Tham khảo


Ôn ít nhớ nhiều
Ôn thi như thế nào để tránh việc học trước quên sau với khối lượng kiến thức rất nhiều là điều các học sinh đang rất quan tâm.
 
Học sinh lớp 12 trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) trong giờ học ôn môn Tiếng Anh - Ảnh: Đ.N.T
 
Bám sách giáo khoa và chuẩn kiến thức
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều sách ôn tập dành cho học sinh (HS) chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, có một số tài liệu tái bản do không chỉnh sửa theo kịp với chương trình hiện hành nên có nhiều bài hướng dẫn vẫn sử dụng những công thức cũ. Nếu làm theo những sách này, chắc chắn HS sẽ bị mất điểm oan uổng dù đáp số vẫn chính xác. Vì vậy, thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), khuyến cáo: “HS phải bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng”.
Đồng tình với quan điểm trên, cô Chu Bích Ngà - Tổ trưởng tổ Lịch sử trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), giải thích thêm: “Một số nội dung chỉ có trong sách giáo khoa mà không có trong chuẩn kiến thức kỹ năng và ngược lại. Tốt nhất để không bị hổng kiến thức, HS không nên chỉ theo một cuốn sách nhằm đề phòng người biên soạn đề thi không phải là người viết sách…”.
Không học vẹt
Với những HS thi các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thì yêu cầu học thuộc lòng rất quan trọng. Cô Chu Bích Ngà chia sẻ cách thức học nhanh và nhớ lâu: “Khi học bài, các em nên đọc thầm, đọc qua một lượt rồi gạch đầu dòng những ý chính ra giấy. Sau đó đọc lại nhiều lần, tăng dần tốc độ đọc, tập nhớ lại tựa bài và những vấn đề chính yếu, căn bản. Ghi nhớ và hệ thống trên giấy toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau. Trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, dữ liệu dễ ghi vào bộ nhớ”. Nếu ở môn khoa học tự nhiên, HS cần nắm vững các công thức, định luật thì ở các môn xã hội, HS “phải hiểu từng sự kiện, từng câu từng chữ chứ không thể học lớt phớt, qua loa”, cô Ngà nhấn mạnh.
Võ Thị Thanh Nhã, cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 bật mí: “Để tránh tình trạng khi làm bài quên một chữ là quên cả bài, các bạn không nên học thuộc lòng theo kiểu học vẹt. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học”.
Không nhồi nhét kiến thức
Lớp 12 là năm học mà HS phải chịu khá nhiều áp lực, thức khuya dậy sớm để học. Tuy nhiên, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng - trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyến cáo: “Nếu cứ kéo dài tình trạng như vậy không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà việc nhồi nhét kiến thức không khoa học còn làm các em khó nhớ hoặc nhanh quên. Căng thẳng thần kinh là tình trạng phổ biến của HS trong giai đoạn ôn thi và là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng lực ôn tập. Nếu giấc ngủ không đạt chất lượng thì khi ôn tập rất khó nhớ bài”. Cô Bích Hồng khuyên: “Cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, kết hợp chơi một số môn thể thao đơn giản hay tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu hoặc đi chơi thư giãn với bạn bè. Đặc biệt ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi để não có thể nạp năng lượng trước khi phải tiếp nhận khối lượng kiến thức tiếp theo”.
Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu cũng cho rằng: “Ngay từ bây giờ, các thí sinh phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, giờ nào học môn nào, sau bao nhiêu ngày phải kết thúc, tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến bội thực”.
3 lưu ý khi ôn thi
Chọn và phân bổ thời gian học thi hợp lý. Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.
Xác định phương pháp học tập, ôn thi phù hợp. Mỗi khối thi có những cách ôn tập khác nhau. Với những môn khoa học tự nhiên, nhất thiết phải dành thời gian để làm nhiều bài tập và tự giải để tìm ra các dạng bài, không đầu hàng trước các bài khó. Đối với những môn khoa học xã hội cần phải học, đọc nhiều và ôn đi ôn lại theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Hệ thống các kiến thức đã học là việc cần thiết vì các bài học thường liên quan với nhau.
Dành thời gian ôn thi qua internet. Đây là kênh ôn thi có nhiều thông tin phong phú, rất bổ ích nếu biết khai thác và tận dụng.
NGÔ MÃ THIÊN  (trường THPT Lê Thành Phương - Phú Y

Viết bằng tay, tăng trí nhớ.....


Các chuyên gia thuộc Đại học Stavanger (Na Uy) nhận thấy, quá trình đặt bút lên giấy và đọc một cuốn sách có vẻ khắc sâu kiến thức vào bộ não tốt hơn việc sử dụng bàn phím và màn hình máy tính.
Theo kết quả được công bố trên tờ Advances in Haptics, quá trình viết bằng tay cần nhiều nỗ lực thần kinh hơn, giúp chúng ta ghi nhận và khắc sâu ký ức hơn so với gõ trên bàn phím.
Giáo sư Anne Mangen cho biết, nghiên cứu đã cho thấy các phần não khác nhau được kích thích bằng việc đọc và viết. Do viết bằng tay mất nhiều thời gian hơn gõ bàn phím, nên phần thái dương của bộ não liên quan đến ngôn ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Nhóm nghiên cứu do GS. Mangen chủ trì đã tiến hành thử nghiệm trên hai nhóm người trưởng thành, trong đó những người tham gia được giao nhiệm vụ học một bảng chữ cái chưa được biết đến trước đó, có khoảng 20 chữ. Một nhóm học bằng cách viết tay, trong khi nhóm còn lại sử dụng bàn phím.
6 tuần sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm học bảng chữ cái bằng cách viết tay có biểu hiện tốt hơn trong các thử nghiệm về khả năng nhớ.

Chuyên đề giảng dạy...

Chuyên đề giảng dạy môn Ngữ Văn của Trần Hà Nam
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
  1. Tóm tắt bài giảng “Viếng lăng Bác”
  2. VỢ NHẶT (Kim Lân) – tiếp theo
  3. Cảm nhận SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M.Sôlôkhôp)
  4. Cảm nhận: En-xa ngồi trước gương” (L.Agaron)
  5. Chiếc thuyền ngoài xa – con người trần trụi đời thường:
  6. Bình thơ : TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC của Hàn Mặc Tử
  7. Thư mục văn học THPT
  8. Bình giảng: NÚI ĐÔI (Vũ Cao)
  9. Suy ngẫm từ “Gửi em – cô thanh niên xung phong” (Phạm Tiến Duật)
  10. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…
  11. Cảm nhận “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải)
  12. Vợ nhặt của Kim Lân
  13. Vĩnh biệt nhà văn Kim Lân
  14. Kỷ niệm Thâm Tâm
  15. Vua và em
  16. Vài cảm nhận về “Một con người ra đời” (M.Gorki)
  17. Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử
  18. Bình thơ: CHUỖI CƯỜM THI CA
  19. Đọc Hàn Mặc Tử
  20. Bình thơ: HẠT BUỒN RƠI (Đặng Quốc Khánh)
  21. Hành trình đến cùng Hàn Mặc Tử
  22. Bình thơ: KHÚC TỪ BIỆT của Nguyễn Sĩ Đại
  23. Khơi nguồn Thạch Lam
  24. Tản mạn thôn Vỹ
  25. Thời gian
  26. Cảm nhận MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà)
  27. Cảm nhận đoạn trích “Hai cây phong”
  28. Cảm nhận đoạn trích TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
  29. Cảm nhận TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
  30. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUÔI CÙNG (bài học sinh)
  31. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
  32. Cảm nhận CÔ BÉ BÁN DIÊM
  33. CHIA SẺ hay CHIA XẺ?
  34. Phân tích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên
  35. Tản mạn cùng RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành
  36. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng (2)
  37. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng(1)
  38. Đến với bài thơ hay
  39. Bình thơ: Tây Tiến – Quang Dũng
  40. Bình giảng: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
  41. Để viết một bài luận hiện nay
  42. Bình thơ: Giọt lệ nàng Vân – Đặng Quốc Khánh
  43. Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du – Tố Hữu
  44. Bình giảng: Nỗi lòng Nguyễn Trãi
  45. Hình tượng cô Tấm
  46. Cảm nhận: Vẻ đẹp Đam Săn
  47. Tiếng cười trong truyện dân gian
  48. Tiếng cười trong ca dao
  49. Bình NHỮNG GIỌT LỆ (Hàn Mặc Tử)
  50. Cảm nhận truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy”
  51. Bình thơ: Sóng – Xuân Quỳnh
  52. Bút ký: Quy Nhơn – những con đường
  53. Bút ký: Hoài niệm Hương Sơn
  54. Tình nghĩa trong ca dao
  55. Giá trị nhân văn trong ca dao – dân ca
  56. Phân tích: Mẹ Tơm – Tố Hữu
  57. Hồn thơ lục bát
  58. Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
  59. Văn học và nhà trường
  60. Phân tích: Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du
  61. Bình giảng: Việt Bắc – Tố Hữu
  62. Bình giảng ca dao 2
  63. Bài bình ca dao
  64. Bình thơ: Tương tư, chiều – Xuân Diệu
  65. Phân tích: Chí Phèo – Nam Cao
  66. Lên Qui Hoà nhớ Hàn Mặc Tử (thơ)
  67. Bình thơ: Chuỗi cười – Hàn Mặc Tử
  68. Đọc thơ Khổng Vĩnh Nguyên
  69. Cảm nhận: Lão Hạc – Nam Cao
  70. Cảm nhận: Đời thừa – Nam Cao
  71. Cảm nhận: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
  72. Cảm nhận: Hai đứa trẻ- Thạch Lam
  73. Cảm nhận: NHỮNG CHÂN DUNG BIẾM HOẠ
  74. Bình thơ : Đàn Ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
  75. Cảm nhận: Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
  76. Cảm nhận: Thơ Phan Bội Châu
  77. Bình thơ: Tống biệt hành (Thâm Tâm)
  78. Bình thơ: Biển (Xuân Diệu)