-Blog http://hocvan.blogspot.com/ là nơi chia sẻ, trao đổi các bài văn do HS trường THPT Võ Thị Sáu TP.HCM viết trong các kì kiểm tra. Bản quyền các bài làm thuộc về GV và HS trường VTS. Đây là sản phẩm của Chuyên đề Tổ Văn VTS năm 2010-2011.
-Các bạn có quyền tham khảo tất cả các bài viết đăng trên Blog này để tích lũy kinh nghiệm viết Văn NLXH,NLVH, tham khảo các ý tưởng có trong các bài viết để làm giàu tri thức và vốn hiểu biết, vốn sống...cũng như tham khảo những kỹ năng, lập luận,các thao tác... cần thiết để viết một bài thi.
-Các bạn cũng có quyền trao đổi ý kiến của mình xung quanh các đề tài đã công bố, phản hồi các ý kiến trao đổi... bằng cách nhấp vào đường liên kết có chữ "Nhận xét" ở cuối các bài viết và trực tiếp ghi ý kiến của mình vào ô "Để lại nhận xét của bạn" rồi nhập "Xác minh từ" căn cứ vào những từ hiển thị trên màn hình, rồi chọn Ô "ID mở" hoặc "Tên/URL" VÀ LÀM THEO HƯỚNG DẪN). Rồi nhấp chọn "Công bố nhận xét của bạn".
-Người nhận xét cũng có thể xem trước lời nhận xét của mình bằng cách chọn "XEM TRƯỚC", nếu đồng ý mới chọn "CÔNG BỐ NHẬN XÉT CỦA BẠN"
-Rất mong nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ, tranh luận... của các bạn để tất cả chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng viết văn .
-Chúc các bạn sẽ hoàn thành tốt nhất những bài văn trong các baì kiểm tra, bài thi học kỳ và thi tốt nghiệp THPT và Đại học .
Trang lập ra để góp phần vào công cuộc Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn
30 tháng 10, 2010
29 tháng 10, 2010
Hiếu thảo giúp chúng ta trưởng thành hơn
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “ Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
---------------------------------
Từ xưa đến nay, hiếu thảo luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Vậy nên, có ý kiến cho rằng: “Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn”. Chúng ta hãy cùng nhau bàn bạc về câu nói trên.
“Hiếu thảo” là kính trọng, lễ phép với cha mẹ, ông bà. Không những thế, “hiếu thảo” còn là sự yêu quý, biết ơn công lao của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Mặt khác, “hiếu thảo” với cha mẹ còn là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho cha mẹ lúc mạnh khỏe cũng như lúc ốm đau. Còn “trưởng thành” là sự chín chắn trong suy nghĩ, hành động , lời nói. Một con người trưởng thành là một con người biết suy nghĩ, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, sự vất vả, khó nhọc mà cha mẹ đã phải chịu để biết hiếu thảo với cha mẹ. Vậy nên, một con người biết hiếu thảo với cha mẹ chính là lúc con người đó đã trưởng thành hơn.
“Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Vì cha mẹ là người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người nên việc hiếu thảo với cha mẹ phải là lẽ đương nhiên. Mặt khác, khi ta nuôi một con cún nó còn biết trung thành với chủ huống gì chúng ta là con người có suy nghĩ, có hiểu biết nên ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không những thế, nếu không biết hiếu thảo với cha mẹ, ta sẽ bị mọi người xa lánh vì cha mẹ là người có công lớn đối với ta mà ta không biết hiếu thảo thì đối với người khác sẽ ra sao? Hơn thế nữa, sống hiếu thảo với cha mẹ sẽ giúp cho tâm hồn ta thanh thản, không hổ thẹn với chính lương tâm của mình. Vậy nên, lời dạy trên quả thật chí lý! Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương về lòng hiếu thảo. Ví như cụ Nguyễn Đình Chiểu khi xưa biết được tin mẹ mất, cụ đã đau long bỏ cả thi cử, trở về chịu tang và khóc đến nỗi mù cả hai mắt. Hay Lão Lai Tử ở Trung Quốc tuổi tuy đã cao nhưng vẫn mặc đồ như một đứa trẻ chọc hề cho cha mẹ vui. Hay như Mục Kiền Liên trong sự tích “Mục Liên tìm mẹ”. Tất cả những tấm gương sáng ấy thật đáng để ta noi theo.
Bên cạnh những tấm gương về lòng hiếu thảo vẫn còn đầy rẫy những con người hỗn hào với cha mẹ. Đáng giận hơn là có những vị quyền cao chức trọng không những không hiếu thảo với mẹ cha mà còn đang tâm đánh đập mẹ mình. Những con người ấy cần bị xã hội lên án khắt khe và bị mọi người chê trách. Tuy nhiên, hiếu thảo với cha mẹ là tốt nhưng ta còn cần phải hiếu thảo với ông bà và những người có công với mình, có như thế ta mới thực sự “trưởng thành”.
Bản thân em, ý thức được mình là một học sinh, em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, phụ giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, trông em để mẹ được nghỉ ngơi,…như vậy là đã bày tỏ lòng hiếu thảo của mình một cách thiết thực!
Hiếu thảo với cha mẹ là một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ truyền thống ấy để phát huy nét đẹp văn hóa vốn có của dân tộc Việt Nam.
---------------
Bài của NGHUYỄN NGỌC TUYẾT ANH -11A9- VTS
---------------------------------
Từ xưa đến nay, hiếu thảo luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Vậy nên, có ý kiến cho rằng: “Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn”. Chúng ta hãy cùng nhau bàn bạc về câu nói trên.
“Hiếu thảo” là kính trọng, lễ phép với cha mẹ, ông bà. Không những thế, “hiếu thảo” còn là sự yêu quý, biết ơn công lao của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Mặt khác, “hiếu thảo” với cha mẹ còn là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho cha mẹ lúc mạnh khỏe cũng như lúc ốm đau. Còn “trưởng thành” là sự chín chắn trong suy nghĩ, hành động , lời nói. Một con người trưởng thành là một con người biết suy nghĩ, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, sự vất vả, khó nhọc mà cha mẹ đã phải chịu để biết hiếu thảo với cha mẹ. Vậy nên, một con người biết hiếu thảo với cha mẹ chính là lúc con người đó đã trưởng thành hơn.
“Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Vì cha mẹ là người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người nên việc hiếu thảo với cha mẹ phải là lẽ đương nhiên. Mặt khác, khi ta nuôi một con cún nó còn biết trung thành với chủ huống gì chúng ta là con người có suy nghĩ, có hiểu biết nên ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không những thế, nếu không biết hiếu thảo với cha mẹ, ta sẽ bị mọi người xa lánh vì cha mẹ là người có công lớn đối với ta mà ta không biết hiếu thảo thì đối với người khác sẽ ra sao? Hơn thế nữa, sống hiếu thảo với cha mẹ sẽ giúp cho tâm hồn ta thanh thản, không hổ thẹn với chính lương tâm của mình. Vậy nên, lời dạy trên quả thật chí lý! Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương về lòng hiếu thảo. Ví như cụ Nguyễn Đình Chiểu khi xưa biết được tin mẹ mất, cụ đã đau long bỏ cả thi cử, trở về chịu tang và khóc đến nỗi mù cả hai mắt. Hay Lão Lai Tử ở Trung Quốc tuổi tuy đã cao nhưng vẫn mặc đồ như một đứa trẻ chọc hề cho cha mẹ vui. Hay như Mục Kiền Liên trong sự tích “Mục Liên tìm mẹ”. Tất cả những tấm gương sáng ấy thật đáng để ta noi theo.
Bên cạnh những tấm gương về lòng hiếu thảo vẫn còn đầy rẫy những con người hỗn hào với cha mẹ. Đáng giận hơn là có những vị quyền cao chức trọng không những không hiếu thảo với mẹ cha mà còn đang tâm đánh đập mẹ mình. Những con người ấy cần bị xã hội lên án khắt khe và bị mọi người chê trách. Tuy nhiên, hiếu thảo với cha mẹ là tốt nhưng ta còn cần phải hiếu thảo với ông bà và những người có công với mình, có như thế ta mới thực sự “trưởng thành”.
Bản thân em, ý thức được mình là một học sinh, em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, phụ giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, trông em để mẹ được nghỉ ngơi,…như vậy là đã bày tỏ lòng hiếu thảo của mình một cách thiết thực!
Hiếu thảo với cha mẹ là một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ truyền thống ấy để phát huy nét đẹp văn hóa vốn có của dân tộc Việt Nam.
---------------
Bài của NGHUYỄN NGỌC TUYẾT ANH -11A9- VTS
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)