xã hội. Ngược lại, nếu sống không có “mục đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. Là học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích : “Học để làm gì?”. Nếu chúng ta xác định không đúng thì khó đạt được thành công trong học tập. Học để nay mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để làm “người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.

Câu nói của nhà văn nổi tiếng người Pháp muốn đề cập tới mục đích của mọi công việc, hoạt động của con người. Tôi sống mỗi ngày với mục đích sống và cảm xúc say mê của mình. Không có mục đích thì như một con thuyền lênh đênh trên biển không biết đi về đâu. Lãng phí thời gian, sức lực cho những điều vô nghĩa. Nó cứ đi như thế cho đến khi bị mục nát hay bị bão đánh. Vì vậy hãy có một mục đích sống tốt bạn nhé!

Sống có ích


Tên : lê Nguyễn Quang Thịnh              EMAIL: yeuzk_thangban@yahoo.com
Lớp : 10A14
Stt  : 37
                                                BÀI LÀM
Đề 9:          Sống có ích
  Trong cuộc sống có nhiều điều mà hầu như con người ta đều đã làm hay nói cách khác là mắc phải nó , có nhiều người sống để giúp ích cho xã hội , nhiều người sống để giúp ích cho bản thân hay phá hủy xã hội này. Vì vậy , sống có ích là một cuộc sống không khó để mỗi con người ta thực hiện , tiếp tục phát huy và không ngừng phát triển .
    Sống có ích , không vì quyền lợi của bản thân , không vì quyền lợi cho cá nhân mà cho cả 2 . Đó chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.
        Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái tôi nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có thể chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó là một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người , đặc biệt là chúng ta cần phải tiết kiệm như điện và nước đó là nguồn tài nguyên có hạn ở trái đất màu xanh này .
         Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng thắm tươi, đôi khi sẽ có những giọt nước mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành được. Chúng ta hãy cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống. Cuộc sống là như thế, đôi khi nó buông tay ta nhưng ta phải níu nó lại để tìm được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giúp  tâm hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thử thách mà ta phải trải qua.
          Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách xử sự thế với mọi người, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh…Sẽ không khó nếu chúng ta dẹp qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.
          Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu đen trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã chúng ta bất kì lúc nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực nhất chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích sống có ích của mình.
    Trong cuộc sống , không ai thua kém ai 1 phần nào . Quan trọng là do chúng ta xây dựng nên mỗi con người trong ta . Biết xử sự với mọi người , là một tấm gương tốt cho xã hội bây giờ thì thật khó . nhưng sẽ không khó nếu bạn nhận ra những khuyết điểm bên trong và cải thiện nó một cách có ích thì việc sống có ích của bạn sẽ trở nên ươi đẹp hơn đối với bạn và những người xung quanh .

Kỉ luật học đường


Họ và tên Đoàn Đức Phát lớp 10a14, stt:27
Chủ đề : Kỉ luật học đường
                                                                Bài làm
Trong xã hội hiện đại ngày nay , cho dù là học sinh sinh viên kể cả những người đi làm , kỉ luật ở tất cả mọi môi trường đều đặt lên hàng đầu . Để trở thành một công dân tốt trước khi bước vào đường đời , có lẽ còn dưới mái nhà trường chúng ta phãi tập tuân thủ kỉ luật một cách tốt nhất . Đây có lẽ cũng là vấn đề lớn khó có thể thay đổi trong thực trạng ngày nay đối với học sinh phãi tuân thủ kỉ luật học đường .
Trước hết, để bàn về kỉ luật chúng ta phãi hiểu rõ kỉ luật là gì ? Kỉ luật là qui tắc, điều quy định bắt buộc mọi người trong tổ chức phãi tuân thủ theo qui tắc đã đặt ra . Vậy kỉ luật học đường có nghĩa là những nội quy của trường học, lớp học sinh phãi tuân theo để tạo nên một nề nếp tốt cho học sinh ngay khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Cụ thể như qui định về đồng phục giờ giấc đến trường, giử gìn vệ sinh lớp học hoặc lễ phép với giáo viên và công nhân viên trong trường ; đó là những qui định mà nhà trường đặt ra tối thiểu nhất học sinh phãi thực hiện một cách tốt nhât và thật nghiêm chỉnh vì khi chúng ta nghiêm chỉnh với những qui định nhỏ này thì nó sẽ tạo thành cho ta một nề nếp để nghiêm chỉnh chấp hành những qui định khác ngoài xã hội hoặc trong công ty sau này …
Thật trong mắt học sinh ngày nay việc tôn trọng kỉ luật không còn quan trọng đối với họ như ngày xưa nữa , các học sinh xem những kỉ luật ấy chỉ là những điều dư thừa mà bắt họ phãi làm theo , khiến họ phãi chấp nhận làm theo một cách bực bội .Tuy nhiên, kĩ luật rèn luyện cho ta một nhân cách và kĩ năng sống tốt là nền tảng vững chắc cho chúng ta sau này Nhưng thật sự không thể xem nhẹ việc tôn trọng kỉ luật trong học đường . việc không tuân thủ theo kĩ luật sẽ làm cho học sinh có thể nảy sinh ra những suy nghĩ không lành mạnh dẫn đến những việc làm phãi hối hận .
 Tuy vậy ,những việc làm vô kỉ luật đã làm phiền đến bậc cha mẹ , thầy cô và khiến dư luận phãi lên tiếng. Dẫn chứng cụ thể nhất hiện nay việc vô kỉ luật dẫn đến bạo lực học đường lến đến mức báo động , nhiều phụ huynh phãi lo lắng về việc đưa con em đến trường trong sự an toàn và lành mạnh để học tập có kết quả . Nhưng ngược lại với sự mong muốn ấy là những hành động thật không thể chấp nhận được việc học sinh đánh nhau hút thuốc nói tục chửi thề vô lễ với giáo viên trong trường có lẽ là do sự vô kỉ luật càng ngày dẫn đi đến sâu xa hơn .
Chấp hành những nội qui học sinh hiên nay trong nhà trường cũng không phãi là khó đối với các học sinh cho lắm , chỉ là do họ muốn chống lại muốn thể hiện mình mà thôi. Bây giờ vẫn còn kịp lúc để tất cả học sinh thức tỉnh và chấp hành kỉ luật tốt nhất vì hồi chuông cảnh báo cũng đã vang lên rồi . ông bà ta cũng có câu “ Tiên học lễ , hậu học văn “ vậy nếu có kiến thức , đủ để trở thành một học sinh xuất xắc nhưng với một đạo đức suy đồi thì tất cả những kiến thức ấy cũng vô nghĩa . Tài phãi đi đôi với đức và luôn luôn là như vậy , chúng ta không thể xem thường bên nào được . Hãy xem những nội qui ấy là bổn phận của một người học sinh phãi làm và hãy chấp hành làm theo một cách thoải mái vì những qui tắc ấy không phãi thầy cô làm khó chúng ta nhưng có lẽ bây giờ chúng ta lại tự làm khó chính bản thân mình nữa đấy !
Hãy suy nghĩ  thêm một chút về kỉ luật , nên hay không nên chấp hành theo , những nội qui ấy đúng hay sai , tất cả đều thuộc vào tư tưuỏng của các bạn . đi học với cảm giác nhẹ nhàng vẫn luôn thoải mái hơn là luôn suy nghĩ cách trốn né các thầy cô phãi không nào ! Suy cho cùng kỉ luật trong mái trường chĩ muốn chúng ta sau này là một công dân tốt cho xã hội để xã hội ngày càng đi lên vì chúng ta đang là tương lai là mầm non của đất nước sau này
Bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng hết mình để nghiêm túc tuân thủ kỷ luật học đường, luôn biết tự chủ để tránh xa các vấn nạn xã hội và học hỏi không ngừng để sau này trở thành một người có ít cho xã hội. Trong tương lai không xa, tôi tin rằng môi trường học đường sẽ không còn những vấn nạn đáng buồn nữa mà thay vào đó là môi trường thân thiện, tốt đẹp hơn, là nơi đào tạo ra những con người có ích cho đất nước Việt Nam nói chung và cả thế giới nói riêng.


Kiên định


Chủ đề : SỰ KIÊN ĐỊNH

Đề: Suy nghĩ về câu ca dao:                  “Ai ơi giữ chí cho bền
           Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Bài làm

Trong cuộc sống hằng ngày, tác động của hoàn cảnh khách quan không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng đến công việc của chúng ta, có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu. Những lúc như vậy, ta cần phải chủ động, bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện một cách đúng đắn, sáng suốt. Để khuyên mọi người phải có ý chí nghị lực, luôn giữ vững lập trường trong công việc, nhân dân ta có câu:                                                 “Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Vậy “chí” là gì? “Chí” là ý chí, lập trường của con người. “Xoay hướng đổi nền” là sự dao động, thay đổi bởi tác động của người khác. Cả câu ca dao là lời khuyên chân thành, khuyên mọi người phải luôn giữ vững ý chí, không thay đổi dù cho người khác có can thiệp vào thì việc của ta ta làm, không nên bị dao động trước những lời nói của người xung quanh.
Trước khi bắt tay vào công việc, người ta thường đăt ra mục đích và luôn muốn đạt được thành công. Như vậy, ta phải có bản lĩnh, ý chí và quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Dù việc nhỏ hay việc lớn, việc học tập hay đấu tranh chống giặc đều không thể tránh khỏi khó khăn, thất bại. Lúc đó, nếu ta giữ vững quyết tâm, lập trường thì sẽ thắng lợi trong công việc. Chúng ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, hình ảnh kiên cường, bất khuất của những vị anh hùng là những tấm gương thể hiện ý chí vững bền. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã gặp biết bao khó khăn, gian khổ nhưng với ý chí và lập trường vững vàng, Bác đã thực hiện được mục tiêu của mình, giúp đất nước giành được độc lập. Hay gần đây nhất là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Trong thời gian đầu tập viết bằng chân, thầy đã gặp khó khăn tưởng chừng không thể thực hiện. Nhưng với ý chí quyết tâm hơn người, thầy đã làm được điều mà mình mong muốn. Và còn rất nhiều tấm gương đáng quí khác nữa.
Bên cạnh đó có những người không có lập trường riêng của mình. Họ hay mềm lòng, luôn bị dao động khi có ai đó tác động đến. Họ rất ít khi và dường như không bao giờ tin tưởng vào chính bản thân mình. Vì thế họ khó có thể vượt qua những thử thách của cuộc đời và dễ dàng bỏ cuộc.
Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ đúng khi việc ta làm phù hợp với thực tế khách quan, có mục đích tốt nhằm phục vụ cho mọi người. Nếu người xấu tác động vào công việc của mình thì ta không nên nghe và làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu. Nhưng nếu việc ta làm chỉ vì lợi ích cá nhân,  gây thiệt hại cho người khác mà ta vẫn “giữ chí cho bền” thì cũng không nên. Do vậy, ý chí kiên định và quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh công việc.
Tóm lại, bài học về lòng kiên định là một bài học đáng quí, là một kinh nghiệm sống cho mỗi người chúng ta. Câu ca dao trên là lời khuyên đúng đắn, nhắc nhở ta không nên dao động trước dư luận xung quanh trong mọi công việc dù lớn hay nhỏ. Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện quan trọng dẫn đến thắng lợi trong công việc và đó cũng là phẩm chất của người lao động chân chính, là đức tính cần thiết của mỗi con người.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Họ và tên : Nguyễn Anh Việt – 10a14 – 45 – VTS
Đề : Viết nghị luận xã hội “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “ .
Bài Làm
Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm.Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “.


Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống , hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè. Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại,”
tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.