14 tháng 12, 2016

Thiện - Ác và luật Nhân -Quả

BÀI VIẾT SỐ 1
Họ và tên: Lê Thị Kim Ngân
Lớp: 10A1
STT: 21
Đề 6: Từ cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và Ác trong truyện “Tấm Cám”, anh/chị  có suy nghĩ gì về mối quan hệ Nhân – Quả xưa và nay.
--------------------------------
Có những suy nghĩ sâu sắc.
Liên hệ thực tiễn tốt.
Có thể bổ sung phẫn liên hệ bản thân.
8.5.
web:
=========================
Bài làm
Văn học là nhân học”. Đúng thế! Việc cảm thụ văn học cũng chính là cách để ta hiểu thm về con người, về thế giới nội tâm của họ, để rồi qua đó ta nhận ra được những bài học làm người cũng như những nhân cách sống đúng đắn,… Thế thì khi đọc câu chuyện “Tấm Cám” ta thấy được điều gì ?! Chính xác thì ta thấy được xung quanh các nhân vật: Tấm, Cám và mụ dì ghẻ là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe đối lập: cái Thiện và cái Ác. Song cũng từ đấy,ta thấy được mối quan hệ Nhân – Quả luôn luôn tồn tại vững bền trong cuộc sống xưa và nay.
Nhân quả”- một cụm từ rất quen thuộc trong cuộc trong cuộc sống như vậy, thế thì đã bao giờ ta thắc mắc nó là gì? Xét theo nghĩa tường minh thì “nhân” là hạt, “quả” là trái. Thế nhưng ở đây, chúng ta nên hiểu nó theo nghĩa hàm ý vì đó mới chính là cốt lõi nhằm muốn nói đến. Như vậy thì chúng ta nên hiểu “nhân” chính là nguyên nhân, hành động còn “quả” là kết quả, hậu quả của hành động đó. Tóm lại mối quan hệ “nhân quả” có nghĩa là mọi hành động chúng ta làm ra thì chúng ta phải chịu lấy kết quả. Nếu chúng ta gieo cái Thiện- cái hiền lành, những lời hay ý đẹp,… thì chúng ta sẽ nhận được cả thảy hạnh phúc, an vui. Và ngược lại, nếu chúng ta gieo cái Ác- cái xấu xa, bỉ ổi, những lời sâu bọ mục nát,…  thì ắt hẳn sẽ đem đến không chỉ cho ta mà còn cho nhiều người khác những khổ đau, phiền muộn và tội lỗi.
Theo như ta cũng biết, trong kho tàng văn học Việt Nam, nhất là ở thể loại truyện cổ tích - một thể loại văn học dân gian chuyên phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội thông qua xung đột giữa cái thiện và cái ác, đồng thời nêu lên những khát vọng dân chủ, công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động – thì luôn có triết lý nhân quả là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Và truyện cổ tích “Tấm Cám” là một tác phẩm truyện cổ tích thần kì tiêu biểu mang triết lý nhân quả sâu sắc đó.
Mối quan hệ nhân quả ấy luôn tồn tại bền vững trong cuộc sống xưa và nay. Đúng như vậy! Từ thuở xa xưa, từ khi các tác phẩm truyện cổ tích ra đời thì mối quan hệ nhân quả đã xuất hiện. Vì sao ư? Bởi vì văn học xuất phát từ con người và dù là thăng hoa đến đâu thì cũng chỉ hướng về con người. Lúc này những tác phẩm truyện cổ tích ra đời nhằm phản ánh sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác cũng chỉ vì các tác giả dân gian nhận ra rằng: trong cuộc sống này không chỉ có sự tồn tại của cái thiện – cái tốt mà cái ác vẫn luôn song hành. Chính vì thế mà buộc mối quan hệ giữa nhân và quả phải có để đem đến sự công bằng. Như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, nàng Tấm thật thà, hiếu thảo ấy tượng trưng cho cái thiện, còn nàng Cám và mụ dì ghẻ độc ác, đanh đá ấy hiển nhiên đứng về phe cái ác. Lẽ ra cuộc đời Tấm phải được hạnh phúc thế nhưng chỉ vì sự ghen ghét đố kị của Cám và mụ dì ghẻ mà năm lần, bảy lượt Tấm gặp phải  những khó khăn tưởng chừng như phải bỏ cuộc. Tấm đã khóc rất nhiều lần thế nhưng mỗi lần Tấm khóc thì ông bụt lại xuất hiện để giúp đỡ. Vậy mà sự độc ác của hai mẹ con Cám đâu dừng lại ở đó, khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con họ đã bày mưu giết nàng. Nếu như lúc chết đi, nàng Tấm là một cô gái yếu đuối, cam chịu thì sự trở lại qua các lần hóa thân này đã cho thấy Tấm vùng dậy. Từ cảnh báo Cám bằng những lời lẽ cứng cỏi : "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao", Tấm tiếp tục nguyền rủa và đe dọa Cám : "Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra" và cho đến lúc Tấm trả thù lại Cám bằng cách giết Cám trong hố nước sôi. Tuy rằng truyện “Tấm Cám” kết thúc không có hậu nhưng vẫn đúng theo quan niệm dân gian  “con giun xéo lắm cũng quằn”, “tức nước thì vỡ bờ”, có áp bức thì có đấu tranh. Còn về mối quan hệ nhân quả thì đã quá rõ ràng, nhân nào thì quả nấy, “gieo gió gặp bão” và nhân vật phản diện là Cám và mụ dì ghẻ đã có một kết cục thê thảm. Không chỉ riêng truyện “Tấm Cám”, mà ở thời xưa, lúc xã hội Việt Nam đang mang nỗi đau mất nước mà nhục nhã thay những kẻ tiếp tay bán nước ấy chính là nội bộ của ta. Rõ nét nhất là ta có thể thấy những tội ác tày đình của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống trong “Hoàn Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái. Cướp hay bán nước thì ắt kết cục của chúng cũng không đẹp đẽ gì. Tội ác càng lớn thì hậu quả sau cùng sẽ càng chất chồng. Có lẽ cũngc hính vì thế mà cuối cùng quân Thanh  đã nhận lấy quả báo nặng nề khi “tự giày xéo lên nhau mà chết”, còn về phần vua tôi Lê Chiêu Thống thì  lại có một số phận vô cùng bi đát,… Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, ta cũng thấy được luật nhân quả tồn tại mạnh mẽ ra sao ở thời xa xưa.
Còn ở thời đại ngày nay thì sao? Ngày nay, tuy rằng xã hội thay đổi và có nhiều nét khác biệt: nào là xã hội đã không còn chiến tranh, nam-nữ bình đẳng, cuộc sống hiện đại, văn minh hơn xưa rất nhiều,…  Nhưng đó chỉ là một mặt tốt, mặt đáng tuyên dương mà ta thấy khi nhìn một cách phiến diện. Trước mắt ta thấy kia là một xã hội phồn vinh, xa hoa nhưng sau cái bóng đó vẫn còn đầy rẫy những lớp người khổ cực và phải chăng chính vì điều này đã khiến cho nạn trộm cắp, cướp của, giết người vẫn hoành hành?! Có lẽ vì một phần như vậy. Thế mới thấy xã hội dù có tốt đẹp, phát triển đến đâu nhưng vẵn còn mặt tiêu cực. Do đó mà luật nhân quả phải tồn tại để chấn chỉnh lại xã hội. Bởi thử hỏi xem, nếu không có luật nhân quả thì liệu chúng ta có được yên ổn?! Vì thế mà công an, cảnh sát mới xuất hiện. Những con người ấy tượng trưng cho công lí sống - về triết lý nhân quả trong đời thường. Họ “dọn dẹp” bọn tội phạm và thi hành luật nhân quả theo luật pháp nhà nước ngày nay,… Qua đó ta nhận ra, mặc dù ở hai thời đại xưa và nay tuy có những nét gì đó mới, rất riêng nhưng vẫn có cùng chung một bình diện đó là trao trả công bằng cho người người.
Mối quan hệ nhân quả được xây dựng bởi niềm tin nơi công lí. Thế vậy mà đôi lúc nó lại cho chúng ta cảm giác hụt hẫn về niềm tin đã đặt ra. Đọc truyện “Tấm Cám” ta có thể thấy cái bất công đó như thế nào ở chi tiết “cái yếm đỏ”. “Cái yếm đỏ” ấy là phần thưởng mà người mẹ kế thưởng cho ai bắt được nhiều tôm, tép, cá hơn hay nói chung là cho ai công sức, có thành quả lao động nhiều hơn. “Cái yếm đỏ” đó không chỉ là một phần thưởng vật chất mà còn cho cả tinh thần. Phần thưởng ấy ghi nhận công lao của cả một quá trình bỏ ra công sức mới có và nó còn là ước mơ được mặc đẹp của bất kì người con gái nào. Trong khi nàng Tấm chăm chỉ “mò cua, bắt ốc” một buổi trời mới bắt được nhiều tôm, tép, cá và xứng đáng phải nhận được phần thưởng thế nhưng bất công thay nàng lại bị Cám lừa để rồi người nhận được phần thưởng ấy lại là Cám- cô nàng lười biếng, rong chơi mà trong giỏ lại “không có cá tôm”,... Mất nhiều công sức nhưng thành quả vẫn là con số không. Nhưng trong khi đó người lười biếng, ham chơi lại có dược thành thành quả do cướp của người khác mà không bài trừ bất cứ thủ doạn nào. Đó mà gọi là công bằng sao?!... Bất công ấy không chỉ tồn tại trong truyện cổ tích mà ngày nay cũng vậy . Cụ thể là theo báo chí truyền thông đã đưa tin ông Nguyễn Thanh Chấn ngụ thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang đã bị ngồi tù oan hơn mười năm qua vì bị nghi là thủ phạm sát hại chi hàng xóm. Thật xót xa cho những người đã chịu lấy thay hình phạt của những kẻ có tội. Thật phẫn nộ thay khi các tên tội phạm độc ác, vô nhân tính ấy vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thay vì phải trừng phạt những kẻ thích đáng thì nó lại đổ xuống cho những người vô tội, hiền lành,…  Mà tất cả là vì nguyên nhân gì, tất cả cũng vì trong cuộc sống luật nhân quả vẫn còn bất công. Vì nhân và quả vẫn còn ngược nhau.
Biết là trong cuộc sống, luật nhân quả đôi khi vẫn chưa công tâm đó, nhưng không thể vì nhìn vào những khuyết điểm nhỏ ấy mà quên mất những mặt tốt hơn, bao quát hơn mà luật nhân quả đã đem đến. Không thể vì thế mà ta mất niềm tin vào cái gọi là “công bằng”, bỏ cái thiện, mà theo gót cái ác được. Những con người như thế ấy, thật đáng buồn, đáng phê phán làm sao.  Đừng như câu bé Hào Anh mới ngày nào còn được mọi người thương xót khi bị bố mẹ nuôi bạo hành mà giờ đây nhúng tay vào con đường phạm pháp,…  Đừng vì một phút giây nông nỗi, quá trớn mà sa chân vào nơi đó, bởi vì một khi ta đã bước trên con đường ấy thì khó lòng mà thoát ra, như ông bà xưa ta có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Song bên cạnh đó, thì vẫn còn có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng để tuyên dương. Như vợ chồng anh Hoàng và chị Thu (ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) ngày nào cũng đèo nhau trên chiếc xe máy đuổi theo bọn trộm cướp hay thậm chí nhiều lúc còn là những con nghiện nguy hiểm. Vợ chồng anh chị không chỉ đứng về cái thiện mà còn trở thành cầu nối đem cái ác đến với công lí, góp phần đẩy nhanh quá trình nhân và quả. Qua đó ta thấy rằng, dù trong cuộc sống caí thiện và cái ác vẫn luôn song hành và dù đôi lúc cái thiện bị cái ác lấn át nhưng lúc nào phần thắng cũng thuộc về cái thiện và cái ác luôn bị tiêu diệt. Sở dĩ điều đó có chính là nhờ có mối quan hệ giữa nhân – quả trong cuộc sống.

(Hình ảnh vợ chồng anh Hoàng, chị Thu trên chiếc xe chuyên đi bắt cướp)
(Anh Hoàng (bìa phải) trong một lần tham gia truy bắt nghi phạm mua bán trái phép chất ma túy)
Mỗi người chúng ta là từng tế bào trong xã hội góp phần thúc đẩy nó đi lên hay đi xuống. Do đó chúng ta cần phải sống thật đẹp, thật ý nghĩa để cho chúng ta luôn nhận lại dược những điều ngọt ngào nhất thay vì những tai họa, quả báo khi chúng ta làm những việc trái với đạo lí làm người. Hãy nhớ rằng trong cuộc sống, dù là trước kia hay bây giờ thì mối quan hệ nhân quả luôn luôn tồn tại và sẽ mãi luôn như thế. Nếu như từ trước đến giờ chúng ta đang đi trên con đường sai lầm thì hãy dừng lại và đi vào quỹ đạo mà lẽ ra ta nên đi , song đó ta cần phải luôn biết cách phải tự bảo vệ mình tránh khỏi những cái ác. Hãy học hỏi lấy tấm gương vợ chồng anh Hoàng và tuyên truyền mọi người xung quanh bạn biết về họ, và quan trọng hơn là phải luôn nhắc nhở bản thân và mọi người tránh xa những kẻ xấu mà Nguyễn Hải Dương hay gần đây nhất là Doãn Trung Dũng-kẻ thảm sát tại Quãng Ninh là một điển hình, các bạn nhé
Từ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác trong truyện “Tấm Cám” hay bất kì cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác nào cũng vậy, chúng đều khiến ta tin và nhận ra trong cuộc sống này dù xưa hay nay thì mối quan hệ nhân – quả luôn tồn tại. Qua đó, càng làm cho câu nói của ông bà xưa như : “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”, “Chính nghĩa thắng gian tà”,… thêm phần đúng đắn. Còn bản thân tôi, qua bài kiểm tra văn lần này, tôi nhận ra trong tôi vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực cần khắc phục ngay. Còn các bạn thì sao?! Hãy làm điều gì đó ngay từ hơm nay, ngay từ giờ phút này vì tương lai mai sau tốt đẹp hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét