18 tháng 9, 2012

Sô-lô-khốp


Số phận dữ dội của “Sông Đông êm đềm”

(Dân trí) - "Sông Đông êm đềm" là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Sholokhov. Với tác phẩm này, ông đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965. Tuy vậy, khi tác phẩm mới ra đời, tên tuổi của ông đã bị bôi nhọ vì ''đứa con tinh thần" này...

Sông Đông êm đềm

Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử 10 năm từ 1912-1922 tập trung chủ yếu ở hai bờ sông Đông và một làng quê người Kozak ở ven sông. Truyện kể về số phận con người trong chiến tranh, sự đúng sai của những quyết định trong cuộc đời mỗi con người, quan niệm về tình yêu, hôn nhân và ngoại tình...
Chuyện khắc hoạ 10 năm cuộc đời của nhân vật Gregori Melekhov. Anh đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm. Để ngăn cản mối quan hệ này phát triển, gia đình Melekhov cưới Natalia cho Gregori. Để được sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất vì bị chồng mới cưới ruồng bỏ, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Tạo hình của nhân vật Gregori trên phim.

Tạo hình của nhân vật Gregori trên phim.
Sau này, Gregori phải đi lính trong những năm đầu của Thế chiến I.Tham gia chiến tranh, Gregori cảm nhận được tính chất tàn bạo, vô nghĩa của nó. Mặc dù chán ghét chiến tranh và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.
Ở nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, đứa con đầu lòng chết vì bệnh tật, nàng đã ngã vào vòng tay của tay con trai chủ nhà. Khi về phép, biết chuyện dan díu của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia. Sau khi Gregori hết nghỉ phép và quay về quân ngũ, Natalia sinh đôi một trai, một gái.
Gregori và Aksinia

Gregori và Aksinia
Sau những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn nối lại quan hệ. Tuyệt vọng vì lại mất Gregori lần nữa, Natalia nhờ một bà lang bỏ đi đứa con đang mang trong người. Nàng chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, đứa con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật.
Sau khi giải ngũ về quê, trải qua nhiều biến cố chính trị, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ. Tới khi không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori...
Người ta thường so sánh Sông Đông êm đềm với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Tolstoy. Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng nó là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh và tác động xã hội. Mặc dù những nhân vật chính đều rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác đều kết thúc bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở Nga trong thời kỳ Nội chiến.
Tác phẩm với trên 100 nhân vật diễn ra trong khoảng thời gian 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện lịch sử dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Độc giả đã bị cuốn hút bởi tính cách và tâm hồn của nàng Aksinia sẵn sàng chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng có lúc không vượt qua nổi phút cô đơn, tuyệt vọng và bản năng. Natalia thì ngược lại, rất mực thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu đến mức trở nên yếu đuối.
Natalia hiền lành, yếu đuối, rất mực thủy chung 

Natalia hiền lành, yếu đuối, rất mực thủy chung 
Aksinia mạnh mẽ, nồng nhiệt, sẵn sàng chiến đấu với số phận và định kiến để có được tình yêu

Aksinia mạnh mẽ, nồng nhiệt, sẵn sàng chiến đấu với số phận và định kiến để có được tình yêu
Những nhân vật của Sông Đông êm đềm rất giàu tính hiện thực. Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm những cảnh vật quê hương, những tập tục, những bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện.
Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc về tư tưởng chính trị trong những năm tháng bão táp lịch sử. Đó là con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm, yêu làng xóm quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu.
Gregori đã rơi vào lầm lạc khi đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân và Tổ quốc. Ngay trong những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy lạc lõng, đau khổ vì quyết định của mình. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường đi đúng đắn, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, khiến những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân Gregori cũng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền và sau cùng bên chàng cũng không còn một ai thân thích.
Phim đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cùng tên năm 1930 và được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Nga. Hai bộ phim truyền hình cùng tên cũng được ra đời sau đó vào năm 1957 và 1992.
Vài nét về cuộc đời tác giả
Sau khi

Sau khi Sông Đông êm đềm được xuất bản, suốt nhiều thập kỷ, vì bản thảo bị thất lạc, trong văn đàn Nga đã dấy lên những cuộc tranh luận về việc Sholokhov có phải là tác giả thực sự của Sông đông êm đềm. Nhiều nghi vấn đặt ra rằng ông đã viết tác phẩm này dựa trên bản thảo của một nhà văn khác - sỹ quan Bạch vệ Fyodor Kryukov, người đồng đội đồng hương của Sholokhov đã mất năm 1920.
Người ta quy chụp rằng Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp I ở trường làng rồi bỏ học đi theo Hồng quân khi mới 13 tuổi. Khi bắt đầu viết Sông Đông êm đềm, Sholokhov còn quá trẻ, mới 21 tuổi, chắc chắn sẽ thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn dày dặn như thế. Hơn nữa, các tác phẩm sau này của Sholokhov có chất lượng văn chương kém hơn hẳn Sông Đông êm đềm. Mặc kệ dư luận, Sholokhov bỏ ngoài tai tất cả, không biện minh hay trách cứ, ông tiếp tục hoàn tất tác phẩm để đời của mình.
Năm 1984, tập thể các nhà khoa học Bắc Âu đã áp dụng các phương pháp khoa học để dùng máy tính phân tích, so sánh tác phẩm Sông Đông êm đềm với các tác phẩm khác của Sholokhov và đưa ra kết luận ông chính là tác giả. Tháng 11/1999, Ủy ban Di sản văn học tổ chức họp báo công bố tìm thấy bản thảo viết tay của Sholokhov cho tác phẩm Sông Đông êm đềm. Điều này càng khẳng định thêm tuyên bố trước đó.
Xét về tư cách một nhà văn và nhìn vào thành quả lao động là những tác phẩm văn học, Solokhov thực sự là con người vĩ đại của văn học Nga. Tại quê hương ông, nơi ngôi nhà mà Sholokhov từng sống nay đã trở thành viện bảo tàng, đều đặn hàng năm đều diễn ra lễ hội "Mùa xuân Solokhov", đây là một hoạt động văn hóa đã được duy trì trong suốt 20 năm qua.
Hồ Bích Ngọc
Tổng hợp
Số phận dữ dội của “Sông Đông êm đềm” Số phận dữ dội của “Sông Đông êm đềm” 10 8 17720

6 tháng 9, 2012

Cách học mau thuộc lâu quên


Với nhiều học sinh (HS) phổ thông, việc học và ghi nhớ kiến thức các môn như ngữ văn, lịch sử, địa lý… thường khó khăn.
Có một số phương pháp và cách thức học tập chia sẻ với học sinh khi mùa thi đang đến gần.
1. Xác lập kiến thức đã học thành dàn ý
Trên cơ sở bài học trên lớp, HS cần tham khảo thêm tư liệu để hoàn chỉnh khối kiến thức. Về nhà tiến hành đọc để khắc sâu kiến thức lại 1-2 lần. Sau đó, xác lập khối lượng kiến thức đó dưới dạng một dàn ý (đề cương). Với các môn khoa học xã hội, không nên ghi nhớ theo kiểu máy móc, học vẹt, học tủ mà cần có các ghi nhớ theo cách hệ thống hóa các chương, mục, rồi mới phân tích các nội dung chi tiết, các đặc điểm... Trong hệ thống dàn ý đó, phải chia các ý chính và ý phụ đồng thời đi liền với nó là các đề mục tương ứng như: I, II, III (đối với các ý chính); 1, 2, 3…  (đối với các ý phụ) nhằm tạo điều kiện cho quá trình học dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
2. Ghi nhớ - chép thầm
Đó là phương pháp đọc nhẩm hoặc có thể vừa đọc nhẩm vừa dùng bút ghi ra giấy dàn ý đã xác lập nêu trên. Trong quá trình ghi nhớ thầm, nếu quên một ý nào đó thì phải xem lại kiến thức và ghi lại vào giấy nhiều lần ý đã quên. Phương pháp này phải tiến hành từ từ, trước tiên là học thuộc các ý chính để nắm nội dung toàn bài, sau đó học các ý nhỏ trong ý chính đó. Cuối cùng, phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài học bằng cách ghi ra giấy như một dàn bài hoàn chỉnh rồi đọc nhẩm lại một lần nữa đến khi cảm thấy đã hoàn toàn thuộc hẳn thì mới chuyển sang học bài khác hoặc môn khác.
3. Vẽ bản đồ tư duy
Vẽ bản đồ tư duy cũng là một phương pháp học nhiều HS và sinh viên hiện nay áp dụng. Hiệu quả của cách học này rất hữu hiệu, nhất là với các môn khoa học xã hội. Trong quá trình đơn giản hóa khối kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy, phải chú ý mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau để tránh chồng chéo, nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức. Ngoài ra, có thể dùng bút màu để tái hiện lại nội dung từng bài, từng chương đã học sao cho khoa học, dễ nắm bắt và dễ học thuộc hơn.
Văn Hà

5 tháng 9, 2012

Chuyên trang của Mực tím


 
» Chúc bạn một ngày mới thật nhiều niềm vui và thành tích mới  » Mua báo MT - KQĐ - RV - NĐTPHCM, chỉ cần gọi số (08)32415777  » Bạn có thể trở thành phóng viên Mực Tím! Mời bạn tham gia chương trình "Làm báo cùng MTO"   » Mang tiếng hát đổi nụ cười   » Năm học mới của một "sát thủ"   » Nữ sinh 15 tuổi chết "bí ẩn" tại nhà   » Thứ Năm của bạn (6/9/2012)   » Tóc búi lệch dễ thương   » Wonder Girls đến TP.HCM vào tháng 11   » Hà Hồ ngày càng "hot"   » Ván bài Gia nghiệp   » Biển và em   » Thoát hiểm ngoạn mục  
   Từ trang sách bước ra đời thật    Gửi câu hỏi
Thanh bình Đà Giang  (MTO 4 - 16/4/2011)
Mời các bạn đến thăm Thác Bờ, Chợ Bờ, hai địa danh được nhà văn Nguyễn Tuân nhắc đến trong Người lái đò sông Đà.
 
Mai Châu - mùa em thơm nếp xôi (MTO 11 - 27/11/2010)
Mời bạn theo phóng viên MTO tìm về nơi tạo cảm hứng cho nhà thơ Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến.
Những ai từng đến Kon Tum chắc hẳn sẽ không khó để nhận ra cung đường này.
Học cùng nhà thơ Thanh Thảo (MTO 5 - 15/5/2010)
Không ai chôn cất tiếng đàn. Tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng.
Làng Vũ Đại bây giờ (MTO 4 - 30/4/2010)
Nhắc đến làng Vũ Đại, ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến nhân Vật Chí Phèo với ngón nghề rạch mặt ăn vạ...


Sông Đuống hôm nay (MTO 12 - 31/12/2009)
Quê hương ai cũng có có một dòng sông. Với thi sĩ Hoàng Cầm, đó chính là dòng sông Đuống thấm đẫm biết bao kỉ niệm...
Thiên hạ đệ nhất...vắng (MTO 12 - 20/12/2009)
Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu "vắng tanh như chùa bà Đanh"! Tại sao lại có hình tượng so sánh như thế này nhỉ?
 
Chuyện ghi được ở rừng xà nu
Mai Châu - mùa em thơm nếp xôi
Thiên hạ đệ nhất...vắng
Làng Vũ Đại bây giờ
Thanh bình Đà Giang
Trên quê hương vợ chồng A Phủ
Ngàn năm vang vọng một bài thơ
Học cùng nhà thơ Thanh Thảo
Sông Đuống hôm nay
Chung kết Chú Ve Con lần thứ 17
Giá trị đồng tiền
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Bơi một mình
Bạn cần được ai yêu thương?
Lễ Vu Lan
Thói quen tốt phản tác dụng
Bạn trẻ cùng “Chia sẻ yêu thương với người có H”
Con đường chông gai
Khởi công tuyến metro đầu tiên của Việt Nam
Trang thông tin điện tử tổng hợp-cơ quan của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM. Tổng biên tập: Nguyễn Khắc Cường - Thư ký tòa soạn: Vũ Văn Hùng - Nguyễn Ngọc Anh
Giấy phép xuất bản số 
125 /GP-TTĐT, ngày 29-6-2011 của Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông. 
Địa chỉ
: 12 Phạm Ngọc Thạch - Quận 3 - TP.HCM. Điện thoại : (08).8297817 Fax : 84.8.8225437
Email : khanqdo-muctim@hcm.vnn.vn
© 2004 - 2012 Bản quyền thuộc về Báo Khăn Quàng Đỏ. Ghi rõ nguồn Mực Tím Online khi bạn phát hành lại thông tin từ website.
Phát triển bởi FPT Telecom.