13 tháng 12, 2015

Câu chuyện “HÒN ĐÁ XÙ XÌ”

SST:07    
Lớp:10A1
Đề 3 : Cảm nhận của anh/chị về câu chuyện “HÒN ĐÁ XÙ XÌ”( Trích SGK Ngữ văn 10)
BÀILÀM

Đôi khi chúng ta thật ngốc nghếch khi so sánh mình với một người khác mà quên mất rằng chúng ta vốn dĩ đã rất đặc biệt, vì chúng ta không giống bất kì ai ,đôi khi chúng ta tạo một vỏ bọc hoàn hảo đến nỗi chính chúng ta cũng không thể tìm ra con người thật của mình ở đâu . Nhưng có hề gì đâu , bởi để tìm chính bản thân mình , ta thường phải đi một con đường rất dài và nếu đã tìm ra rồi , ta tuyệt nhiên sẽ không bao giờ để mất  nữa .Ta có thể cảm nhận được những điều này trong bài “Hòn đá xù xì”, một tản văn đầy ý nghĩa của tác giả Giả Bình Ao.
“Hòn đá xù xì” , một câu chuyện về một hòn đá xù xì , không hình dạng, không hình thù mà lại vướng víu khiến ai cũng muốn tống nó đi mà không được , hòn đá cứ lặng lẽ nằm sấp một chỗ ngày qua ngày .Cho đến khi có một nhà thiên văn về làng đã bị cuốn hút bởi hòn đá và lấy nó đi. Qua hình ảnh hòn đá ta thấy được ai cũng có mặt tốt ,có những khả năng tuyệt vời dù chúng ta có xấu xí hay đẹp đẽ, rồi có lúc ta sẽ tìm được điều đó sau một hành trình dài .
Thời nay , mọi người ai cũng chú trọng đến cái đẹp ,cái công dụng , cái lợi ích mà không chịu quan tâm đến cái bên trong . Chỉ vì hòn đá xấu xí , vô dụng , đến tường cũng chẳng xây nổi , đến bậc thang cũng không lát được. Nhưng chúng ta không nhận ra được vẻ đẹp của nó , ngay cả những điều xấu cũng thể làm vẻ đẹp . Trích từ một câu nói của nhà văn trong câu chuyện :“... Xấu đến tận cùng là vẻ đẹp đến tận cùng. Chính vì thế nó không phải là hòn đá bướng bỉnh thông thường,đương nhiên nó không thể xây tường,lát bậc lên xuống,không thể điêu khắc và giặt vò quần áo. Nó không phải thứ để làm trò ấy , cho nên thường bị người đời chê bai .” Âm thầm , lặng lẽ ,sống  không sợ hiểu lầm cũng là một vẻ đẹp , là sự vĩ đại của hòn đá.Mọi thứ trên đời này không có xấu hay đẹp tuyệt đối , đá cũng như người , muốn nhận ra được bản chất giá trị cần phải sự tri ân .
“Hòn đá xù xì” quả là một cậu chuyện sâu sắc , giàu hình ảnh , đáng suy ngẫm. Nhưng sự thật thì khó được trọn vẹn như thế . Cuộc sống  hiện nay có quá nhiều thứ làm cho con người ta bon chen , đôi khi tâm hồn muốn đẹp mà dòng đời không cho . Thật chẳng biết sao , đôi khi mình muốn được cứng rắn được như hòn đá thì tốt biết mấy ...
      Nhưng ngẫm lại , câu chuyện này không chỉ có thế  .Đúng là đôi khi trong cuộc sống có những nét đẹp , tài năng của một người hay một vật mà chúng ta không thể phát hiện ra .Nhưng với ánh mắt của một người nghệ sĩ hay một người nào đó tình cờ tiếp xúc thì lại mở ra rất nhiều cái độc đáo .
        Hòn đá hay con người cũng như vậy thôi , dù ngoài hình có xấu xí nhưng giá thật ẩn sâu bên trong mới là quan trọng .







“Kính Vạn Hoa”

Mỗi con người trong chúng ta đều trải qua với những kí ức tuổi thơ tuyệt đẹp và em cũng vậy. Với em kí ức tuổi thơ đẹp nhất đó chính là bộ truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được ba mẹ tặng vào sinh nhật lần thứ bảy. Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn hang đầu về viết truyện cho tuổi mới lớn. Ông sở hữu một kho tàng truyện được mọi lứa tuổi yêu thích: Kinh Vạn Hoa, Chuyện sứ Langbiang, Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ,.. Trong số đó, em thích nhất là bộ “Kính Vạn Hoa”. Nó không chỉ gần gũi với lứa tuổi học sinh mà còn có những “vụ án” li kì và vô cùng hấp dẫn. Trong bộ truyện ấy, em ấn tượng nhất chính là nhân vật Quý “ròm”.
Truyện “Kính Vạn Hoa”  là một bộ truyện dài nhiều tập của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ truyện gồm 54 tập truyện mang tính hài hước kể về những câu chuyện vui buồn trong lứa tuổi học sinh, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và mang đầy ý nghĩa. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau xung quanh nhân vật chính và những người bạn đáng yêu. Bộ truyện Kính Vạn Hoa” có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò. Quý “ròm” là một trong những nhân vật chính đó.
Quý là thần đồng của trường nhưng cậu chẳng bao giờ tỏ ra kênh kiệu hay khinh người, trái lại cậu rất được bạn bè và thầy cô yêu mến. Thậm chí thầy cô còn tin tưởng cho cậu mượn đồ thí nghiệm của trường để phục vụ cho các thí nghiệm hóa học của mình. Khi Quý biết, nhà Lệ Hằng-bạn cùng lớp của Quý-có trộm đang rình rập, cậu đã không ngại suy nghĩ tính kế lập bẫy bắt trộm giúp bạn. Hay khi Tiểu Long cần tiền để mua đồ chơi cho em mình, Quý đã hóa trang thành một nhà ảo thuật gia và cùng những kiến thức mình biết, cậu đã tổ chức biểu diễn ảo thuật để kiếm tiền giúp bạn. Số tiền tuy không lớn nhưng nó đã phần nào nói lên tâm hồn cao đẹp của cậu.
Tuy nhiên, Quý lại là một người nóng tính, có lòng tự trọng cao, hay tự ái vặt, và đôi lúc hay vô tâm. Có lần, Quý lấy tấm drap của anh trai mình để biểu diễn ảo thuật thì tấm drap vô tình dính một số chất hóa học và bốc cháy. Anh trai phạt cậu phải viết hai mươi lần câu: “ Tôi khong bao giờ lấy đồ của người khác phục vụ cho những trò nhảm nhí của tôi nữa”. đó, cậu đã biến những công thức thức hình học lằng nhằng thành những câu thơ dễ hiểu. “Câu nói đó làm Quý nóng ran cả người ngực, đã từng nhiều lần làm hỏng đồ đạc của anh, nay buộc phải hứa “ không bao giờ lấy đồ của người khác” thì nó chẳng già phàn nàn. Điều đó hợp lẽ công bằng. Nó chỉ tự ái chuyện anh Vũ dùng những từ “dở hơi” và nhảm nhí để chỉ những “ thí nghiệm khoa học” của nó.” – trích “Nhà ảo thuật”-Nguyễn Nhật Ánh. Hay khi nhỏ Diệp bảo không thích ăn socola- thanh kẹo Quý mua cho diệp- và nhường cho bạn ăn thì Quý tức giận và vào phòng lấy lại thanh kẹo.  Mỗi khi giảng bài cho Tiểu Long, Quý thường hay quát tháo, la  mắng khiến tiểu Long sợ một phép. Hay mỗi lần giảng bài bé Diệp- em cậu- cậu hay nôn nao, la mắng, cốc đầu và nói cô bé là ngốc tử. Nhưng trong thâm tâm, Quý rất thương em mình. Khi Diệp hỏi bài, Quý tuy có mắng nhưng ngay chiều hôm đó cậu đã biến những công thức thức hình học lằng nhằng thằng những câu thơ dễ hiểu: “Này cô em ngốc\ Muốn tính vận tốc \Ta lấy quãng đường \ Chia với thời gian\ Muốn tính thời gian\ Cứ lấy quãng đường\ Chia cho vận tốc\Nếu như bài tập\ Bắt tìm quãng đường\ Thì lấy thời gian\ Nhân cho vận tốc\Hiểu chưa hả ngốc?” –trích “Thi sĩ hạng ruồi”-Nguyễn Nhật Ánh.. Hay khi nhỏ Diệp bị ốm, Quý đã chép bài giùm em mình dù trước đó, cậu hay bị gia đình gọi là “chúa lười”. Vậy Quý đâu hẳn là người vô tâm đâu nhỉ? Chỉ là cậu ít quan tâm đến người khác thôi, chứ còn khi đã quan tâm thì cậu sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ.
Qua ngòi bút điêu luyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ông đã làm cho nhân vật Quý nổi bậc không kém gì hai nhân vật chính còn lại. Với nghệ thuật miêu tả kết hợp với kể chuyện tự nhiên, nhà văn đã khắc họa lên một nhân vật Quý tinh nghịch, lém lĩnh hay bốc phéc, tự trọng cao, nóng tính và hay tự ái vặt nhưng cậu luôn được lòng bạn bè, hòa đồng, học giỏi, và đặc biệt rất yêu thương em gái mình. Cũng với nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, ông đã làm cho câu chuyện của mình trở nên hấp dẫn đến lạ kì. Nó khiến những người lớn phải bật cười và nhớ lại khoảng thời gian tuổi thơ của mình, nó khiến những đứa trẻ trở nên thích thú, và lấy các nhân vât chính làm hình tượng, làm ước mơ về sau của mình.
  Không những thế, tác giả Nguyễn Nhật Ánh còn biết sử dụng rất nhiều nghệ thuật độc đáo, nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, nghệ thuật đối lập sang tạo để xây đựng nên một hình ảnh Quý “ròm” đa chiều. Nhân vật ấy đã giúp cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và phản ánh rất rõ nét những câu chuyện xoay quanh lứa tuổi áo trắng bao ngây thơ, vô tư và hoài bão.
    Qua hình ảnh nhân vật Quý trong bộ truyện “Kính vạn hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nó đã mang đến cho em một tuổi thơ tuyệt đẹp và những bài học quý giá. Nhân vật Quý đã giúp em học được rằng cuộc sống dù khó khan như thế nào, bạn bè vẫn sẽ luôn ở bên ta để giúp ta vượt qua mọi thữ thách. Ngoài ra bộ truyện còn muốn nhắc nhở chúng ta phải quý trọng tình bạn, trân trọng tứng giây phút trong cuộc sống, nhất là “tuổi thơ” của chúng ta.




Kitou Aya trong tác phẩm "Một lít nước mắt"

Lớp: 10A1
STT: 10
Đề: Cảm nhận về một nhận vật trong tác phẩm văn học (ngoài chương trình Sách Giáo Khoa).
Bài làm
Tuổi 15, tôi loay hoay kiếm tìm cho bản thân một cách sống. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi con người chọn cho mình một cách sống riêng. Thú thật là 15 năm qua, tôi bâng khuâng mãi mình phải sống như thế nào để thật có ích, để thật đẹp. Và tôi đã tìm ra được câu trả lời qua nhân vật Kitou Aya trong tác phẩm Một lít nước mắt – cuốn nhật kí thấm đẫm lệ rơi của cô gái trẻ.
Aya -  một cô bé người Nhật năng động, hoạt bát, luôn cởi mở với mọi người. Trong mắt người khác, Aya là một cô nàng dễ mến và tốt bụng. Thế nhưng, cô lại mắc một căn bệnh hiểm nghèo: thoái hóa tiểu não khi vừa tròn 15 tuổi – độ tuổi ngây thơ, hồn nhiên, mới lớn của một cô gái, Đối với một vận động viên bóng rổ, Aya khó có thể chấp nhận sự thật đầy thương tâm này. Điều đó thật kinh khủng và không dễ dàng vượt qua. Cô không thể chạy nhảy thật nhanh trên sân bóng, hay không còn được tung tăng dạo trên những con phố nhỏ giữa tiết thời ôn hòa của Nhật Bản bằng chính đôi chân mình. Trong lòng Aya luôn là những câu hỏi “Tại sao lại là con?”. Câu nói thốt ra khiến mẹ cô phải đau đớn ngậm ngùi xót thương nhìn cô con gái non nớt mà không nói nên lời. Câu nói ấy cũng làm cho ta thấy căn bệnh này đã lấy đi toàn bộ những khát vọng, ước mơ còn dang dở của Aya, làm cho người đọc thấu hiểu một phần nỗi đau nào đó mà cô đã, đang và sẽ chịu đựng. Những chuỗi ngày sau của Aya chỉ còn là bốn bức tường trắng của bệnh viện với một cơ thể ngày càng tê liệt, cũng với chiếc xe lăn bầu bạn. Cuốn sách được viết dựa trên những tháng ngày chống chọi với bệnh tật cùng với quyển nhật kí của cô. Aya cố gắng, kiên cường để tiếp tục sống, tiếp tục theo đuổi những mơ ước còn đang dang dở.
“Một lít nước mắt” đã một phần tái hiện lên những nỗi đau về cả tinh thần lẫn thể xác của Aya với cơn bạo bệnh. Khi trong quá trình căn bệnh phát triển, cô ăn uống rất khó khăn, tay chân không thể tự làm chủ được, mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày của Aya phải đều có sự trợ giúp của người thân. Tình yêu như đầu tiên, như đến rồi qua đời Aya một cách vội vã. Bạn bè ai rồi cũng dần xa lánh vì thân thể chậm chạp phiền phức của cô. Thế nhưng Aya vẫn đủ tỉnh táo để “tin rằng mình có thể vượt qua căn bệnh này”. Cô hằng ngày phối hợp với bác sĩ chuyên khoa tập những bài tập vật lý trị liệu để cải thiện căn bệnh dù có khó khăn đến nhường nào. Aya đôi khi phải ngậm ngùi đau đớn một mình để ba mẹ cô không phải lo lắng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cô cũng đều nghĩ đến người khác. Aya cũng có một cách nhìn cuộc sống rất khác. Bên cạnh nghị lực phi thường, cô còn có cảm nhận khá sâu sắc hơn về thế giới bên ngoài và cuộc sống xung quanh. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình thiêng liêng và cao cả biết nhường nào. Bên cạnh những khoảng khắc kiên cười ấy, Aya cũng có lúc bật khóc:”Vậy ra con là đứa không bình thường, con muốn khóc quá mẹ ơi.” Dù đã phải khóc rất nhiều, có lẽ cũng đã nhiều hơn “một lít nước mắt”, nhưng đằng sau con người ấy vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Chỉ cần còn sống một giây, một phút trên cõi đời này, Aya vẫn luôn tin tưởng vào bản thân. Bởi cuộc đời này ngắn lắm, nếu con người không vững tin vào chínhh mình thì chỉ thấy khổ đau và tuyệt vọng.
Nhân vật này đã dựa trên một câu chuyện có thật ở ngoài đời cùng với những tình tiết chân thật, cảm động, làm người đọc phần nào thấu hiểu được nỗi đau của Aya nói riêng và những bệnh nhân có giàu lòng nghị lực sống nói chung. Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim cùng tên và lấy đi nước mắt của hàng triệu khác giả.
Aya là một nhân vật đáng để chúng ta biết đến và ngẫm nghĩ. Nếu như một ngày nào đó, bạn mất cân bằng trong cuộc sống, mất đi hướng đi cho cuộc đời mình, hãy đọc quyển sách này, để biết cuộc sống đẹp hơn so với ta tưởng, Và đối với tôi, Kitou Aya đã cho tôi thêm trân quý từng phút giây cuộc đời, quý trọng những thứ tôi đang có và hài lòng với hiện tại, thêm yêu những điều giản dị xung quanh hơn. Kitou Aya đã làm tôi nhận ra điều ấy..

Eragon của nhà văn trẻ tuổi Christopher Paolini

10.a1-05
Đề: Cảm nhận về nhân vật trong văn học( không có trong sách giáo khoa ngữ văn) đã để lại ấn tượng cho anh/chị.
Bài làm
‘’Viết là trái tim và linh hồn của tôi. Đó chính là phương tiện để tôi mang những câu chuyện của mình vào cuộc sống... Trong tác phẩm của mình, tôi tìm kiếm cái đẹp trữ tình từ Tokien, lúc huy hoàng nhất của ông và từ Seamus Heaney trong bản dịch Beowulf.... Bài học lớn nhất mà tôi học được là lối văn rõ ràng là kết quả trực tiếp của lối suy nghĩ rõ ràng.’’ Đó là những lời nói từ nhà văn trẻ tuổi Christopher Paolini. Và bộ truyện Eragon đầu tiên mà anh sáng tác là kết quả ấy.
“... Tình cờ trong một lần đi săn, Eragon nhặt được một viên đá màu xanh. Tưởng đây là điều may mắn dành cho một đứa nông dân nghèo khổ như nó, nhưng viên đá, thật ra là một quả trứng rồng. Cuộc đời của Eragon đã bị xáo trộn kể từ đêm quả trứng ấy nở ra một con rồng con. Cậu bé bị xô đẩy vào thế giới đầy hiểm nguy của định mệnh, phép thuật và trận chiến tranh giành quyền lực. Trong đó, cậu phải lựa chọn giữa hai phe đối lập nhau. Một con đường đi theo Galbatorix-kẻ phản bội để rồi bị hắn điều khiểu như một con rối hay con đường trở thành một lãnh đạo đại diện cho người dân Alagaesia thoát khỏi ách thống trị của tên vua Galbatorix?  Eragon phải lãnh trách nhiệm của một kỵ sĩ rồng huyền thoại, để nắm giữ vận mệnh của đất nước.”
Thật là một câu chuyện kì lạ, như những câu chuyện khác, người anh hùng luôn là người có sức mạnh phi thường, hay là một chàng hoàng tử,... Nhưng không, Eragon lại là một cậu bé-nông dân mồ côi mẹ từ nhỏ, chỉ mới mười lăm tuổi. Nhưng điều ấy lại không ngăn cản được cậu cùng với cô rồng Saphira trở thành cặp đôi nắm giữ vận mệnh của vùng đất Alagaesia rộng lớn. Những cuộc phiêu lưu qua những vùng đất xa xôi, hiểm nguy như thành Teirm, Dras-Leona- nơi ở của nhưng con quái thú thèm khát máu người, hay vùng đất yên bình của thần tiên Du Weldenvarden-với những thần tiên ngày ngày đều ca hát... Đều tô đậm cho hình tượng của người anh hùng Eragon. Eragon khi còn là một cậu bé nông dân hay khi đã trở thành kỵ sĩ rồng thì lòng dũng cảm, vị tha,... đều không thay đổi, và nếu có thì chỉ là một phần nhỏ tính cách của cậu. Thời gian không thể thay đổi được tâm hồn của cậu, nó chỉ thay đổi được ngoại hình. Từ một cậu bé trở thành một kỵ sĩ với bộ giáp vàng sáng bóng, và cô rồng Saphira với những cái vảy xanh ngọc lấp lánh như kim cương. Những sự thay đổi ấy đã khẳng định quyết tâm không lùi bước của cậu. Eragon là một cậu bé ban đầu tuy có chút ngỗ nghịch, nhưng nhờ sự chỉ dậy của Oromis mà cậu ngày càng trưởng thành hơn. Với sự liên kết chặt chẽ giữa Eragon và cô rồng Saphira, cả hai đã làm được những điều tưởng chừng như không thể, như việc chúc phúc cho một đứa trẻ sơ sinh-mồ cha và mẹ mất sau khi sinh ở Varden, hay hai người lữ khách, và cả những người lính triều đình khi bị thương sau trận chiến... thể hiện được sự cao thượng của cậu khi không ngần ngại cứu giúp người khác kể cả kẻ thù của mình. Với tấm lòng cao thượng ấy, đã giúp cho Eragon chiến thắng kẻ thù mạnh nhất chỉ với việc cho hắn thấy những gì hắn đã làm.
“ Hãy chọn con đường khó mà đi, vì nó sẽ giúp con rèn luyện ý chí, và kết quả mà con đạt được sẽ hơn cả con mong muốn.” Câu nói ấy của Oromis-một kỵ sĩ tiền bối và cũng là thầy của Eragon, câu nói của ông đã giúp Eragon có những lựa chọn đúng đắn. Và để làm chủ được sức mạnh của mình khi trở thành kỵ sĩ, Eragon đã phải tập luyện rất nhiều, những bài tập ngày một khó hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng và sức lực. Không ít những lần Eragon đứng giữa sự sống và cái chết vì những sai lầm của mình, như lần đầu cậu phát hiện được sức mạnh của mình khi chạm trán với lũ quái Urgal ở Yazuac, do chưa kiềm chế đc dòng chảy phép thuật cậu đã để tiêu hao quá nhiều nội lực. Sau lần đó, với những lời dạy và sự rèn luyện chăm chỉ, Eragon đã làm chủ được sức mạnh của mình và sức mạnh ấy ngày càng tăng lên. Eragon có một tinh thần mạnh mẽ, không khuất phục trước mọi kẻ thù dù là lũ Razac, những tên lính triều đình, những tên tà thần nguy hiểm, và cậu càng quyết tâm hơn khi chiến đấu với Galbatorix-người đã giết những tiền bối của mình, những con rồng đã giúp đỡ hắn đều bị hắn giết và cướp lấy trái tim để sử dụng cho riêng hắn. Trải qua những năm tháng sống với thần tiên, Eragon đã nhận ra không chỉ sức mạnh mới làm nên chiến thắng mà cần phải có những đồng minh, những người luôn hỗ trợ, giúp đỡ,... đó mới là điều thiết yếu nhất. Và với sự giúp đỡ của Arya-công chúa của tộc tiên và sự quyết tâm, Eragon đã thống nhất được tộc người lùn, con người và cả thần tiên quyền năng đều đứng về phía mình để chống lại Galbatorix. Việc đó đã thể hiện được tài năng của một Kỵ sĩ rồng thừa kế.
Trải qua những trận đánh khốc liệt trên Cánh Đồng Cháy, thành Feinster, Belatona,... Với nhiều kẻ thù nguy hiểm như Razac, Murtagh và con rồng với những chiếc vảy đỏ như máu của hắn, và những tên lính không cảm nhận được nỗi đau thể xác,... Nhưng với sự quyết tâm, kiên cường, Eragon đã vượt qua dù đó không phải việc dễ dàng khi phải vượt qua một cơn bão giữa biển, luôn phải cảnh giác trước những  sinh vật phép thuật nguy hiểm,... Và ở trận chiến cuối cùng, Eragon đã chiến thắng được tên phản đồ Galbatorix, nhờ sự dũng cảm, và mưu trí của cậu. Cậu đã làm hắn phải cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát mà hắn đã làm với những người dân vô tội.
Nhà văn trẻ tuổi Christopher Paolini đã thực sự tạo nên ma lực trong văn học, anh đã xây dựng được hình tượng người anh hùng Eragon và con rồng Saphira dũng cảm, kiên cường,... Mặc dù là một bộ truyện nhiều tập nhưng cốt truyện luôn mạch lạc, tạo cho người đọc sự tò mò, xen lẫn cảm giác hồi hợp. Eragon và con rồng Saphira đã đưa chúng ta vào vùng đất Agalaesia tưởng tượng với đầy phép thuật, những câu thần chú,... Và cuối cùng với kết thúc của câu chuyện lại chính hai nhân vật ấy đã đưa chúng ta ra khỏi thế giới ấy cùng với những luyến tiếc mà thế giới ảo ấy để lại.


12 tháng 12, 2015

Những ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu

STT: 31
Lớp: 10A1
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) trong những ngày đầu tiên vào trường THPT
--oOo—

         Trong cuộc đời của mỗi con người, chúng ta luôn cố gắn giữ lửa và bắt trọn từng khoảnh khắc. Đối với tôi – cô học sinh lớp 10 thì khoảnh khắc ấy là thời khắc mang trong lòng đầy những bàng quan khi bước vào mái trường cấp III, với bao nhiêu là niềm vui của tuổi học trò, lần đầu tiên khoác lên mình bộ áo dài trắng truyền thống, tung bay cùng những kỉ niệm thân thương với bạn bè và thầy cô. Và ... khoảnh khắc đó, có lẽ chính là lúc này đây, khi mà tôi đặt chân bước vào ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu.    
       
          Võ Thị Sáu- một vị nữ anh hùng tuổi 16 trăng rằm đầy mơ mộng, 1 cô gái rất trẻ, trong trắng, sống rất lạc quan nhưng có tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hi sinh thân mình vì Tổ quốc. Đó là tên của ngôi trường thân thương sẽ gắn bó với tôi trong suốt quãng thời gian học cấp III này. Võ Thị Sáu là một ngôi trường có lịch sử khá lâu đời, với khoảng sân rộng rãi, hàng cây xanh mát, ngôi trường tuy có chút cổ xưa nhưng vẫn mang lại cho học sinh chúng tôi một cảm giác thoải mái và thân quen.
       
        Từng góc phố con đường buổi sớm quá đỗi thân thuộc nhưng sao hôm nay dường như xa lạ quá, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi chính thức bước vào cấp ba ! Là lần đầu tiên tôi được mặc áo dài trắng, ra dáng một nữ sinh cấp III với bao nhiêu là kỉ niệm sẽ còn đợi tôi trong khoảng thời gian tới. Cái cảm giác thân quen này, xen lẫn chút hồi hộp, bỡ ngỡ như hồi cấp I. Thân quen vì được trở lại với trang sách, con chữ, hồi hộp vì từ nay chặng đường học sinh của tôi sẽ bước qua 1 ngưỡng cửa mới- chặng đường tôi phải nỗ lực để đạt được tấm vé vào Đại học.
   
        Vào thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh, tôi đã đặt nguyện vọng tại Võ Thị Sáu theo như ý của bố mẹ. Đó cũng là lúc xung quanh tôi bắt đầu dấy lên dấy lên những lời đồn không hay về ngôi trường này, rằng: học sinh chúng tôi sẽ phải chấp hành kỉ luật nghiêm ngặt, có những điều lệ vô lý được đặt ra gây mất tự do cho chúng tôi, và nếu như sai phạm lỗi sẽ bị giám thị phạt nặng, sẽ bị thầy cô đì với lý do không đi học thêm họ, sẽ cho chồng chất những bài tập gây áp lực…
       
        Nhưng..không, tôi đã lầm. Tôi cứ ngỡ, lên cấp III áp lực học tập nặng nề sẽ làm tan đi hết những tiếng cười trong trẻo, những nụ cười hồn nhiên nhưng không, tôi đã lầm. Đến với mái trường Võ Thị Sáu là một vinh dự của tôi. Tôi may mắn vì được học vào lớp  10A1, thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi- thấy Quân còn khá trẻ, hài hước, tâm huyết và đặc biệt là : như bao thầy cô khác, thầy giảng dạy với lòng nhiệt tình với của mình đối với những “đứa con” còn non dại này,các thầy các cô trò chuyện thoải mái, tâm lý cũng như truyền đạt những kinh nghiệm sống cho học sinh,bọn tôi đặc biệt thích những tiết học Lý của thầy Bỉ,tiết Văn của cô Mai – những môn học mà đối vối chúng tôi như những “liều thuốc gây mê”. Trường học- dưới sự chủ trì của “ba bụng bự” Lê Văn Phước,luôn cưng chiều học sinh của mình,tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh để có thể chuyên tâm học tập và cũng thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa và lễ hội cho chúng tôi, nhằm làm giảm đi áp lực học hành.

        Bạn bè ở đây, cho dù chỉ là những người bạn không quen, chỉ mới tiếp xúc với nhau trong vài buổi sinh hoạt nhưng tôi có cảm giác quen thuộc như đã thân từ lâu lắm rồi. Họ- Những học sinh của ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu này, và đặc biệt là những anh, em trong tập thể lớp 10A1 của tôi luôn mang đến cho nhau niềm vui “bự”, chúng tôi đùa, cười, diện chung 1 màu áo lớp với nhau, và có cả vòng tình bạn,than gia văn nghệ và nhảy nhót, hò hét cùng nhau,.. bản thân chúng tôi đều cảm nhận được sự chân thành xuất phát từ nhau, không ích kỉ, nhỏ nhen và điều quan trọng nhất là : chúng tôi sẽ đoàn kết bên nhau để vượt qua những khó khăn không chỉ trong ba năm học mà còn cả chặng đường tương lai phía trước.  
    
      Và, còn có một điều mà tôi có thể chắc chắn đó là : Ngôi trường Võ Thị Sáu  sẽ là cái nôi chắp cánh cho tất cả học sinh chúng tôi bay vào tương lai đang rộng mở phía trước.  Mai này, khi xa rồi có ai còn nhớ đến mái trường thân thương cũng như kỉ niệm của những ngày đầu tiên bước vào nơi đây. Thời gian không bao giờ là ngừng trôi, vì vậy chúng ta phải giữ thật chặt không chỉ hiện tại mà là cả con đường tương lai phía trước.     


Người đàn bà tóc trắng

Stt: 43 -10A1
BÀI VIẾT SỐ 1 (Ở NHÀ)
Đề số 4:Cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm văn học( không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn) đã để lại ấn tượng cho anh/chị.
BÀI LÀM
Có thể nói, chưa bao giờ người phụ nữ lại dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như ngày nay. Qua tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn, trong đó đặc biệt nhất là “Người đàn bà tóc trắng” của Nguyễn Quang Thiều được sáng tác vào năm 1996. Với giọng văn xuôi, đậm chất biểu cảm nhà văn đã phác họa thành công tấm lòng của người phụ nữ đơn độc với những biểu hiện lạ từ cơ thể đến tính cách mà ngay cả bản thân mình cũng không biết lí do vì sao
Bà Nhim - người phụ nữ góa chồng và có mái tóc bà đổ trắng lúc còn trẻ làm nghề bán thuốc cao dán , sống ở ngôi nhà thâm u như ngôi chùa. Bà nhận nuôi một đứa trẻ ăn xin và đặt tên là Gừng. Nhưng bà chỉ chấp nhận phần xác của nó lớn lên thành một thiếu nữ mà không chấp nhận phần hồn của nó cũng dần lớn lên hương ở tuổi dậy thì. Khi người chồng chết, để giữ được sự trinh trắng thờ cúng tổ tiên dòng họ, lão bố chồng đã bắt bà phải uống một thứ thuốc tiệt dục và bà cũng sẽ phải làm như vậy với tất cả phụ nữ nào mà bà cho nương nhờ ở ngôi nhà đó.
Câu chuyện bắt đầu từ bà Nhim góa chồng từ năm mưới bốn tuổi . Sau khi chồng và mọi người ở gia đình chồng bà qua đời tóc bà trở nên trắng lạ thường ngay khi bà còn rất trẻ. Suốt cả cuộc đời bà chỉ sống trong một ngôi nhà thâm u như chùa. Bà Nhim kiếm sống bằng cách bán thuốc cao dán. Năm đã ngoài bảy mươi, tình cờ bà gặp được một đứa trẻ ăn xin và bà đã nhận nuôi nó:”Tên với tuổi. Tao đặt tên mày là Gừng cho nó ấm. Ở đây với tao, tao nuôi.” Với một người kì lạ, khó hiểu, quen sống một mình như bà Nhim lại đi nhận một đứa trẻ ăn xin ngoài đường về sống chung đó là sự đồng cảm  giữa bà Nhim và Gừng khi hai người đều là không có gia đình, một thân phải buôn ba kiếm sống khắp nơi. Bà Nhim đã nhận nuôi Gừng, đó là tình thương cảm giữa con người với con người mà ta khó kiếm được trong xã hội rộng lớn này.
Từ ngày ấy Gừng ở với bà Nhim, hằng ngày Gừng phải quét dọn nhà cửa, sân vườn và lấy trái cây để bán. Hàng tháng Gừng chỉ ra nhà vào những phiên chợ. Cũng như bà Nhim, Gừng sống âm thầm như một bóng ma. Và rồi ngày tháng trôi đi, Gừng ngày càng khôn lớn trưởng thành, nhưng bà Nhim chỉ chấp nhận phần xác của nó lớn lên thành một thiếu nữ mà không chấp nhận phần hồn của cô cũng dần lớn lên như bông hoa ngát hương ở tuổi dậy thì. Một hôm trên đường đi chợ, Gừng gặp Mô. Mô là người làng làm nghề đánh xe bò. Và cô được Mô tặng cho một quả thị nhỏ như trứng gà. Đêm về ngửi thấy mùi thị, bà Nhim tưởng Gừng dùng tiền bán hàng để mua thị và ném thị đi “bà lật đầu giường Gừng lấy quả thị và ném mạnh vào tường”. Tưởng Gừng dùng tiền không đáng và nhận ra tâm hồn Gừng đã trưởng thành nên bà Nhim trở nên gáu gắt. Cũng như nhiều thiếu nữ khác, Gừng thổn thức, mất ngủ vì phải lòng chàng trai tặng nàng quả thị. Rồi Gừng gặp lại Mô ở phiên chợ tới, cô được chàng tặng một chiếc gương để soi và chải tóc.
 Chiều về Gừng ra bờ suối soi gương, soi gương mặt mình. Bỗng giật mình khi thấy trong gương có khuôn mặt khác, cô hoảng hốt quay lại, bị bà Nhim”. Đồ ăn xin ăn mày mà cũng ngắm vuốt. Con gái soi sgương trộm là đồ lẳng lơ. mày đưa cái gương đây. Đưa!”. Vừa nói bà vừa sắn tới giằng chiếc gương. Gừng không hề chống cự.Bà Nhim ném mạnh chiếc gương xuống nền gạch bên bờ giếng.Chiếc gương vỡ vụn cùng theo lời mắng nhiệc của bà “Mày đã biết theo trai rồi đấy, từ nay không được bước ra khỏi nhà.” Những lời mắng cùng sự cấm đoán của bà Nhim là sự bảo bọc, ngăn cản không muốn Gừng trưởng thành và thành gia lập thất như bao người. “Chỉ có mèo cái mới đêm hôm chờ đợi như thế này. Con gái mà hay tỉnh giấc là đồ…đồ…” Đọc đến đây có thể thấy được sự ích kỉ tronrg tính cách của bà khi muốn Gừng mãi là một đứa nhỏ sống bên bà, là người thân cạnh bà giúp xua đi sự cô đơn của tháng ngày sống đơn độc.
Dù bà Nhim cấm đoán nhưng Gừng vẫn gặp Mô. Khi gặp, Mô bảo sẽ cưới Gừng về làm vợ và được cô đồng ý. Ngày tháng dần qua, Gừng có thai bụng cô ngày dần lớn lên bị bà Nhim phát hiện “Giỏi thật. Gái không chồng mà chửa thì giỏi thật. Nhưng mày đã làm nhơ bẩn nhà tao. Sự nhơ bẩn ấy đã giết tao.” Nói đến đó bà Nhim bật khóc. Lần đầu tiên trong những tháng năm sống với bà Nhim, Gừng thấy bà khóc. Bao nhiêu sự sợ hãi và căm ghét bỗng tan biến trong cô, nghẹn lòng cô cũng oà khóc theo. Bà Ninh  một lọ thuốc gia truyền, nhưng khi xuống nhà thì không thấy Gừng đâu nữa. Với trực giác của người mẹ, cô thấy hoảng sợ và chạy đến nhà Mô. Đêm đến bà quỳ và đốt hương trước bàn thờ chồng. Mấy hôm sau bà nằm liệt trên giường, Gừng nghe tin liền về thăm, bà bảo Gừng thay cho bà bộ áo trắng. Bà hiền từ, nhân hậu với bao nhiêu nỗi lòng, tình thương nói với Gừng. Ngày xưa bà có một đời chồng, sau khi chồng chết bố chồng đã bắt bà uống một thứ thuốc gia truyền. Kể từ đó tóc bà cứ thế mà trắng, nhưng không hề rụng. Bà Nhim dần dần mất đi tính nết của một người phụ nữ. Nhìn thấy đàn ông bà kinh tởm, thấy đàn bà thì căm ghét . Không hiểu tai sao hôm ấy bà lại cho Gừng vào nhà, có lẽ là do đôi mắt, một đôi mắt thuần khiết, trong sáng mà không người nào ở nhà chồng bà có được. Nói xong bà ra đi, để lại Gừng cứ mãi gào thét. Bây giờ bà Nhim chết cô cũng chỉ có một ý nghĩ duy nhất là tìm Mô.Đọc đến giữa văn bản ta cứ nghĩ bà Nhim là một người đáng ghét, nhưng thật ra đó vốn không phải là tính cách của bà. Ngày xưa bà cũng như bao cô gái khác yểu điệu, dịu dàng, kể từ khi bị bắt uống thứ thuốc lạ ấy con người bà thay đổi, từ ngoại hình đến tính cách. Làm gì có người phụ nữ nào chấp nhận được nhan sắc tàn phai ở cái tuối thanh xuân đẹp nhất của đời người. Trước cái nhìn của người đời về người phụ nữ kì lạ với mái tóc trắng khác thường. Tính cách bà thay đổi, nhưng  khi gặp Gừng không hiểu sao bà lại nhận nuôi Gừng, khi biết Gừng có thai bà đã khóc. Khóc không phải là do bà phải chết về tạ tội cùng tổ tiên nhà họ Vũ, mà là do cái tình cảm với Gừng như một người mẹ với con gái. Là lo sợ Gừng sẽ bỏ đi rồi bà phải sống một mình cô đơn như ngày nào. Dù cho tính bà thay đổi kì lạ, nhưng thăm thẳm trong bà vẫn còn tình thương, vẫn là con người  đầy lòng nhân hậu, nhân ái.
Với cách kể chuyện lôi cuốn, ngôn ngữ bình dị, tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật với tính cách phản diện với tính cách thật của nhân vật, tạo nên một nhân vật khiến người đọc thấy ghét rồi lại thương cảm vì sự bi thương trong số phận của bà Nhim. Cách xây dựng tính huống truyện, là Gừng trưởng thành như bao cô gái khác cùng kết đôi với chàng Mô rồi mang thai nhằm gây tạo ra tình huống bất ngờ với người đọc khi ấn tượng bà Nhim từ một người cay nghiệt, độc mồm lại là một con người nhân hậu đầy tình thương đối với Gừng. Độc đáo hơn là khi tác giả tạo nên một nhân vật khác với nhiều tác phẩm khác. Đó là mái tóc trắng lạ của bà Nhim cùng tính cách của bà là do một thứ thuốc lạ do ba chồng bà để lại, và tâm lí của một người không biết chuyện gì đang xảy ra với bản thân.Làm nổi bật lên tác phẩm như sợi dây vô hình nối nhiều tính tiết đặc biệt taọ nên điểm nhấn và là một nguyên nhân tạo nên nhiều tính tiết quan trọng của tác phẩm.
Tác phẩm “Người Đàn Bà Tóc Trắng” của Nguyễn Quang Thiều không chỉ mô tả tấm lòng nhân hậu, nỗi bi thương của bà Nhim. Mà còn nêu lên sự bi kịch của cuộc đời người phụ nữ khi không có được nhân quyền khi bà Nhim bị ba chồng bắt uống thuốc lạ mà không thể từ chối.Văn bản chi tiết hơn khi tác giả Nam Cao mô tả trạng thái tính cách của nhân vật một cách chi tiết thông qua hành động, lời nói, biểu cảm trên gương mặt và nội tâm của nhân vật. Nhờ vậy mà “Người Đàn Bà Tóc Trắng” đã đi sâu vào lòng người đọc và có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam.

Với ngôn ngữ bình dị cùng nhiều tình tiết độc đáo, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người đàn bà tóc trắng với tính tình cay nghiệt đến nhân hậu, hiền từ.Tác phẩm “Người Đàn Bà Tóc Trắng” đã cho thấy số phận đau thương của người phụ nữ, họ khong có tiếng nói không có nhân quyền trong cuộc sống vào xã hội phong kiến. Hy vọng sự bất bình, đau thương của người phụ nữ chỉ còn là quá khứ.Để họ được tỏa sáng và trân trọng trong xã hội hiện đại.

Đấu trường sinh tử

Không chỉ có người đàn ông, con trai mới cần sự mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường. Đôi khi, chúng ta cũng có thể thấy những điều ấy ở một cô gái tuổi đời còn rất trẻ như Katniss Everdeen. Nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết “Đấu Trường Sinh Tử” của nhà văn Mỹ Suzanne Collins đã để lại cho em một ấn tượng hết sức sâu đậm: liều lĩnh, mạnh mẽ, sâu sắc và giàu lòng yêu thương. 

“Cô gái lửa” Katniss thực sự là một hình tượng đẹp, đáng ngưỡng mộ và học tập.Suzanne Collins là một nhà văn nữ người Mỹ. Bà không viết nhiều nhưng mỗi tác phẩm của bà đều để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Tiêu biểu nhất là bộ tiểu thuyết “Đấu Trường Sinh Tử”. Câu chuyện nói về Katniss Everdeen, một cô gái trẻ đến từ Quận 12 đã tình nguyện thay thế em gái mình tham gia Đấu trường sinh tử - cuộc chơi tàn khốc nơi các vật tế nam nữ bị gom lại trên một đấu trường và phải tiêu diệt lẫn nhau khi chỉ còn một người duy nhất sống sót. Katniss đã vượt qua không chỉ một mà cả hai kỳ Đấu trường. Mọi việc không chỉ dừng lại tại đó. Capitol tạo ra trò chơi nhằm mục đích cho toàn thể mười hai Quận thấy được quyền lực của mình, và cảnh cáo “chẳng gì dại dột hơn là việc đứng lên đấu tranh và nổi dậy một lần nữa”. Tinh thần chiến đấu, sự quả cảm và liều lĩnh của Katniss đã giúp cho người dân Panem có thêm dũng khí để có thể lật đổ chính quyền độc tài và giành lại công lý, hòa bình. Nghệ thuật miêu tả tâm lý là điểm sáng của cả tác phẩm này. Nó giúp cho những cảm xúc, suy nghĩ  của Katniss được bộc lộ 1 cách rõ ràng và chân thực. Từ đó ta có thể thấy được đây là một cô gái dũng cảm, mạnh mẽ, liều lĩnh nhưng đồng thời cũng rất nhạy cảm và sâu sắc.

Đọc những trang đầu tiên của bộ truyện này, tôi đã ấn tượng bởi sự dũng cảm và liều lĩnh của Katniss. Đó không phải là những phẩm chất của một nữ anh hùng đơn thuần mà nó xuất phát từ tình cảm mà cô dành cho gia đình của mình. Sau khi cha mất vì tai nạn mỏ than, ngày ngày Katniss phải vào rừng đi săn, đổi chiến lợi phẩm của mình lấy thực phẩm để có thể nuôi mẹ và em gái. Đâu phải cô gái tuổi 17 nào cũng có thể làm được những việc ấy ! Không chỉ vậy, cô còn tình nguyện thay thế em gái mình tham gia Đấu trường sinh tử - nơi có hai mươi bốn cửa vào nhưng chỉ có một cửa ra. Cái khoảnh khắc mà Katniss nghe thấy tên Prim – em gái mình được xướng lên trong buổi Chiêu quân “không khí trong phổi tôi xóc lên từng đợt, khiến tôi không thể hít vào, thở ra, hay làm bất cứ thứ gì”. Và thế là cô ấy đã tình nguyện làm vật tế cho em gái. Katniss thậm chí còn bộc lộ sự mạnh mẽ của mình một cách trực tiếp không hề do dự “mọi người sẽ để ý thấy tôi khóc, và tôi sẽ bị xem là một đấu thủ dễ xơi. Một kẻ yếu đuối. Tôi không muốn ai có được sự hả hê đó” Đúng là như vậy, trong suốt 2 kì đấu trường, cô đã không để điều đó xảy ra. Cô đã một mình vượt qua những cạm bẫy, thử thách và cả những trò quái ác mà Capitol đã bày ra trong đấu trường: cháy rừng, mưa máu, những con ong biến đổi gien to tướng và cả những trận “tắm máu” kinh hoàng giữa các Vật tế,... Katniss phải tự vượt qua không chỉ chúng mà còn cả những kí ức đau đớn, khó quên của chúng để có thể vươn lên đánh bại nhà nước đã bắt cô và nhân dân hứng chịu đau khổ. Tổng thống Snow – một con người mưu mô xảo trá và gian ác - có thể khiến cô run sợ chứ không hề khiến cô gục ngã. Sự mạnh mẽ, can trường của cô đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và khiến họ trở nên can đảm hơn. Katniss Everdeen là biểu tượng bất tử cho lòng dũng cảm bất khuất. 

   Bên cạnh sự mạnh mẽ, can trường hiếm thấy ở một cô gái, Katniss còn cho chúng ta thấy sự sâu sắc và lòng trắc ẩn. Cô luôn yêu thương em gái của mình, “lúc nào cũng muốn che chở cho Prim bằng mọi cách”. Mối bận tâm lớn nhất của cô sau hai kì Đấu trường “là chưa quan tâm chu đáo đến em” nhưng dù sao thì Katniss vẫn “ rất vui vì có thời gian ở bên em gái”. Cô biết rằng Prim đã phải chịu nhiều khổ đau hơn cả cô ngày cô bằng tuổi em ấy nên cô đã tự nhủ “nhiệm vụ của tôi là bảo vệ Prim”. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng đáng tiếc thay cô đã không làm được điều đó và Katniss đã rất ân hận sau này. “Con bé sẽ không quay về đâu! Nó sẽ không quay về đây nữa!” Cô đã khóc nức nở khi thấy con mèo Hũ Bơ của Prim quay về tìm em “Nó chết rồi, con mèo ngu ngốc kia. Nó chết rồi” Lệ bắt đầu tuôn dài trên má và Katniss đã khóc rất nhiều. Thế nhưng, dù có ra sao đi chăng nữa, Katniss vẫn luôn yêu thương Prim một cách vô điều kiện.    Không chỉ nhân vật mới làm nên thành công của câu chuyện mà kể cả ngòi bút điêu luyện của nhà văn cũng góp phần làm nên điều này. Nổi bật nhất trong bộ tiểu thuyết này đó chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật của Collins. Sự sắc sảo là những gì chúng ta có thể thấy được qua từng dòng văn. Katniss mạnh mẽ,  Prim dịu dàng, xinh xắn (gương mặt của Prim tươi tắn như hạt mưa, đáng yêu như chính tên của em, loài hoa anh thảo đêm), tổng thống Snow xảo quyệt, mưu mô (da ông ta xanh xao, nhợt nhạt. Kể cả trong bộ dạng tàn tạ này, cặp mắt rắn của ông ta vẫn rực sáng và lạnh lẽo),… Chỉ bằng những chi tiết rất nhỏ nhưng Collins đã khắc họa các nhân vật một cách rõ nét, chân thực với đúng bản chất của họ. Ngoài ra, nghệ thuật đối lập còn được tác giả tận dụng triệt để nhằm gây ấn tượng mạnh với người đọc. 

Bất cứ ai khi đọc những dòng đầu của bộ tiểu thuyết này đều nghĩ rằng nó được lấy bối cảnh từ những năm 20, khi người dân vẫn còn phải đun sôi nước để tắm, vẫn phải vào rừng săn bắn để kiếm cái ăn. Thế nhưng càng về sau, người đọc càng bất ngờ về sự trái ngược giữa các Quận (nhất là Quận 12) với Capitol – thủ đô giàu có của nhà nước Panem – nơi có những con tàu cao tốc chạy với vận tốc trung bình 250 dặm một giờ, những con người với váy áo xúng xính đến độ lòe loẹt, xem trẻ em và thanh niên các Quận đánh giết nhau như một trò chơi truyền hình. Thậm chí họ thừa mứa cái ăn tới nỗi còn “ói ra để có thể sung sướng nhồi nhét vào dạ dày lần nữa”. Độc giả đã thực sự giật mình khi thấy được sự đối lập đến khó tin ấy qua con mắt của Katniss. “Đấu trường Sinh tử” nhắc nhở chúng ta rằng: đâu đó trên thế giới này vẫn còn đầy rẫy những bất công. Chúng ta cần phải đứng lên đấu tranh cho chính tương lai của mình. Suzanne Collins đã thực sự thành công với bộ tiểu thuyết đầy sức lôi cuốn này.    

Katniss Everdeen – nhân vật chính của bộ tiểu thuyết “Đấu trường sinh tử”– là một hình mẫu đáng mơ ước và học tập: mạnh mẽ, can trường, sâu sắc và giàu lòng trắc ẩn. Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, nghệ thuật đối lập sáng tạo cùng đề tài gai góc nhưng lôi cuốn hấp dẫn đã tạo nên một thế giới đầy ắp những điều bất khả nhưng cũng hết sức thân quen của “Đấu trường Sinh tử”. Đây thực sự là một bộ truyện khiến cho độc giả không thể đặt xuống khi đã cầm lên. Nó sẽ tiếp thêm cho bạn dũng khí và khiến cho bạn nhớ mãi trong cuộc đời mình 

Cô bé quàng khăn đỏ và cuộc sống hôm nay

Lớp: 10A1       SBD: 30
Bài viết số 1 ( làm ở nhà )
Đề: Cảm nhận về một nhân vật có trong tác phẩm văn học ( không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn) để lại ấn tượng  cho anh/chị.
Bài làm
           Trẻ em luôn luôn hồn nhiên, trong sáng và biết nghe lời vì thế nên được mọi người quý mến. Nhưng cũng có những đứa trẻ vì không nghe lời mà đã gây nên những hậu quả không hay.Ví dụ như là cô bé trong câu truyện “cô bé quàng khăn đỏ” của hai anh em nhà Grimm người Đức viết vào thế kỉ mười chín. Qua câu truyện tác giả muốn khuyên mọi trẻ em nên biết nghe lời người lớn.
             Câu truyện kể về một cô bé theo lời mẹ đưa thức ăn qua nhà cho người bà đang bị ốm. Nhưng vì mải chơi nên cô đã ngặp một con sói và vô tình chỉ đường cho nó đến nhà bà. Con sói đã ăn thịt người bà và giả làm bà để hãm hại cô bé, sau đó cô cũng bị ăn thịt. Nhưng rất may có bác thợ săn đi ngang qua và đã cứu hai bà cháu ra khỏi bụng con sói an toàn. Cô bé quàng khăn đỏ là một người tốt bụng, thật thà, hồn nhiên và trong sáng không nghi ngờ bất kì ai.                
             Lúc gặp con sói khi đang đi trong rừng thì cô bé cũng rất sợ nhưng cũng mạnh dạn trả lời câu hỏi của sói. Qua câu trả lời của cô bé ta thấy cô là một người rất thật thà và hồn nhiên không hề nghi ngờ gì về con sói. Khi nghe câu trả lời của cô con sói đã liền nghĩ đến việc ăn thịt cả hai bà cháu. Ta thấy con sói đã thông minh và nguy hiểm hơn. Và hay nhất là lúc cô bé gặp con sói khi giả làm bà, lúc này cô vẫn không hề biết rằng bà mình đã bị sói ăn thịt. Nhưng có vẻ hơi nghi ngờ nên cô đã hỏi bà rất nhiều điều như là sao tai bà dài thế, miệng bà lớn thế,… Con sói cũng  trả lời những câu hỏi của cô bé và sau khi nói xong con sói liền vồ lấy cô. Lúc này cô bé cảm thấy rất ân hận vì mình ham chơi mà con sói đã có cơ hội để ăn thịt  bà và mình. Nhưng rất may vì bác thợ săn đã cứu được hai bà cháu và giết được con sói. Và có lẽ từ lúc này cô bé đã bớt ham chơi và biết nghe lời ba mẹ hơn, đây cũng là một bài học cho chúng ta.
           Trong câu truyện tác giả đã sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật để tăng thêm phần sinh động cho tác phẩm. Như là biện pháp nhân hóa đã biến con sói trở nên thông minh và nguy hiểm  hơn, biện pháp nói quá,… tất cả đều góp phần làm cho tác phẩm hay hơn. Tác giả đã xây dưng hình tượng  cô bé quàng khăn đỏ rất đep và đầy tính nhân ái. Tác phẩm có tính hiện thực rất cao và có thể được áp dụng  nhiều vào thực tế. Qua câu truyện tác giả muốn nhắn đến tất cả trẻ em trên thế giới rằng đường ham chơi mà không vâng lời cha mẹ để rồi hậu quả không hay xảy đến.
                                              C:\Users\pc\Desktop\tải xuống.jpg
              Tóm lại cô bé quàng khăn đỏ là một người thật thà, hồn nhiên rất đáng cho chúng ta noi theo.  Và ta cũng phải biết rút ra một bài học cho chính bản thân mình để sống tốt hơn chan hòa hơn.


                                     
                

Cà phê cùng Tony

       Lớp: 10A1       Mã số : 34
Bài viết số 1
Đề 4 : Cảm nhận về một    nhân vật trong tác phẩm văn học ( không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn) đã để lại ấn tượng cho anh (chị)
Bài làm
Ngày nay đất nước chúng ta càng phát triển, văn minh hơn. Song song với những chuyển biến tốt đẹp ấy vẫn luôn tồn tại những mặt xấu của con người. Như tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã chỉ ra rằng con người Việt Nam ta ngoài những điểm tốt đẹp đáng khen thì vẫn còn tồn tại những mặt xấu cần khắc phục. Vấn đề này đã được tác giả Tony Buổi Sáng đề cập đến trong tác phẩm của anh ấy là “ Cà phê cùng Tony”. Câu chuyện này kể về một anh chàng Tony cũng là một người Việt Nam và những câu chuyện mà anh ta trải qua đã chỉ ra những mặt xấu của người Việt Nam.http://www.kilobooks.com/kho/MN1CS/caphe-cung-tony.jpg





Câu chuyện được viết theo lối truyện ngắn được chia thành nhiều phần. Bao gồm hai phần chính đó là : “Chuyện của Tony” và “Tony và bạn trẻ”. Tôi sẽ kể cho các bạn về phần một của truyện. Tôi sẽ trích ngắn gọn về một phần truyện mà tôi thích nhất đó là: “ Tiểu sử của Tony” . Khi Tony nhìn thấy nhu cầu của loài người và nhìn thấy các hành động khoe khoang của rất nhiều người, Tony bèn nảy sinh ý tưởng khoe ra những bằng cấp của mình để chứng tỏ mình giỏi. Từ bằng mẫu giáo cho đến bằng đại học (đây là những tấm bằng giả mà Tony năn nỉ, mua bán để có.). Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, khi nghe lời nói của người bạn là nên khoe những gì ngược lại. Anh ta nghe theo và đã đem những gì kỳ lạ ra khoe: nào là lớp ba nghỉ học chăn trâu, nào là ở đợ, rồi sau một thời gian thì trở thành Việt Kiều, nào là mở công ty,… Qua những dòng trích này, ta thấy rằng Tony đây cũng chính là đại diện của nhiều bạn trẻ thời nay: khoe khoang, bất chấp những cái mình tưởng tượng ra để khoe để có sĩ diện với thiên hạ. Ngoài ra, Tony còn cho thấy bộ mặt xấu của người Việt đó là không nghe những lời tốt đẹp mà lại đi nghe những lời xúi để tự làm xấu bản thân mình mà lại tưởng mình rất đẹp. Đây quả thực sự là một lời cảnh tỉnh.
Như tôi nói hồi nãy, câu chuyện này đã một cách gián tiếp cho thấy những mặt xấu của người Việt Nam. Ta thấy rằng, Tony là một người bình thường nhưng cũng vì nhu cầu muốn được thể hiện bản thân mà ra như vậy. Ta có thể thấy rõ điều đó qua những hành động của Tony: “ Ai cũng rách rưới thì khi có chiếc áo mới, Tony sẽ mặc ra đứng đầu xóm cho cả làng bu lại coi.”. Chi tiết này ngay lập tức làm tôi lien tưởng tới hình ảnh anh chàng mặc chiếc áo mới trong câu chuyện dân gian “Lợn cưới áo mới”. Cho đến bây giờ chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng Tony không chỉ là một nhân vật trong truyện chỉ để phê phán chúng ta, anh ta thực chất chính là chiếc gương phản ảnh chính bản thân chúng ta. Quả thực là vậy, khi tôi đọc hết câu chuyện ấy. Những chi tiết gây cười như khoe bằng cấp giả hay khoe những điều mộng tưởng… Thì điều đó gần như xuất hiện trong giới trẻ hiện nay, khi công nghệ đã rất phát triển, con người chúng ta chỉ cần những cú bấm vào điện thoại là có thể đăng những tấm hình đã qua photoshop ( chẳng thực tế chút nào) lên mạng. Như thế, ta cũng dễ dàng thấy, ông bà ta xưa có câu: “ Tốt khoe xấu che”, vậy là tốt nhưng Tony hay các bạn trẻ ngày nay hầu như chỉ khoe ra những thứ xấu xí hay trái với thực tiễn. Tác giả đã khéo léo lồng ghép các tình huống của Tony trong truyện để nhẹ nhàng nhưng cho thấy mặt xấu của người Việt Nam.
Đó là những mặt trái của người Việt Nam nhưng trong câu chuyện này cũng có những nghệ thuật rất hay đã được dùng. Thứ nhất, ta có thể thấy rằng bằng nghệ thuật hoán dụ, tác giả đã làm Tony, từ một nhân vật bình thường lại trở thành đại diện cho tính cách của mỗi con người trong xã hội. Bằng những câu nói khoe của của Tony, chúng ta ngoài việc cười vì sự vui vẻ mà trong đó ta cũng thấy đâu đó chính bản thân mình. Từ sự nhận thức đó, ta có thể tự chỉnh sửa bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.
Câu chuyện này khép lại sau khi đã khoe khoang ra hết, Tony chỉ mong muốn có được sự thán phục của người xem. Và như tôi đã nói, câu chuyện này tác giả Tony Buổi Sáng đã cho ta thấy những khuyết điểm của một số người trong xã hội Việt Nam. Dù gì tôi cũng cảm ơn tác giả đã viết câu chuyện này để khi tôi đọc có cơ hội nhận ra khuyết điểm của mình. Không chỉ tôi, tôi hi vọng các bạn trẻ có thể nhìn ra những khuyết điểm mà “tấm gương” Tony đã phản chiếu chúng ta mà trở nên hoàn thiện hơn.

TÊN: Nguyễn Quang Minh
LỚP: 10A1
STT: 22
Đề: Cảm nhận của anh/chị trong những ngày đầu tiên vào trường THPT
BÀI LÀM
   Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai cũng đã phải trải qua những năm tháng cắp sách đến trường, đặc biệt là vào những ngày đầu bước vào ngôi trường mới. Với tôi, ngày mà để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là những ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu.
   Vào buổi tối trước khi đến với ngày đầu tiên đến trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ từ quần áo cho đến sách vở, tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng tôi vẫn cảm thấy trong lòng có gì đó rất lạ. Thường thì sau ba tháng hè chơi đùa thoải mái thì tôi lại đi học, gặp lại trường cũ và bạn bè, có thể còn gặp lại thầy cô giáo cũ nữa. Nhưng giờ lại khác, bởi vì khi bước vào ngôi trường mới thì tất cả mọi thứ đều xa lạ cả. Bạn tôi thì mỗi người một ngã, không ai học chung với ai nên tôi phải làm quen với bạn mới. Nhưng không sao, tôi vẫn luôn nghĩ rằng rồi mình cũng sẽ quen bạn mới, trường mới thôi. Và tôi nghĩ thầm:” Tôi thật sự đã lớn rồi sao? ”
   Ngày đầu tiên khi bước vào ngôi trường ấy, điều mà tôi thật sự ngỡ ngàng đó chính là tượng đài chị Võ Thị Sáu. Từ hồi cấp một cho đến giờ tôi mới có dịp được thấy một bức tượng biểu tượng cho ngôi trường đó. Bức tượng ấy cũng đủ để tôi hiểu rằng ngôi trường tôi chuẩn bị học đây có một truyền thống sâu sắc, đó chính là nhớ ơn đến vị nữ anh hùng của dân tộc mang tên Võ Thị Sáu. Khi bước vào lớp, tôi thấy ai ai cũng đều lạ nên tôi nghĩ thầm:” Minh à, kiểu này chắc là mày phải một mình học tập thôi, không có ai giúp đỡ mày đâu.”  Nhưng thật bất ngờ, tôi đã quen được rất nhiều bạn bởi vì ai cũng đều rất dễ làm quen, rất thân thiện. Một lúc sau, thầy chủ nhiệm của chúng tôi vào. Tôi tưởng người thầy chủ nhiệm sẽ là người thầy lớn tuổi có đôi chút khó tính nhưng thầy ấy lại rất trẻ, tầm ba mươi mà thôi. Thầy là một người rất vui tính, rất thân thiện nên tôi nghĩ rằng:” Minh à, mày thật là may mắn khi được học lớp này đấy.”
   Nhưng ngày mà tôi nhớ nhất lại chính là ngày khai giảng. Ngày hôm đó tôi mặc đồng phục của trường rất ra dáng thanh niên. Cảm giác của tôi lúc đó vừa bồn chồn vừa có chút lo sợ. Tôi sợ vì tôi nghĩ rằng liệu tôi đã sẵn sàng bước vào năm học mới chưa hay liệu tôi có thể làm rạng danh trường Võ Thị Sáu hay không? Có quá nhiều câu hỏi trong đầu tôi và tôi rất cần có câu trả lời ngay bây giờ. Bỗng một âm thanh quen thuộc lại vang lên. Đó là tiếng trống trường quen thuộc, tiếng trống báo hiệu cho năm học mới bắt đầu. Đó cũng là lúc câu hỏi trong đầu tôi lóe lên. Tôi nghĩ thầm:” Minh, mày không cần phải lo bất cứ điều gì cả. Mày chỉ cần chăm chỉ học thật tốt là được rồi.” Và đó cũng chính là mục tiêu để tôi cố gắng vươn lên trong học tập, không để cho cha mẹ, thầy cô và đặc biệt là chính bản thân mình phụ lòng.
   Tối hôm đó, tôi trằn trọc không ngủ được, bởi vì lòng tôi đang rất vui. Vui vì tôi đã được vào ngôi trường Võ Thị Sáu, ngôi trường mà biết bao học sinh trong đó có tôi vẫn luôn hằng ao ước. Ngoài ra tôi còn vui vì tôi có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào ngôi trường ấy.
   Là một học sinh của ngôi trường Võ Thị Sáu, tôi sẽ cố gắng hết sức để không ai phụ lòng. Và bây giờ tôi có thể tự hào mà nói:” Tôi là học sinh trường Võ Thị Sáu.”

Thép đã tôi thế đấy

Mỗi người đều có một tấm gương để phấn đấu trưởng thành. Đối với tôi , nhân vật Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” là hình tượng để cho tôi phấn đấu trưởng thành. Với nhân vật chính là Pa-ven, nhà văn Nhi-lai-ka Ax-tơ-rốp-xki đã thành công trong việc miêu tả một thanh niên bất khuất trước kẻ thù, quên mình, luôn chỉ nghĩ đến Đảng, đến nhân dân, đến sự nghiệp giai cấp vô sản, mà kiên quyết chiến đấu đến cùng.

Tiểu thuyết”Thép đã tôi thế đấy” là một tác phẩm chỉ nhìn đời mà viết, kể về cuộc chiến đấu vĩ đại chưa từng có của nhân dân lao động Xô Viết, cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. “Thép đã tôi thế đấy” ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của tầng lớp thanh niên Xô Viết đầu tiên. “Thép” ở đây là Pa-ven và cả một lớp thanh niên lao động, vừa lớn lên thì gặp ngay Cách mạng, Ý thức giai cấp và tuổi trẻ bừng lên trong phong trào. “Lò ngàn độ nóng” là cuộc chiến tranh trường kì gian khổ. Người thợ vĩ đại tôi rèn thép là Đảng Cộng sản, ngọn cờ tham mưu của cách mạng.
.
          Pa-ven được sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo khó, chỉ có ba người là mẹ già , anh trai là A-cơ-rom và Pa-ven là em út. Pa-ven đã từng bị đuổi học vì quá ngịch ngợm và đánh nhau với một học sinh khác. Vì thế anh phải đi làm thuê trong một nhà hành gần ga từ khi mới mười hai tuổi. Cũng vì thế anh được nếm trải qua cuộc đời bị tầng lớp tư sản ép bức, bóc lột sức lao động của người khác để làm giàu cho riêng mình. Từ lúc ấy, Pa-ven rất căm ghét cái hạng tư sản dơ bẩn ấy. Có một lần, anh trai của Pa-ven bị bắt mấy ngày  để lái tàu cho bọn Đức, nhà chỉ còn mẹ và Pa-ven. Lương của Pa-ven thì thấp, không đủ dùng mẹ Pa-ven định đi làm thuê nhưng Pa-ven nhất định không cho vì anh rất thương mẹ, nhất quyết không để mẹ đi làm thuê, nai lưng cho bọn tư bản hành hạ. Thế là Pa-ven làm tăng ca, anh làm quần quật cả sáng lẫn đêm. Điều đó chứng tỏ Pa-ven là một con người chăm chỉ, suốt ngày làm mà không than vãn.
Sau khi Nga hoàng bị lật đổ, cuộc chiến nổ ra giữa Hồng quân Liên Xô và các thế lực tư bản, đất nước bị chia làm hai, một bên là Đảng cộng sản lãnh đạo, một bên còn lại là các thế lực tư bản và bọn Đức muốn làm chủ nước Nga rộng lớn. Pa-ven đã nhanh chóng theo phe chính nghĩa do Đảng lãnh đạo. Điều đó cho thấy sự quyết đoán, không chịu thêm bất kì sự dùi dập nào của bọn tư bản. Không những gia nhập Đảng, anh còn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và lôi kéo thêm được nhiều thanh niên khác gia nhập Đảng. Đã nhiều lần trong các chiến trận, Pa-ven luôn là người xông pha đầu tiên trên mặt trận, anh là mũi thép đầu tiên đâm thủng hàng phòng vệ của địch. Cũng nhiều lúc anh thấy đồng đội hoặc thậm chí người chỉ huy của mình hy sinh, Pa-ven rất tức giận, một mình anh xông pha, tiêu diệt cả một tiểu đoàn của địch. Anh đã hứng chịu bao nhiêu là mảnh đạn, mũi kiếm và lưỡi lê. Nhưng tất cả là không hấn gì với Pa-ven, vì người anh bây giờ là một chất thép dày đặc đã được tôi luyện nhờ vào công lao của Đảng.
Tuy là súng đạn không hề hấn gì đến Pa-ven, nhưng trong một lần xông pha mặt trận, anh bị một mảnh bom văng phải đầu, làm cho anh gần như đã bước tới rìa của cuộc sống. Nhưng với một ý chí mạnh mẽ, Pa-ven đã vượt qua được cơn nguy kịch và hồi phục sức khoẻ một cách nhanh chóng. Từ đó, sức khoẻ Pa-ven yếu hẳn đi. Đến khi đất nước vừa thống nhất, Pa-ven bị thêm hai trận thập tử nhất sinh nữa. Đến lần thứ ba, trong lần bị tai nạn xe hơi, anh không còn đủ sức để gượng dậy được nữa. Và rồi anh đi vĩnh viễn.
Qua tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” nhà văn Nhi-lai-ka đã cho thành công trong việc miêu tả một hình tượng thanh niên Liên Xô rất đáng khâm phục, rất đáng học hỏi. Cũng nhờ có hình ảnh Pa-ven giúp cho tôi nhìn rõ bản thân mình hơn, hiểu rõ hơn về chiến tranh, cung cấp cho tôi những kinh nghiệm , những bài học thực tế về cuộc chiến đấu vẻ vang trong cách mạng của ông cha ta.
Tóm lại, tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” trước nhất truyền cho ta cái sự ham sống, ham chiến đấu, dũng cảm, dẹp tan cái sự mềm yếu trong cơ thể, đem cái sự quyết tâm phấn đấu làm thứ gì thì phải lảm cho kì được và luôn luôn lạc quan yêu đời, bất chấp gian khó.
Vậy là nhân vật Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” là nhân vật văn học để lai nhiều ấn tượng sâu đậm trong tôi nhất.


Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới

Lớp : 10A1 Stt: 02
                                                Bài viết số 1 ( Làm ở nhà )
Đề : Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây : “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
Bài làm
T
rong xã hội ngày nay , khi công nghệ và khoa học đang phát triển mạnh mẽ từng ngày thì lượng kiến thức cũng tăng  vượt bậc nhưng giới trẻ lại không để việc học lên làm đầu . Nếu vẫn với tư tưởng đó thì tương lai của thế giới sẽ trở nên đen tối , ngu dốt . Trong “ Tâm hồn cao thượng” của EDMON DE AMICIS , đã nói lên học hành là điều quan trọng như thế nào qua lời nhắn nhủ của cha An-ri-co đến An-ri-co. “ Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
Vậy học là như thế nào ? Học là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học là phải thực tập , phải lấy những kiến thức mà mình có từ việc học hỏi từ sách vở , bạn bè , thầy côđể áp dụng vào những sự việc xảy ra xung quanh .
Khi ta học, chính những kiến thức mà ta tích luỹ được trong việc học sẽ mang lại cho ta một tầm cao mới , mang ta đến với bến bờ tri trức vô tận mà con người không bao giờ khám phá hết được . Như Lê-nin từng nói “ Học, học nữa, học mãi” hay câu nói mà cha của An-ri-cô dùng để khuyên nhủ chính con mình cũng như tác giả muốn nhắn nhủ đễn mọi người phải để việc học làm đầu . Vì khi ta để việc lên làm đầu , ta sẽ cảm nhận được những điều mà những người không để việc học lên làm đầu , chính là sự thanh thản trong việc xử lý mọi người , trong quan hệ với mọi người , trong chính việc học của mình. Trên thực tiễn , với lượng kiến thức mênh mông , ta luôn luôn cần phải học , nắm chắc được những kiến thức mà ta đã học .Như một học sinh để việc học lên làm đầu , có thể các bạn cùng trang lứa lại cười cợt , chế giễu là : “Mọt sách.”Nhưng có ai biết đến những hữu ích mà việc học mang lại .
Ngoài ra, ta cần phải thấy được những tác hại của việc không để việc học lên làm đầu . Những con người không để việc học lên làm đầu , họ không gặt hái được nhiều thành  công mà còn mang đến cho thế giới một tương lai tối tăm . Chúng ta cần phải phê phán những con người không để sự học lên làm đầu , ngăn chặn những con đường làm con người coi thường việc học .
Con người chúng ta cần phải luôn luôn để việc học lên làm đầu , luôn luôn là những con người năng động trong học tập . Ta cần phải lập ra những phương hướng hành động để cùng xây dựng tương lai của chính bản thân và cho tương lai thế giới và “chớ hề làm một tên lính nhút nhát” trong “đội quân” của tri thức.

Học là một con đường dẫn đến tương lai , là một bến đò không bến dừng . Học luôn luôn là con đường quan trọng nhất . Mọi thứ sẽ trở nên tốtđẹp hơn khi con người học . Là “ tương lai của đất nước” , học sinh cần phải học một cách chuyên cần , học để xứng đáng với niềm tin của Bác Hồ kính yêu .