12 tháng 12, 2015

Người đàn bà tóc trắng

Stt: 43 -10A1
BÀI VIẾT SỐ 1 (Ở NHÀ)
Đề số 4:Cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm văn học( không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn) đã để lại ấn tượng cho anh/chị.
BÀI LÀM
Có thể nói, chưa bao giờ người phụ nữ lại dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như ngày nay. Qua tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn, trong đó đặc biệt nhất là “Người đàn bà tóc trắng” của Nguyễn Quang Thiều được sáng tác vào năm 1996. Với giọng văn xuôi, đậm chất biểu cảm nhà văn đã phác họa thành công tấm lòng của người phụ nữ đơn độc với những biểu hiện lạ từ cơ thể đến tính cách mà ngay cả bản thân mình cũng không biết lí do vì sao
Bà Nhim - người phụ nữ góa chồng và có mái tóc bà đổ trắng lúc còn trẻ làm nghề bán thuốc cao dán , sống ở ngôi nhà thâm u như ngôi chùa. Bà nhận nuôi một đứa trẻ ăn xin và đặt tên là Gừng. Nhưng bà chỉ chấp nhận phần xác của nó lớn lên thành một thiếu nữ mà không chấp nhận phần hồn của nó cũng dần lớn lên hương ở tuổi dậy thì. Khi người chồng chết, để giữ được sự trinh trắng thờ cúng tổ tiên dòng họ, lão bố chồng đã bắt bà phải uống một thứ thuốc tiệt dục và bà cũng sẽ phải làm như vậy với tất cả phụ nữ nào mà bà cho nương nhờ ở ngôi nhà đó.
Câu chuyện bắt đầu từ bà Nhim góa chồng từ năm mưới bốn tuổi . Sau khi chồng và mọi người ở gia đình chồng bà qua đời tóc bà trở nên trắng lạ thường ngay khi bà còn rất trẻ. Suốt cả cuộc đời bà chỉ sống trong một ngôi nhà thâm u như chùa. Bà Nhim kiếm sống bằng cách bán thuốc cao dán. Năm đã ngoài bảy mươi, tình cờ bà gặp được một đứa trẻ ăn xin và bà đã nhận nuôi nó:”Tên với tuổi. Tao đặt tên mày là Gừng cho nó ấm. Ở đây với tao, tao nuôi.” Với một người kì lạ, khó hiểu, quen sống một mình như bà Nhim lại đi nhận một đứa trẻ ăn xin ngoài đường về sống chung đó là sự đồng cảm  giữa bà Nhim và Gừng khi hai người đều là không có gia đình, một thân phải buôn ba kiếm sống khắp nơi. Bà Nhim đã nhận nuôi Gừng, đó là tình thương cảm giữa con người với con người mà ta khó kiếm được trong xã hội rộng lớn này.
Từ ngày ấy Gừng ở với bà Nhim, hằng ngày Gừng phải quét dọn nhà cửa, sân vườn và lấy trái cây để bán. Hàng tháng Gừng chỉ ra nhà vào những phiên chợ. Cũng như bà Nhim, Gừng sống âm thầm như một bóng ma. Và rồi ngày tháng trôi đi, Gừng ngày càng khôn lớn trưởng thành, nhưng bà Nhim chỉ chấp nhận phần xác của nó lớn lên thành một thiếu nữ mà không chấp nhận phần hồn của cô cũng dần lớn lên như bông hoa ngát hương ở tuổi dậy thì. Một hôm trên đường đi chợ, Gừng gặp Mô. Mô là người làng làm nghề đánh xe bò. Và cô được Mô tặng cho một quả thị nhỏ như trứng gà. Đêm về ngửi thấy mùi thị, bà Nhim tưởng Gừng dùng tiền bán hàng để mua thị và ném thị đi “bà lật đầu giường Gừng lấy quả thị và ném mạnh vào tường”. Tưởng Gừng dùng tiền không đáng và nhận ra tâm hồn Gừng đã trưởng thành nên bà Nhim trở nên gáu gắt. Cũng như nhiều thiếu nữ khác, Gừng thổn thức, mất ngủ vì phải lòng chàng trai tặng nàng quả thị. Rồi Gừng gặp lại Mô ở phiên chợ tới, cô được chàng tặng một chiếc gương để soi và chải tóc.
 Chiều về Gừng ra bờ suối soi gương, soi gương mặt mình. Bỗng giật mình khi thấy trong gương có khuôn mặt khác, cô hoảng hốt quay lại, bị bà Nhim”. Đồ ăn xin ăn mày mà cũng ngắm vuốt. Con gái soi sgương trộm là đồ lẳng lơ. mày đưa cái gương đây. Đưa!”. Vừa nói bà vừa sắn tới giằng chiếc gương. Gừng không hề chống cự.Bà Nhim ném mạnh chiếc gương xuống nền gạch bên bờ giếng.Chiếc gương vỡ vụn cùng theo lời mắng nhiệc của bà “Mày đã biết theo trai rồi đấy, từ nay không được bước ra khỏi nhà.” Những lời mắng cùng sự cấm đoán của bà Nhim là sự bảo bọc, ngăn cản không muốn Gừng trưởng thành và thành gia lập thất như bao người. “Chỉ có mèo cái mới đêm hôm chờ đợi như thế này. Con gái mà hay tỉnh giấc là đồ…đồ…” Đọc đến đây có thể thấy được sự ích kỉ tronrg tính cách của bà khi muốn Gừng mãi là một đứa nhỏ sống bên bà, là người thân cạnh bà giúp xua đi sự cô đơn của tháng ngày sống đơn độc.
Dù bà Nhim cấm đoán nhưng Gừng vẫn gặp Mô. Khi gặp, Mô bảo sẽ cưới Gừng về làm vợ và được cô đồng ý. Ngày tháng dần qua, Gừng có thai bụng cô ngày dần lớn lên bị bà Nhim phát hiện “Giỏi thật. Gái không chồng mà chửa thì giỏi thật. Nhưng mày đã làm nhơ bẩn nhà tao. Sự nhơ bẩn ấy đã giết tao.” Nói đến đó bà Nhim bật khóc. Lần đầu tiên trong những tháng năm sống với bà Nhim, Gừng thấy bà khóc. Bao nhiêu sự sợ hãi và căm ghét bỗng tan biến trong cô, nghẹn lòng cô cũng oà khóc theo. Bà Ninh  một lọ thuốc gia truyền, nhưng khi xuống nhà thì không thấy Gừng đâu nữa. Với trực giác của người mẹ, cô thấy hoảng sợ và chạy đến nhà Mô. Đêm đến bà quỳ và đốt hương trước bàn thờ chồng. Mấy hôm sau bà nằm liệt trên giường, Gừng nghe tin liền về thăm, bà bảo Gừng thay cho bà bộ áo trắng. Bà hiền từ, nhân hậu với bao nhiêu nỗi lòng, tình thương nói với Gừng. Ngày xưa bà có một đời chồng, sau khi chồng chết bố chồng đã bắt bà uống một thứ thuốc gia truyền. Kể từ đó tóc bà cứ thế mà trắng, nhưng không hề rụng. Bà Nhim dần dần mất đi tính nết của một người phụ nữ. Nhìn thấy đàn ông bà kinh tởm, thấy đàn bà thì căm ghét . Không hiểu tai sao hôm ấy bà lại cho Gừng vào nhà, có lẽ là do đôi mắt, một đôi mắt thuần khiết, trong sáng mà không người nào ở nhà chồng bà có được. Nói xong bà ra đi, để lại Gừng cứ mãi gào thét. Bây giờ bà Nhim chết cô cũng chỉ có một ý nghĩ duy nhất là tìm Mô.Đọc đến giữa văn bản ta cứ nghĩ bà Nhim là một người đáng ghét, nhưng thật ra đó vốn không phải là tính cách của bà. Ngày xưa bà cũng như bao cô gái khác yểu điệu, dịu dàng, kể từ khi bị bắt uống thứ thuốc lạ ấy con người bà thay đổi, từ ngoại hình đến tính cách. Làm gì có người phụ nữ nào chấp nhận được nhan sắc tàn phai ở cái tuối thanh xuân đẹp nhất của đời người. Trước cái nhìn của người đời về người phụ nữ kì lạ với mái tóc trắng khác thường. Tính cách bà thay đổi, nhưng  khi gặp Gừng không hiểu sao bà lại nhận nuôi Gừng, khi biết Gừng có thai bà đã khóc. Khóc không phải là do bà phải chết về tạ tội cùng tổ tiên nhà họ Vũ, mà là do cái tình cảm với Gừng như một người mẹ với con gái. Là lo sợ Gừng sẽ bỏ đi rồi bà phải sống một mình cô đơn như ngày nào. Dù cho tính bà thay đổi kì lạ, nhưng thăm thẳm trong bà vẫn còn tình thương, vẫn là con người  đầy lòng nhân hậu, nhân ái.
Với cách kể chuyện lôi cuốn, ngôn ngữ bình dị, tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật với tính cách phản diện với tính cách thật của nhân vật, tạo nên một nhân vật khiến người đọc thấy ghét rồi lại thương cảm vì sự bi thương trong số phận của bà Nhim. Cách xây dựng tính huống truyện, là Gừng trưởng thành như bao cô gái khác cùng kết đôi với chàng Mô rồi mang thai nhằm gây tạo ra tình huống bất ngờ với người đọc khi ấn tượng bà Nhim từ một người cay nghiệt, độc mồm lại là một con người nhân hậu đầy tình thương đối với Gừng. Độc đáo hơn là khi tác giả tạo nên một nhân vật khác với nhiều tác phẩm khác. Đó là mái tóc trắng lạ của bà Nhim cùng tính cách của bà là do một thứ thuốc lạ do ba chồng bà để lại, và tâm lí của một người không biết chuyện gì đang xảy ra với bản thân.Làm nổi bật lên tác phẩm như sợi dây vô hình nối nhiều tính tiết đặc biệt taọ nên điểm nhấn và là một nguyên nhân tạo nên nhiều tính tiết quan trọng của tác phẩm.
Tác phẩm “Người Đàn Bà Tóc Trắng” của Nguyễn Quang Thiều không chỉ mô tả tấm lòng nhân hậu, nỗi bi thương của bà Nhim. Mà còn nêu lên sự bi kịch của cuộc đời người phụ nữ khi không có được nhân quyền khi bà Nhim bị ba chồng bắt uống thuốc lạ mà không thể từ chối.Văn bản chi tiết hơn khi tác giả Nam Cao mô tả trạng thái tính cách của nhân vật một cách chi tiết thông qua hành động, lời nói, biểu cảm trên gương mặt và nội tâm của nhân vật. Nhờ vậy mà “Người Đàn Bà Tóc Trắng” đã đi sâu vào lòng người đọc và có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam.

Với ngôn ngữ bình dị cùng nhiều tình tiết độc đáo, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người đàn bà tóc trắng với tính tình cay nghiệt đến nhân hậu, hiền từ.Tác phẩm “Người Đàn Bà Tóc Trắng” đã cho thấy số phận đau thương của người phụ nữ, họ khong có tiếng nói không có nhân quyền trong cuộc sống vào xã hội phong kiến. Hy vọng sự bất bình, đau thương của người phụ nữ chỉ còn là quá khứ.Để họ được tỏa sáng và trân trọng trong xã hội hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét