17 tháng 10, 2016

Bài số 1-10A1-03-2016-2017-An DV-MC-TT

Tên: Nguyễn Thành Công
Lớp 10A1-Stt: 03
BÀI VIẾT SỐ 1: 8.0/10 điểm
Đề 4: An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí dân tộc ta?
Bài làm
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được trích từ truyện "Rùa Vàng" ra đời vào cuối thế kỉ XV. Truyện được truyền qua lời kể của nhiều thế hệ. Tuy là truyền thuyết nhưng cũng đã thể hiện lên tâm lòng , tinh thần yêu nước của dân tộc ta. "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" là một trong những truyền thuyết thấm đượm tinh thần nhân văn, thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của các tác giả dân gian. Nhưng vào đoạn cuối của của truyện, vua An Dương Vương đã tự rút gươm chém đầu con gái duy nhất của mình vì dám phản nước, đặt trái tim lên đầu. Vậy vì sao nhân dân ta lại xây dựng am thờ 2 cha con ngay cạnh nhau?==>1.0
Vua An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường nhưng xây đến đâu thì lở đến đó. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Thần nên không bao lâu thành xây xong. Trước khi ra về Rùa Thần đã thào vuốt đưa cho nhà vua để làm nỏ thần bảo vệ Loa Thành và đất nước. Không lâu sau thì quân Đà kéo sang xâm chiếm nhưng thất bại rất nặng nề. Sau chiến thắng, quân Đà đầu hàng và làm hòa với vua An Dương Vương nhằm cho hoàng tử của nước Triệu Đà tức Trọng Thủy lấy công chúa Mị Châu. Vì quá tin tưởng chồng nên đã làm mất nỏ thần dẫn đến mất nước, vua An Dương Vương đã tự tay chém đầu con gái mình rồi cùng Thần Rùa xuống biển.(1.0/1.5)
Tấm lòng nhân đạo của dân tộc ta trong câu chuyện được thể hiện qua phản ánh lịch sử thông qua những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhiều chi tiết thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Truyền thuyết truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy chỉ xoay quanh có ba nhân vật chính là vua An Dương Vương, cô con gái Mị Châu và Trọng Thủy là chồng cô nhưng mỗi hành động cử chỉ của mỗi nhân vật cũng đã xây và hình thành một cốt truyện hết sức độc đáo. Đối với nhân dân ta, vua An Dương Vương là một vị anh hùng, là một trong những vị vua có công đầu trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tác giả đã đưa vào truyện những thế lực kì ảo để nhằm đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành đắp lũy. Như ta đã thấy, hành động xây thành của nhà vua luôn được nhân dân và các yếu tố kì ảo đó chấp nhận và đồng tình ủng hộ cho thấy vua An Dương Vương là người có công xây dựng nước nhà và sự cảm thông của nhân dân cả nước đối với ông. Cho nên ADV vẫn được  lập đền thờ  để ghi nhận công lao của ADV đã xây thành, chế nỏ, giữ nước. ==> 2.0/2.5 
Còn về Mị Châu, nàng là cô công chúa, người con gái duy nhất của An Dương Vương. Nàng là người có tội đối với cả nước Âu Lạc, là mấu chốt, nguyên nhân gây nên việc mất nước. Vì là một công chúa của nước Âu Lạc nên lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác với việc riêng tư của mình. Nhưng ngược lại, Mị Châu vì quá hiền lành mà đã tin tưởng chồng mình (Trọng Thủy), vô tình đặt trái tim lên đầu, quên mất nghĩa vụ của mình đối với đất nước đã dẫn đến nước mất nhà tan. Qua đó, Rùa Vàng không ngại ngầng gì mà nói nàng là giặc, khiến cho nàng phải nằm xuống trước lưỡi kiếm của vua An Dương Vương, đó là hành động quyết liệt, dứt khoát của nhà vua, đó cũng là thay mặt công lí nhân dân nước Âu Lạc để xử tội Mị Châu.Tuy rằng việc làm của Mị Châu là không thể chấp nhận nhưng nhân dân ta vẫn rất khoan dung cho tấm lòng của nàng, nàng bị oan, vì quá ngây thơ trong sáng mà đã bị lừa mất. Và để minh oan cho tấm lòng trong sáng ấy, tác giả đã cho Mị Châu sau khi chết sẽ biến thành hạt châu, đó là minh chứng cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và lòng thương xót của nhân dân ta đối với nàng. Tác giả đã mượn hình ảnh ngọc trai vì nó tượng trưng cho những gì trong sáng và thanh cao nhất. Việc nhân dân ta dựng am thờ và đền thở của hai cha con An Dương Vương và Mị Châu là muốn thể hiện sự  bao dung, để tình cảm của cha con được vẹn toàn sau khi chết và quan trọng nhất là tấm lòng nhân đạo của dân tộc ta.==> 2.0/2.5
Việc dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc. Người xưa muốn nhắc nhở thế hệ sau phải biết xử lí đúng đắn giữa chuyện riêng và chuyện nước, chuyện cá nhân và cộng đồng. Hơn thế nữa, thế hệ trước muốn nhắc chúng ta xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước là 2 việc làm song song, không được ngủ quên trên chiến thắng, không được lơ là mất cảnh giác trước dã tâm xâm lược của kẻ thù .Nếu không "nước mất nhà tan''. Phải chăng đó chính là triết lý sâu sắc mà nhân dân muốn gửi gắm khi đạt đền thờ ADV cạnh am thờ MC?==>1.0/1.5 
Tóm lại, dân tộc ta có một tấm lòng nhân đạo thật sâu sắc, tuy việc chém đầu Mị Châu sẽ gây nên những vấn đề tiêu cực của tình cha con nhưng nhân dân ta đã xây dựng đền thờ và am thờ của họ gần nhau để tình cảm vẫn còn vẹn toàn như xưa. Qua truyền thuyết truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy ta cũng rút ra được bài học là phải luôn nghiêm chỉnh, không được lơ là trước chuyện đất nước, luôn đặt chuyện đất nước lên trước việc riêng, cá nhân của bản thân.==> 0.5/1.0
==> Thiếu PHHĐ và liên hệ thức tiễn
==> +0.5 bài viết có hình minh hoạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét