7 tháng 1, 2011

Học với Hành phải đi đôi

Tên: Võ Ngọc Thảo
Lớp: 10A8
 --------------------
         Đề : Bác Hồ có nói: “Học với hành phải đi đôi”. Em hãy bình luận câu nói trên.

        Trong cuộc đời của mỗi học sinh, ngoài việc học những định nghĩa, định lý từ trong sách vở. Học sinh còn phải luyện tập, thực hành để ứng dụng những định nghĩa, định lý đó vào trong những thí nghiệm. Điều đó giúp cho học sinh có thể nhớ lâu hơn những lý thuyết đã học mà còn biết ứng dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Học tập và thực hành là hai yếu tố cần phải thực hiện song song thì mới tạo nên 1 người học sinh giỏi thực sự. Vì thế Bác Hồ đã từng nói “Học và hành phải đi đôi”. Chúng ta sẽ cùng đi phân tích câu nói ấy của Bác.
        “Học” là tiếp thu kiến thức bổ ích từ trong sách vở, từ những người đi trước, từ sách báo, từ Internet, từ những người chúng ta đã gặp. Việc học tập không chỉ giới hạn ở vài chục năm đầu đời mà phải thực hiện suốt đời. Vì kiến thức trên cuộc sống này là một sa mạc lớn còn kiến thức của con người chúng ta tiếp thu chỉ bằng hạt cát trên sa mạc. Cho nên việc học tập, học hỏi những kiến thức không thể ngừng nghỉ. “Hành” là làm thực hành, ứng dụng những điều đã học vào trong thực tiễn. Có thực hành thì mới giúp cho học sinh tiếp thu nhanh bài học hơn, những lý thuyết được nắm vững hơn. Nhưng việc thực hành lúc nào cũng phải sau việc học vì nếu không nắm vững những lý thuyết của bài học mà lại thực hành trước thì học sinh không thể tiếp thu được mà còn làm hư hại đến tài sản chung của nhà trường. Câu nói của Bác đã khẳng định học và hành là hai công việc của một quá trình thống nhất không thể tách rời: Học và hành luôn gắn bó song song với nhau.
        Học không đi đôi với hành thì việc học trờ nên vô ích, vô nghĩa. Đầu tư hời gian để học lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế thì lãng phí thời gian. Ví như một người học bơi mà không dám xuống nước thì không bao giờ biết bơi; một học sinh chỉ nghe thầy cô giảng bải ở lớp mà về nhà không làm bài tập thì khó giỏi được. Ngày nay, ở một số nơi chỉ quan trọng lý thuyết hơn thực hành vì thế học sinh chỉ nắm được lý thuyết suôn mà khi đưa bài tập ứng dụng lại làm không được như khi học anh văn nếu chỉ học từ, ngữ pháp mà không đọc và nói thì tiếng anh không thể giỏi được. Hành mà không học thì khả năng thất bại rất cao. Không có lý thuyết và kinh nghiệm nên việc ứng dụng lý thuyết vào trong thực tiễn rất lúng túng mất nhiều thời gian công sức mà khó có thể thành công được. Chẳng hạn như một học sinh lười học định nghĩa, định lý mà muốn áp dụng vào trong bài tập thì sẽ không bao giờ làm được. Ngày nay, có nhiều thầy lang băm chưa qua trường lớp đào tạo mà đi chữa bệnh nên gây ra nhiều cái chết thương tâm cho những con người vô tội.
        Chúng ta cần phê phán những người tách rời việc học với việc hành. Học hành qua loa đối phó, không có động cơ học tập đúng đắn, không làm cho mình giỏi thật sự từ đó nảy sinh tiêu cực trong thi cử. Học đi đôi với hành là kinh nghiệm lịch ử của cả nhân loại trong quá trình nhận thức thế giới. Nền gió dục phong kiến chỉ coi trọng lý thuyết coi thường thực hành nên gây nhiều hạn chế cho người học. Hiện nay vì điều kiện cơ sở vật chất hạn chế nên việc thực hành của học sinh gặp khó khăn hơn nữa vẫn có nhiều học sinh chưa ý thức việc học đi đôi với hành.
        Là học sinh chúng ta phải biết kết hợp giữa việc học và thực hành song song với nhau. Ở nhà phải chuẩn bị bài học trước, sau khi nghe giảng và học thuộc lý thuyết kỹ thì bắt đầu làm những bài tập vận dụng những lý thuyết đã học. Như vậy học sinh sẽ nắm kiến thức vững nhất. Việc thực hiện “Học và hành phải đi đôi” không phải khó nhưng phải biết sử dụng thời gian hợp lý để không mất quá nhiều thời gian vào một môn học.
        Lời dạy của Bác Hồ “Học với hành phải đi đôi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy và học. Đó là phương châm giáo dục và là phương pháp học tập hiện nay. Muốn thành công không chỉ học lý thuyết, hôc vẹt mà chúng ta phải biết vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt sáng tạo vào thực tế cuộc sống sao cho phù hợp vói điều kiện và hoàn cảnh mỗi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét