“Em không tham gia đội được đâu cô. Nói ra thật xấu hổ nhưng kỳ thi đầu vào vừa rồi, điểm Văn của em còn dưới trung bình nữa”. “Em hãy tin cô, tuy cô mới chỉ đọc một bài văn em viết, nhưng cô chắc chắn em có khả năng”.
“Nhưng em định hướng theo khối A cô ạ, em không dành nhiều thời gian cho Văn được”. “Em không cần dành nhiều thời gian cho văn, như tất cả các môn không thuộc khối A khác là được rồi”.
Đã tròn mười năm, tôi còn nhớ như in buổi tan học đầy nắng hôm ấy, dưới bóng cây si già giữa sân trường, cô Hoa - cô giáo dạy văn ba năm cấp ba của tôi - đã đề nghị tôi tham gia đội tuyển Văn của khối 10.
Nhớ lại buổi học đầu tiên, cô yêu cầu cả lớp làm một bài kiểm tra. “Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Việt Nam”, tôi chưa từng làm một bài văn với đề bài mở như thế này. Tôi thích ca dao, cũng thuộc một ít, và tới lúc đó, tôi chưa từng đọc một bài làm văn mẫu nào cho đề bài này.
Phụ nữ quê tôi giờ đã khác xưa lắm, nhưng đâu đó vẫn còn những thân phận bị trói chặt bởi một số tư tưởng cũ đã quá ăn sâu. Mặc dù vậy nét đẹp của người phụ nữ xưa - một tượng đài nghệ thuật trong ca dao Việt Nam - vẫn tỏa sáng trong người phụ nữ hôm nay. Bây giờ nghiệm lại, tôi thấy: “Điều gì đi ra từ trái tim thì rất dễ đi vào trái tim khác” thật đúng.
Tôi dứt khoát từ chối lời đề nghị của cô. Tôi bướng bỉnh với suy nghĩ: “Tôi học lớp Toán mà, tôi học văn đâu có giỏi giang gì, sao hơn mấy bạn lớp Văn được”. Như đọc được suy nghĩ của tôi, cô nói: “Cô chỉ chọn đúng ba em tham gia đội tuyển chính thức thôi chứ không để sau thời gian bồi dưỡng mới chọn bạn có kết quả tốt nhất. Ganh đua cũng tốt nhưng cô nghĩ ganh đua với chính mình còn tốt hơn”.
Tôi vẫn không đồng ý, và cô đề nghị tôi về nhà suy nghĩ. Về nhà, con người trong tôi vẫn khăng khăng: “Trước giờ chưa có ai khen Văn tôi hay cả, chả lẽ sau chín năm mà khả năng chưa bộc lộ”.
Tối đó mẹ nói với tôi: “Mẹ mong con học đều tất cả các môn và tập trung hơn vào các môn tự nhiên bởi đó là thế mạnh của con. Nhưng có lần mẹ đọc bài văn con viết cảm nhận về bài thơ “Thuật hứng số 24” của Nguyễn Trãi, con làm mẹ rất bất ngờ, cô giáo chấm điểm cho con đã phê “viết khá” nhưng mẹ thấy con có những ý rất sâu sắc. Trước giờ mẹ không khuyến khích con học Văn bởi học các môn Xã hội phải chăm chỉ nhiều, mà con đâu có đủ đức tính cần cù" (mẹ cười)”.
Mẹ tôi cũng là một giáo viên dạy văn cấp hai nhưng tôi và mẹ ở hai trường khác nhau. Mẹ nói tôi mới biết mẹ và cô Hoa là bạn học cùng cấp ba ngày trước và chiều hôm đó cô đã đến gặp mẹ để nói chuyện.
Tôi tham gia đội tuyển văn nhưng vẫn gan lỳ với cái suy nghĩ: “Mình tham gia cũng chỉ là thử sức với Văn thôi chứ không hi vọng có thành tích gì”. Năm đó, với một phần cố gắng, tôi chỉ đem về giải khuyến khích mà thầy chủ nhiệm - thầy dạy toán - của tôi thường gọi là giải “khúc khích”.
Khi biết kết quả, trong tôi tràn ngập sự thất vọng với chính mình, sự hối hận bởi tôi đã làm không gắng hết sức, sự day dứt bởi tôi chưa xứng đáng với công sức cô dành cho tôi. Đó không phải là cảm giác khi biết kết quả thi vào cấp ba với điểm văn dưới trung bình.
Cô không đặt mục tiêu đạt giải cho chúng tôi, cô chỉ nói chúng tôi phải cố gắng hết mình. Tôi đã sợ khi phải đối diện với cô, sợ cô sẽ biết tôi không gắng sức vì kỳ vọng cô đặt nơi tôi, sợ cô sẽ biết tôi chưa thực sự trân trọng cơ hội cô dành cho tôi.
Năm lớp 11, cũng dưới bóng cây si già mà nếu đến trường tôi, các bạn sẽ thấy nhìn từ xa giống như một chú rùa với chiếc đầu nhỏ vươn ra chứ không phải rùa rụt cổ đâu nhé đang đứng trên một chiếc trụ vững chắc là thân cây giữa sân trường, cô tiếp tục đề nghị tôi tham gia đội tuyển văn. Tôi lập tức nhận lời.
Có lần, cô đọc bài văn của bạn bên trường láng giềng với trường tôi mà cô cũng tham gia bồi dưỡng đội học sinh giỏi, tôi nhớ có câu: “Ôi, cảnh được miêu tả trong bài thơ thật tuyệt mỹ”. Sau khi hỏi cảm nhận của chúng tôi, cô nói: “Các em không cần dùng nhiều từ kêu như bạn đã viết bài này mà bài văn của các em vẫn rất vang”.
Trước khi viết về tác phẩm nào, đầu tiên tôi đọc đi đọc lại từng câu từng chữ, đôi khi là đọc ra thành lời, cả khi tôi đã thuộc lòng, cố gắng tự giải đáp vô vàn thắc mắc: tại sao tác giả lại dùng từ đó? Tại sao tác giả lại viết câu với cấu trúc như thế? Tại sao nghệ thuật ngôn này được tác giả sử dụng? Và sau cùng mới suy nghĩ tới điều tác giả muốn nói?
Tôi chăm chú nghe cô giảng, nghiền ngẫm kỹ tác phẩm, và diễn đạt những ý tưởng, cảm nhận một cách mộc mạc nhất. Nghe cô giảng, lúc đó không có cảm giác như một người cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình mà như một người đang chia sẻ hiểu biết, đang truyền đạt cảm hứng, đang dẫn dắt chúng tôi đến tác phẩm.
Đến như Thúy bạn tôi, người chưa bao giờ thích môn văn, cũng phải rỉ tai tôi: “Mày à, tao không thích học văn nhưng nghe cô Hoa giảng bài thì hay không tả được”. Và tôi biết, đó không phải là cảm nhận của riêng Thúy trong lớp tôi - lớp luôn đứng bét trong danh sách xếp hạng toàn trường hàng tuần - mà giáo viên luôn phải cố gắng giữ trật tự bằng mọi cách chỉ trừ riêng cô, cô chỉ cần giữ trật tự bằng sức cuốn hút của văn.
Và năm đó, vào một buổi tối khá muộn, cô và chồng cô xuống nhà tôi. Vừa vào nhà, cô nói: “Cô có kết quả rồi đây. Cả nhà mình thử đoán xem nào”. Bố tôi nói luôn: “Chắc được giải ba, phải tiến bộ hơn năm ngoái chứ nhỉ?”. “Nếu chỉ có vậy, em cũng không tới nhà mình ngay vào lúc tối muộn như thế này. Là giải nhất!”. Và từ đó tôi không còn cảm thấy day dứt mỗi khi đối diện với cô nữa, cái cảm giác đã đeo đẳng tôi cả năm qua.
Cuối năm lớp 11, tôi chuyển hướng qua khối D. Mẹ tôi lo lắng lắm. Tôi cũng đã phân vân nhiều, mãi cấp ba tôi mới được học tiếng Anh, mà hai năm qua tôi đâu có tập trung thời gian cho tiếng Anh đâu. Lo lắm nhưng tôi biết tôi đã có mục tiêu rõ ràng để đi đến. Và tôi biết cả cô và mẹ đều đã rất vui khi tôi đến cái đích đó.
Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, tôi đi làm nhưng ở rất xa cô. Trước đây, mỗi lần gặp cô, cô thường kể cho tôi tình hình những khóa sau của trường. Cô kể, không giống như người lái đò kể về những người đã đi qua con đò mình chở mà như người mẹ kể về những đứa con đã qua thời gian kèm cặp nay vững vàng để bước ra thế giới rộng lớn hơn.
Tôi chưa từng một lần nói cảm ơn cô vì những điều lớn lao mà cô đã cho tôi. “Em xin gửi tới cô một lời cảm ơn, không phải vì cô cho em tham gia đội tuyểnvăn, cũng không phải cô đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thành tích với văn, cũng không phải nhờ cô mà em đã có lựa chọn đúng đắn về khối thi. Em cảm ơn cô vì cô đã dạy em biết yêu văn".
Theo Trần Lan Anh
Tuổi Trẻ
Trang lập ra để góp phần vào công cuộc Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn
25 tháng 4, 2012
7 tháng 4, 2012
Tư liệu: Một số bài giảng của Thầy Trần Hà Nam
Chuyên đề giảng dạy
Chuyên đề giảng dạy môn Ngữ Văn của Trần Hà Nam
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định- Bình thơ: Tây Tiến – Quang Dũng
- Bình giảng: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Để viết một bài luận hiện nay
- Bình thơ: Giọt lệ nàng Vân – Đặng Quốc Khánh
- Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du – Tố Hữu
- Bình giảng: Nỗi lòng Nguyễn Trãi
- Hình tượng cô Tấm
- Cảm nhận: Vẻ đẹp Đam Săn
- Tiếng cười trong truyện dân gian
- Tiếng cười trong ca dao
- Bình NHỮNG GIỌT LỆ (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy”
- Bình thơ: Sóng – Xuân Quỳnh
- Bút ký: Quy Nhơn – những con đường
- Bút ký: Hoài niệm Hương Sơn
- Tình nghĩa trong ca dao
- Giá trị nhân văn trong ca dao – dân ca
- Phân tích: Mẹ Tơm – Tố Hữu
- Hồn thơ lục bát
- Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
- Văn học và nhà trường
- Phân tích: Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du
- Bình giảng: Việt Bắc – Tố Hữu
- Bình giảng ca dao 2
- Bài bình ca dao
- Bình thơ: Tương tư, chiều – Xuân Diệu
- Phân tích: Chí Phèo – Nam Cao
- Lên Qui Hoà nhớ Hàn Mặc Tử (thơ)
- Bình thơ: Chuỗi cười – Hàn Mặc Tử
- Đọc thơ Khổng Vĩnh Nguyên
- Cảm nhận: Lão Hạc – Nam Cao
- Cảm nhận: Đời thừa – Nam Cao
- Cảm nhận: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
- Cảm nhận: Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Cảm nhận: NHỮNG CHÂN DUNG BIẾM HOẠ
- Bình thơ : Đàn Ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
- Cảm nhận: Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
- Cảm nhận: Thơ Phan Bội Châu
- Bình thơ: Tống biệt hành (Thâm Tâm)
- Bình thơ: Biển (Xuân Diệu)
Tư liệu: Một số bài giảng của Thầy Trần Hà Nam
Chuyên đề giảng dạy
Chuyên đề giảng dạy môn Ngữ Văn của Trần Hà Nam
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
- Tóm tắt bài giảng “Viếng lăng Bác”
- VỢ NHẶT (Kim Lân) – tiếp theo
- Cảm nhận SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M.Sôlôkhôp)
- Cảm nhận: En-xa ngồi trước gương” (L.Agaron)
- Chiếc thuyền ngoài xa – con người trần trụi đời thường:
- Bình thơ : TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC của Hàn Mặc Tử
- Thư mục văn học THPT
- Bình giảng: NÚI ĐÔI (Vũ Cao)
- Suy ngẫm từ “Gửi em – cô thanh niên xung phong” (Phạm Tiến Duật)
- Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…
- Cảm nhận “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải)
- Vợ nhặt của Kim Lân
- Vĩnh biệt nhà văn Kim Lân
- Kỷ niệm Thâm Tâm
- Vua và em
- Vài cảm nhận về “Một con người ra đời” (M.Gorki)
- Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử
- Bình thơ: CHUỖI CƯỜM THI CA
- Đọc Hàn Mặc Tử
- Bình thơ: HẠT BUỒN RƠI (Đặng Quốc Khánh)
- Hành trình đến cùng Hàn Mặc Tử
- Bình thơ: KHÚC TỪ BIỆT của Nguyễn Sĩ Đại
- Khơi nguồn Thạch Lam
- Tản mạn thôn Vỹ
- Thời gian
- Cảm nhận MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà)
- Cảm nhận đoạn trích “Hai cây phong”
- Cảm nhận đoạn trích TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
- Cảm nhận TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
- Cảm nhận CHIẾC LÁ CUÔI CÙNG (bài học sinh)
- Cảm nhận CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
- Cảm nhận CÔ BÉ BÁN DIÊM
- CHIA SẺ hay CHIA XẺ?
- Phân tích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên
- Tản mạn cùng RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành
- Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng (2)
- Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng(1)
- Đến với bài thơ hay
- Bình thơ: Tây Tiến – Quang Dũng
- Bình giảng: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Để viết một bài luận hiện nay
- Bình thơ: Giọt lệ nàng Vân – Đặng Quốc Khánh
- Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du – Tố Hữu
- Bình giảng: Nỗi lòng Nguyễn Trãi
- Hình tượng cô Tấm
- Cảm nhận: Vẻ đẹp Đam Săn
- Tiếng cười trong truyện dân gian
- Tiếng cười trong ca dao
- Bình NHỮNG GIỌT LỆ (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy”
- Bình thơ: Sóng – Xuân Quỳnh
- Bút ký: Quy Nhơn – những con đường
- Bút ký: Hoài niệm Hương Sơn
- Tình nghĩa trong ca dao
- Giá trị nhân văn trong ca dao – dân ca
- Phân tích: Mẹ Tơm – Tố Hữu
- Hồn thơ lục bát
- Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
- Văn học và nhà trường
- Phân tích: Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du
- Bình giảng: Việt Bắc – Tố Hữu
- Bình giảng ca dao 2
- Bài bình ca dao
- Bình thơ: Tương tư, chiều – Xuân Diệu
- Phân tích: Chí Phèo – Nam Cao
- Lên Qui Hoà nhớ Hàn Mặc Tử (thơ)
- Bình thơ: Chuỗi cười – Hàn Mặc Tử
- Đọc thơ Khổng Vĩnh Nguyên
- Cảm nhận: Lão Hạc – Nam Cao
- Cảm nhận: Đời thừa – Nam Cao
- Cảm nhận: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
- Cảm nhận: Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Cảm nhận: NHỮNG CHÂN DUNG BIẾM HOẠ
- Bình thơ : Đàn Ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
- Cảm nhận: Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
- Cảm nhận: Thơ Phan Bội Châu
- Bình thơ: Tống biệt hành (Thâm Tâm)
- Bình thơ: Biển (Xuân Diệu)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)