(TNO) Nhằm giúp học sinh lớp 12 tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp, Báo Thanh Niên tổ chức buổi tư vấn trực tuyến hướng dẫn ôn thi với chủ đề “Để đạt kết quả cao kỳ thi tốt nghiệp THPT” lúc 14 giờ ngày 3.4.
Tham gia chương trình gồm có:
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Cô Trần Thị Huyền Thanh - Tổ trưởng tổ tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- Thạc sĩ Bùi Văn Thơm - giáo viên môn hóa học Trường THPT Vĩnh Viễn
- Cô Đỗ Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng lịch sử Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
- Thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi theo hướng dẫn trong bài.
Đúng 14 giờ, chương trình chính thức bắt đầu.
Toàn cảnh buổi trực tuyến - Ảnh: Đ.N.T Chị Đào Hồng Hạnh (phải), Ủy viên Ban biên tập, Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niêntặng hoa các thầy, cô tham gia chương trình - Ảnh: Đ.N.T |
Trong các môn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, có lẽ môn lịch sử tạo sự quan tâm chú ý nhất của dư luận. Nhiều năm gần đây, sử là môn thi có điểm bình quân thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp THPT, là môn thi có điểm bình quân thấp nhất của khối C nói riêng và tất cả các môn thi tuyển sinh ĐH nói chung, là môn thi mà số học sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất, bị điểm 0 và 0,5 với tỷ lệ cao nhất.
Nói chung, phần lớn HS đều lo ngại khi phải thi môn này. Vì thế phần đầu tiên trong buổi tư vấn hôm nay, cô Đỗ Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, đã dành cho các bạn thí sinh một số lời khuyên để ôn thi tốt môn này.
Cô Thanh Thủy cho biết, để học tốt môn sử, các em HS cần phải biết cách "chia để trị". Tức là nên chia nhỏ ra để dễ học và đỡ ngán vì lượng kiến thức quá dài và dễ quên, lẫn lộn.
Ví dụ, với hai phần kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ thì nên học phần nào trước. Tôi nghĩ các em nên ôn phần chống Mỹ trước, vì các em mới học xong ở học kỳ 2, ôn lại thì sẽ dễ nhớ.
Các phần về đổi mới cũng vậy, nên chia nhỏ ra. Học xong phần đổi mới rồi, sau 1 tuần, các em có thể học phần kháng chiến chống Pháp.
Các phần về đổi mới cũng vậy, nên chia nhỏ ra. Học xong phần đổi mới rồi, sau 1 tuần, các em có thể học phần kháng chiến chống Pháp.
Như vậy các lượng kiến thức tiếp thu sẽ tốt hơn, dễ dàng hơn. Sau khi ôn luyện kiến thức giai đoạn học kỳ 2 rồi thì chuyển sang ôn lại giai đoạn học kỳ 1, liên quan đến sử thế giới.
Sử thế giới các em không cần chia giai đoạn, chỉ có 6 vấn đề chính để học như trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới 2, Liên Xô - Đông Âu, phong trào giải phóng dân tộc, các nước Âu Mỹ, mối quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ.
"Để giảm lẫn lộn, các em cần lập một bảng chia thành các ô nhỏ, nói về ý nghĩa mấu chốt cho từng chủ đề. Các ô này sẽ tạo nên sự khác biệt để phân biệt các giai đoạn, các chiến dịch... giúp các em đỡ lẫn lộn", cô Thanh Thủy tư vấn.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P1) |
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P2) |
* Một câu hỏi bạn đọc gửi đến cho buổi giao lưu thông qua website: Đối với môn sử, nếu chỉ cần học sách giáo khoa thôi có thể đạt điểm 5 không?
- Cô Đỗ Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng lịch sử Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: Em học trong sách giáo khoa là quá đủ, quá dư.
* Trần Thị Mỹ Huyền, học sinh lớp 12C3 Trường trung học Thanh Bình TP.HCM có mặt tại buổi giao lưu đặt câu hỏi: Cách học tiếng Anh ở các trường THPT thế nào? Làm sao nắm được ngữ pháp các thì? Làm thế nào có kỹ năng tốt để làm phần writting?
* Trần Thị Mỹ Huyền, học sinh lớp 12C3 Trường trung học Thanh Bình TP.HCM có mặt tại buổi giao lưu đặt câu hỏi: Cách học tiếng Anh ở các trường THPT thế nào? Làm sao nắm được ngữ pháp các thì? Làm thế nào có kỹ năng tốt để làm phần writting?
- Cô Trần Thị Huyền Thanh - Tổ trưởng tổ tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: Trong chương trình lớp 12, sách giáo khoa không đưa hết những mẫu câu cơ bản từ cấp 2. Nhưng khi đi thi tốt nghiệp, đề tốt nghiệp PTTH đưa tất cả mẫu câu từ khi học tiếng Anh. Các em nên đưa ra ví dụ đơn giản, mẫu câu đơn giản trong đời sống hằng ngày để dễ nhó.
Để làm được writting, các em cũng phải nắm mẫu câu văn phạm (cấu trúc, thì, chính tả...).
Tham gia chương trình còn có các em học sinh đến từ Trường trung học Thanh Bình TP.HCM - Ảnh: Đ.N.T |
* Cũng liên quan đến môn sử, trả lời câu hỏi tại hội trường của HS tên Hiếu từ Trường trung học Thanh Bình TP.HCM về việc học làm sao để nhớ được các sự kiện lịch sử, và làm sao học thuộc bài, cô Đỗ Thị Thanh Thủy một lần nữa nhấn mạnh việc học bài môn sử cần phải khoa học.
HS cần chia các mốc lịch sử và hiểu được các giai đoạn lịch sử thì sẽ không bị nhầm lẫn so với các HS theo cách học vẹt.
HS cần chia các mốc lịch sử và hiểu được các giai đoạn lịch sử thì sẽ không bị nhầm lẫn so với các HS theo cách học vẹt.
Khi HS nhớ được các mốc chính của lịch sử, thì sau đó sẽ dễ dàng trong việc nắm các sự kiện nhỏ trong giai đoạn lịch sử đó.
* Bạn đọc ở Tân Chánh Hiệp, Q.12 thắc mắc: Năm trước em trượt thi tốt nghiệp, và năm nay em chỉ ở nhà đọc sách, nghiên cứu, liệu có thể thi môn địa lý được không?
- Thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: Trong môn địa lý, ngoài vấn đề kiến thức giáo khoa còn có phần vẽ biểu đồ, đọc atlat. Nếu em chỉ ở nhà đọc sách và nghiên cứu thì chỉ đạt được điểm 5.
Hiện tại, đề thi còn bao gồm phần ứng dụng, không chỉ là học thuộc lòng, máy móc. Trong phần vẽ biểu đồ, các em có thể sẽ vẽ sai. Hoặc trong phần đọc Atlat, các em sẽ có thể lộn vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác…
Để khắc phục điều này, em cần phải xem các hướng dẫn ôn tập, vẽ biểu đồ. Cần nghiên cứu, đối chiếu với Atlat. Nghiên cứu cách vẽ như thế nào, vẽ sao cho chính xác và nhận xét ngắn gọn.
* Giải đáp thắc mắc của một bạn đọc gửi đến chương trình về cách học tốt môn địa, thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết: Để dễ nhớ môn này thì mỗi bài học các em cần nắm vững các kiến thức căn bản, lập sơ đồ tổng quát dạng hình cây thư mục để nắm ý chính.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P3) |
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P4) |
* Thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, hướng dẫn học sinh một số chú ý trong làm bài thi môn Địa lý: Môn Địa lý không chỉ có lý thuyết mà có biểu đồ, atlat. Vì vậy, bên cạnh học bài, học sinh cần rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và sử dụng atlat.
Mặt khác, trong atlat có tất cả các số liệu, biểu đồ để học sinh có thể tham khảo.
Về vẽ biểu đồ, học sinh có thể phân biệt như sau:
- Nếu số liệu dưới 3 năm thì vẽ biểu đồ cột hoặc tròn. Trong đó, nếu số liệu có cơ cấu, tỉ trọng thì vẽ biểu đồ tròn. Nếu không có yếu tố trên thì vẽ biểu đồ cột.
- Nếu chuỗi số liệu trên 3 năm thì vẽ biểu đồ đường hoặc miền. Trong đó, nếu số liệu có cơ cấu, tỉ trọng thì vẽ biểu đồ miền. Nếu không có cơ cấu nhưng có thể hiện sự phát triển, tăng trưởng thì vẽ biểu đồ đường. Còn lại, không có những yếu tố trên thì vẽ biểu đồ cột.
Học sinh chú ý, biểu đồ đường trong atlat trang 15 vẽ sai, nên nếu vẽ giống vậy khi đi thi sẽ không có điểm.
Đối với atlat: học sinh hay sai vùng và tỉnh nên cần chú ý.
Mặt khác, trong atlat có tất cả các số liệu, biểu đồ để học sinh có thể tham khảo.
Về vẽ biểu đồ, học sinh có thể phân biệt như sau:
- Nếu số liệu dưới 3 năm thì vẽ biểu đồ cột hoặc tròn. Trong đó, nếu số liệu có cơ cấu, tỉ trọng thì vẽ biểu đồ tròn. Nếu không có yếu tố trên thì vẽ biểu đồ cột.
- Nếu chuỗi số liệu trên 3 năm thì vẽ biểu đồ đường hoặc miền. Trong đó, nếu số liệu có cơ cấu, tỉ trọng thì vẽ biểu đồ miền. Nếu không có cơ cấu nhưng có thể hiện sự phát triển, tăng trưởng thì vẽ biểu đồ đường. Còn lại, không có những yếu tố trên thì vẽ biểu đồ cột.
Học sinh chú ý, biểu đồ đường trong atlat trang 15 vẽ sai, nên nếu vẽ giống vậy khi đi thi sẽ không có điểm.
Đối với atlat: học sinh hay sai vùng và tỉnh nên cần chú ý.
Thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - Ảnh: Đ.N.T |
* Bạn đọc Huỳnh Tú Lan đang online đặt câu hỏi cho con mình: Hiện thời gian ôn thi không còn nhiều nhưng bài học lịch sử quá nhiều, xin thầy cô tư vấn trọng tâm cho môn học này.
- Với câu hỏi này, cô Thủy cho biết, trọng tâm môn học tùy vào mong muốn của HS về điểm số. Nếu HS muốn được 3 điểm thì tập trung học hết phần sử thế giới, muốn 5 điểm thì học hết phần sử VN, và muốn đạt 8 điểm thì học hết cả sử thế giới và sử VN.
* Một bạn đọc Thảo Nguyên đặt câu hỏi: Làm cách nào để làm tốt một bài nghị luận xã hội mà không tốn nhiều thời gian?
- Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Với cơ cấu ra đề gồm 3 câu hỏi, các em có thể dành 55 - 60 phút cho phần nghị luận xã hội với khoảng 400 chữ.
Trước hết, phải dành một khoảng thời gian ngắn để lập dàn bài. Chú ý đến những kỹ năng cơ bản khi viết bài nghị luận xã hội.
Trước hết, phải dành một khoảng thời gian ngắn để lập dàn bài. Chú ý đến những kỹ năng cơ bản khi viết bài nghị luận xã hội.
Nên chú ý đến các phần sau. Trước hết, giải thích khái niệm của vấn đề, với những đề bài có câu phát biểu, câu nói, từ ngữ thì rút ra ý nghĩa.
Phần thứ hai là bàn luận: Các em cần nêu những biểu hiện, khía cạnh, tác dụng, tác hại. Sau đó, đưa ra hệ thống dẫn chứng, chứng minh.
Phần thứ hai là bàn luận: Các em cần nêu những biểu hiện, khía cạnh, tác dụng, tác hại. Sau đó, đưa ra hệ thống dẫn chứng, chứng minh.
Sau cùng, rút ra bài học, nhận thức, hành động cho bản thân…
Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Ảnh: Đ.N.T |
* Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hướng dẫn học sinh những chú ý để học và thi môn toán:
Để ôn tập tốt, thầy khuyên các em có kế hoạch ôn tập chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1, các em ôn tập theo từng chủ đề. Theo đó, đọc lại và bám sát sách giáo khoa; tự làm cho mình đề cương (gạch đầu dòng cho mình những ý cần nhớ) của từng chủ đề.
- Giai đoạn 2, các em tập giải những đề tổng hợp (có thể là những đề thi trước đây), để tự đánh giá xem mình làm được bao nhiêu % của đề, thấy hỏng chỗ nào thì ôn tập bổ sung chỗ đó.
Trong khi làm bài thi, học sinh cần lưu ý:
- Cần đọc một lượt qua đề thi và chọn bài nào mình làm tốt được thì làm trước.
- Làm bài thì phải trình bày đầy đủ, rõ ràng, không viết tắt.
- Đối với bài khó, nếu lỡ dính vào mà làm hoài làm không ra thì hãy chuyển sang làm câu khác. Không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một bài.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P5) |
* Bạn đọc tên Kim Loan gửi câu hỏi cho chương trình: "Em là HS hơi yếu môn Toán, vậy em có nên học thêm không? Nhờ các thầy cô chia sẻ một số hướng dẫn để ôn luyện tốt môn này?".
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết: "Thực tế thì đa số các em HS đều học thêm môn này. Nhưng nếu các em không phát huy vai trò tự học thì kết quả sẽ không tốt được".
Theo Thạc sĩ Hiếu, các em HS cũng nên tìm thêm sách để đọc và học thêm rồi tự ôn tập.
Nhà báo Thùy Ngân đặt câu hỏi là liệu có HS nào không dám không học thêm môn toán không? Có phải là nếu muốn thi ĐH đạt kết quả tốt thì HS buộc phải đi học thêm?
Thạc sĩ Hiếu khẳng định: "Chính xác là phải đi học thêm để thi ĐH vì đề thi ĐH có nhiều suy luận, khó hơn nhiều so với bài tập trong sách giáo khoa. Ngoại trừ các em HS đó quá xuất sắc mới không học thêm mà thi ĐH vẫn đạt kết quả tốt. Tôi biết ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có một số em không cần học thêm vì các em đó tự học quá giỏi".
Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Ảnh: Đ.N.T |
* HS Nguyễn Quốc Hiển tại hội trường đặt câu hỏi: Em thi khối B, học lực tốt môn toán và sinh, còn môn hóa thì chỉ tạm được, xin thầy cô cho biết cách ôn tập môn hóa để đạt hiệu quả.
- Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Bùi Văn Thơm - giáo viên môn hóa học Trường THPT Vĩnh Viễn cho biết: Lượng phương trình phản ứng hóa học rất nhiều, vì vậy để thuộc hết là rất khó đòi hỏi HS phải cố gắng và học coó phương pháp. Trong khi đề thi có sự tổng hợp cao nên nếu không nắm được các phản ứng hoa học thì khi lựa chọn trả lời trắc nghiệm, HS dễ bị nhầm lẫn.
Theo thầy Thơm, phương pháp học cần thiết là HS cần phải hệ thống bài vở để nắm chắc kiến thức, biết lập biểu để có thể so sánh điểm giống và khác của các chất, từ đó việc học sẽ dễ dnàg và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, HS cần phải tự làm bài kiểm tra thường xuyên vì thời lượng học với thầy cô giáo không đủ để nắm được chắc kiến thức. Có thể một nhóm bạn tự kiểm tra với nhau hằng ngày, vận dụng kiến thức hóa học trong các trò chơi để giúp việc học bài lý thú và nhanh thuộc bài hơn.
Cũng theo thầy Thơm, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học, HS cần đọc thật kỹ chi tiết trong sách giáo khoa (bỏ những phần đọc thêm) vì những chi tiết đó sẽ nằm trong những câu bất ngờ giúp HS có điểm cao.
Thạc sĩ Bùi Văn Thơm - giáo viên môn hóa học Trường THPT Vĩnh Viễn - Ảnh: Đ.N.T |
* Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Lê: "Em rất ngán môn đạo hàm, thầy có thể hướng dẫn em phương pháp học môn này?".
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Đối vối phần đạo hàm, yêu cầu số 1 là thuộc bảng công thức đạo hàm, đạo hàm cơ bản, các quy tắc tính đạo hàm.
Với bài toán, cần xác định câu hỏi về việc áp dụng quy tắc nào. Sau đó, dùng quy tắc đó viết ra.
Cần phải áp dụng công thức, nếu không thuộc công thức thì sẽ không làm được bài. Chỉ cần các em tập nhiều thì sẽ quen.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P6) |
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P7) |
* Bạn đọc Minh Trần: "Em gặp nhiều khó khăn trước môn hình học không gian với đủ loại hình thường khiến em rối tung lên. Thầy có thể hướng dẫn cách học và làm những bài dạng này?".
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Hình học không gian chỉ có một vài công thức song có nhiều loại hình khác nhau.
Vì ít thời gian nên thầy cô thường chỉ dạy những dạng cơ bản. Trước một hình mới, các em cần tìm mối liên hệ giữa những bài đã học với bài toán đặt ra.
Thường thì người ta lồng những bài cơ bản vào trong các hình mới. Nếu nhận ra được, hình cơ bản trong bài toán mới thì sẽ giải quyết được vấn đề.
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Hình học không gian chỉ có một vài công thức song có nhiều loại hình khác nhau.
Vì ít thời gian nên thầy cô thường chỉ dạy những dạng cơ bản. Trước một hình mới, các em cần tìm mối liên hệ giữa những bài đã học với bài toán đặt ra.
Thường thì người ta lồng những bài cơ bản vào trong các hình mới. Nếu nhận ra được, hình cơ bản trong bài toán mới thì sẽ giải quyết được vấn đề.
* Một bạn HS tại hội trường đặt câu hỏi cho thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: "Quá trình làm bài lỡ quên thơ và quên dẫn chứng thì mình xoay thế nào cho phù hợp?".
- Thạc sĩ Huệ chia sẻ: "Tôi không bao giờ khuyên HS học toàn bài thơ dài, và dẫn chứng dài. Một HS thông minh luôn biết cách đưa dẫn chứng gián tiếp và trực tiếp linh hoạt. Cái nào không nhớ chính xác thì em nên dẫn chứng gián tiếp, còn để trong ngoặc kép thì phải là dẫn chứng trực tiếp, cần tính chính xác'.
Còn về dẫn chứng thơ, cô Huệ cho rằng các em HS nên thuộc những đoạn thơ, câu thơ theo chủ đề quan trọng nhất, chứ không cần phải thuộc cả bài thơ.
Thạc sĩ Huệ đưa ra ví dụ cụ thể: "Chẳng hạn 2 nhân vật Mỵ (trong Vợ chồng A Phủ) và người vợ (trong Vợ nhặt). Các em cần làm rõ 2 luận điểm. Thứ nhất: cả 2 đều có số phận bất hạnh. Thứ hai: họ đều bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt. Sau đó đối chiếu các khía cạnh của từng nhân vật một. Nhưng sự so sánh, đối chiếu đó cũng cần có rút ra kết luật mang tính đối chiếu về nghệ thuật thể hiện nhân vật ở từng tác phẩm.
Các em học sinh đặt nhiều câu hỏi thú vị cho các thầy, cô - Ảnh: Đ.N.T |
* Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đã cho học sinh những lời khuyên để học tốt môn văn. Theo cô Huệ, hiện nay, hầu hết học sinh vẫn có suy nghĩ rằng văn là môn học thuộc bài nhưng thật sự không phải như vậy. Đây là môn để học một cách hiệu quả, các em cần có cách học chủ động. Các em cần chia bài học theo các nhóm, chủ đề. Các nhóm, chủ đề này có thể chia theo tiến trình văn học, theo thể loại hoặc theo chủ đề.
Khi làm bài, các em cần nắm chắc kỹ năng làm bài, đặc biệt với nghị luận văn học cần có những luận điểm rõ ràng.
Trong bài văn nghị luận xã hội, các em không nên được ôm đồm quá về dẫn chứng văn học. Mặc dù trong bài làm văn nghị luận xã hội, các em có quyền dẫn chứng văn học nhưng ưu tiên cho dẫn chứng ngoài đời.
Học sinh cần tránh tình trạng quá tải khi ôn tập. Trước khi thi không nên ôm đồm đọc quá nhiều tài liệu tham khảo.
Đặc biệt, có một quan điểm học sinh cần tránh là làm văn làm càng dài điểm càng cao. Vì không phải giáo viên chấm điểm bài làm văn theo độ dài, ngắn mà một bài văn tốt cần viết lý luận một cách rõ ràng, chặt chẽ và thuyết phục.
Mặc dù, đáp án có "khuôn" điểm cho từng ý nhưng điểm một bài văn vẫn có chỗ cho những cảm nhận, sáng tạo hợp lý của học sinh. Một điều thông thường, các bài văn đạt điểm cao đều có phần sáng tạo và trình bày cảm nhận của cá nhân một cách thuyết phục.
Đặc biệt, có một quan điểm học sinh cần tránh là làm văn làm càng dài điểm càng cao. Vì không phải giáo viên chấm điểm bài làm văn theo độ dài, ngắn mà một bài văn tốt cần viết lý luận một cách rõ ràng, chặt chẽ và thuyết phục.
Mặc dù, đáp án có "khuôn" điểm cho từng ý nhưng điểm một bài văn vẫn có chỗ cho những cảm nhận, sáng tạo hợp lý của học sinh. Một điều thông thường, các bài văn đạt điểm cao đều có phần sáng tạo và trình bày cảm nhận của cá nhân một cách thuyết phục.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P8) |
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P9) |
* Bạn đọc Bích Hằng ở Hà Nội hỏi: Ở môn tiếng Anh, khi làm bài thì HS thường mất điểm ở phần nào?
- Cô Trần Thị Huyền Thanh: Phần mà HS thường sai nhất là phần reading - đọc hiểu - vì HS có vốn từ ít. Trong một đoạn văn tiếng Anh, HS luôn không nắm hết các từ nên không nắm được nghĩa đoạn văn đó, vì vậy HS cần bình tĩnh đọc thoát nghĩa, đọc kỹ từng câu để phân tích ý nghĩa câu văn.
Ngoài ra, còn có phần writing, HS cần đọc kỹ các đáp án vì thường chúng có nghĩa rất gần nhau, dễ khiến HS nhầm lẫn.
- Cô Trần Thị Huyền Thanh: Phần mà HS thường sai nhất là phần reading - đọc hiểu - vì HS có vốn từ ít. Trong một đoạn văn tiếng Anh, HS luôn không nắm hết các từ nên không nắm được nghĩa đoạn văn đó, vì vậy HS cần bình tĩnh đọc thoát nghĩa, đọc kỹ từng câu để phân tích ý nghĩa câu văn.
Ngoài ra, còn có phần writing, HS cần đọc kỹ các đáp án vì thường chúng có nghĩa rất gần nhau, dễ khiến HS nhầm lẫn.
* Trần Thị Mỹ Huyền, học sinh lớp 12C3 Trường THPT Thanh Bình TP.HCM: Trong môn tiếng Anh không chỉ có động từ, danh từ mà còn có cả giới từ. Xin cô chỉ cách để phân biệt cách sử dụng giới từ. Làm thế nào để làm tốt phần Reading comprehension?
- Cô Trần Thị Huyền Thanh - Tổ trưởng tổ tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: Trong môn tiếng Anh, giới từ là khó nhất. Nó có nhiều cách sử dụng khác nhau, với tính từ thì dùng khác, danh từ dùng khác, động từ thì dùng khác. Ví dụ như với danh từ difference thì dùng difference between, trong khi với động từ differ thì dùng differ from...
Để phân biệt giới từ cũng như làm tốt phần Reading comprehension, các em cần phải nâng cao vốn từ. Luyện các đề thi, học thành ngữ, học những từ khó. Cần chú ý tra từ điển ngay khi gặp những từ mới, biến nó trở thành kiến thức riêng của mình.
Toàn cảnh buổi trực tuyến (P10) |
* Nhà báo Thùy Ngân: Xin các thầy cô cho các em học sinh những lời khuyên trong quá trình ôn thi, cũng như tâm lý khi vào phòng thi để có thể làm bài tốt?
- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu: Thông thường, khi gặp bài toán quen thuộc, học sinh có thể yên tâm làm nhưng khi gặp bài hơi lạ, các em nên tự đặt câu hỏi: Mình muốn giải bài toán đó phải làm việc gì; nên chuyển bài toán đó về bài quen thuộc trước.
Khi làm bài, các em không nên ngồi một tư thế suốt giờ thi mà có thể đổi tư thế, thay đổi trạng thái, chuyển sang câu khác hoặc... xin đa ra ngoài để uống nước.
Đối với môn toán, không phải làm nhiều là nhớ lâu mà quan trọng sau mỗi bài tập, các em phải rút được kinh nghiệm của bài toán đó.
Các em nên dành khoảng 1 phút ngẫm nghĩ lại xem trong bài đó có khâu nào là khâu mấu chốt. Cứ mỗi lần làm xong một bài toán, các em cần phải rút kinh nghiệm. Những chỗ nào là then chốt trong bài toán, các em ghi chú những ý đó lại.
- Cô Trần Thị Huyền Thanh: Còn ở môn thi tiếng Anh, môn này có ưu điểm là thi trắc nghiệm. HS cần bình tĩnh, câu nào dễ thì làm nhanh, câu nào chưa biết thì nên ghi chú lại. Sau khi đi hết những câu thấy dễ rồi thì quay lại những câu còn thắc mắc và suy nghĩ kỹ lưỡng để lựa chọn đáp áp cảm thấy đúng nhất. Còn lúc giờ cuối môn thi thì HS phải tô hết các đáp án và tô cẩn thận để máy chấm khỏi bỏ sót.
Chúc các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chúc các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
- Thạc sĩ Bùi Văn Thơm: Thường khi học thi các em chỉ làm bài tập, học bài trong vở ghi bài. Như vậy sẽ không đầy đủ như trong sách giáo khoa. Nhiều em mất điểm vì trong đề thi có những câu hỏi bất ngờ lấy từ những chi tiết, những phần nội dung rất nhỏ trong sách giáo khoa mà các em khi học không để ý.
Thế nên, thầy khuyên các em trước ngày đi thi phải dành một chút thời gian để đọc kỹ sách giáo khoa.
Thế nên, thầy khuyên các em trước ngày đi thi phải dành một chút thời gian để đọc kỹ sách giáo khoa.
- Thạc sĩ Triệu Thị Huệ: Lời khuyên của cô dành cho các em là không nên có tâm lý nặng nề, cứ xem đó là một thử thách.
Cũng như các môn học khác, môn văn cần chủ động, các em không học thuộc lòng từng bài học mà hãy lập dàn ý, tái hiện hệ thống ý.
Các em cũng cần tránh tâm lý chỉ ôn tập phần văn học nước ngoài cho câu 2 điểm. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải học thuộc lòng mọi tác giả ở Việt Nam. Cần nắm các đặc điểm nổi bật và phần khái quát của các tác giả.
Cuối cùng, như cô đã nói, các em không nên ôm đồm, tham lam với hệ thống dẫn chứng. Chỉ cần vừa phải, vừa đủ. Môn văn thi tốt nghiệp cũng sẽ không quá nặng nề với các em. Vì thế, các em cần giữ vững tâm lý. Môn văn thi đầu tiên nên nếu ổn định tâm lý môn đầu tiên, các môn khác các em sẽ thi tốt.
- Cô Đỗ Thị Thanh Thủy: Các em cần xác định trước là mình cần bao nhiêu điểm. 3 điểm thì học phần thế giới, 7 điểm học sử Việt Nam.
Theo cô Thủy, khi có đề thi thì các em cần viết ra các ý chính trước, ghi xong ý rồi hãy làm, để tránh trường hợp say sưa làm 1 câu rồi quên sạch các câu còn lại.
Còn nếu quên, nên bình tĩnh lại, hoặc xin ra ngoài uống nước cho tỉnh táo rồi làm tiếp.
- Thầy Trần Văn Quang: Không nên học thuộc lòng mà nên lập sơ đồ mỗi bài trên một tờ giấy, rồi cầm tờ giấy đó theo bên mình bất cứ đâu. Như thế, đi đâu các em đều có thể móc tờ giấy ra coi thì coi như học được 1 bài.
- Học phần dân cư trước, rồi học phần vùng.
- Cần rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ để có thể vẽ biểu đồ nhanh.
- Không cần nhận xét biểu đồ dài dòng, chỉ khoảng dòng thôi mà cần nhận xét rõ ràng (nhận xét hàng ngang tăng - giảm, có liên tục không, theo hàng dọc thì xếp hạng nhất).
Nhớ dẫn chứng số liệu trong nhận xét vì nếu không có dẫn chứng số liệu thì câu trả lời không có điểm. Đặc biệt, trong nhận xét biểu đồ miền hoặc biểu đồ tròn cần chú ý chữ "tỉ trọng".
- Cần chú ý đem theo atlat khi đi thi. Atlat phải sạch sẽ, không đánh dấu, mang theo máy tính, com-pa, thước,... cần mang theo đầy đủ đồ nghề giống môn toán.
- Câu nào dễ làm trước.
Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng Tổ Toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM): Môn toán cần nắm vững công thức Để học tốt môn toán, đầu tiên HS phải hiểu, thuộc và nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Khi làm bài tập cần theo tuần tự từ dễ đến khó, trước hết hãy làm các bài tập áp dụng trực tiếp các công thức để cũng cố lý thuyết sau đó mới làm các bài đòi hỏi suy luận và tư duy tổng hợp. Sau khi làm xong một bài tập cần phải kiểm tra lại các bước giải, rút kinh nghiệm cho mình thông qua lời giải bài toán để nếu sau này gặp bài tương tự các em sẽ không lúng túng. Cuối mỗi chương cần phải làm nhiều bài toán tổng hợp. Khi ôn tập các em nên ôn theo từng chủ đề. Các em cần đọc lại các bài học, sau đó tự làm cho mình một đề cương ôn tập. Mỗi một chủ đề bao gồm: Hệ thống các kiến thức cơ bản; tóm tắt phương pháp giải của các dạng bài tập; ghi chú những sai sót thường mắc phải. Cần ôn tập theo hướng dẫn của Bộ GD- ĐT đã ban hành. Những kiến thức cần lưu ý Về phần Giải tích bao gồm: 1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số: Bậc ba, bậc 4 trùng phương và hàm hữu tỉ bậc 1/bậc 1 thật thành thạo. Một số bài toán liên quan đến khảo sát hàm số như: Viết phương trình tiếp tuyến, biện luận sự tương giao giữa hai đường, biện luận số nghiệm của phương trình bằng đồ thị, điều kiện để hàm số tăng hay giảm trên một tập cho trước, điều kiện để hàm số có cực trị,… Tìm GTLN, GTNN của hàm số trên tập hợp X cho trước… 2. Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit: Cần nắm vững các công thức biến đổi mũ, lôgarit và cách giải các phương trình, bất phương trình cơ bản: Đưa về cùng cơ số; đặt ẩn phụ; mũ hóa hay lôgarit hóa; đoán nghiệm… 3. Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng: Tìm nguyên hàm của các hàm số cơ bản; Tính các tích phân dạng cơ bản (các công thức tích phân từng phần thường gặp, các cách đổi biến số (lưu ý tích phân của f(x) = sinmx.cosnx); Tính diện tích hình phẳng; Tính thể tích hình tròn xoay quanh trục Ox. 4. Số phức: Biết tìm phần thực - phần ảo - môđun của số phức. Tìm số phức liên hợp. Làm thành thạo các phép toán cộng, trừ, nhân chia số phức. Tập hợp điểm biểu diễn cho số phức thỏa điều kiện cho trước. Nắm vững cách giải phương trình bậc hai với hệ số thực… Về phần Hình học không gian lưu ý: 1. Các công thức tính thể tích khối đa diện: Luyện tập làm các bài toán tính thể tích của: tứ diện; của các hình chóp: đều; có đáy là hình vuông, hình chữ nhật, hình thang và một cạnh bên vuông góc đáy; có đáy là hình vuông, hình chữ nhật, hình thang và một mặt bên vuông góc đáy; của các hình lăng trụ: đứng, có hình chiếu của một đỉnh thuộc đáy này là một điểm đặc biệt của đáy kia. Ôn lại cách dựng và tính: đoạn vuông góc từ một điểm đến một mặt phẳng, đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng. Ôn lại cách xác định và tính góc: giữa hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng; giữa hai mặt phẳng. 2. Nắm các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của mặt cầu, mặt trụ, mặt nón. Tập trung vào các bài toán tính diện tích xung quanh; tìm tâm và bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp. Về phần Hình học giải tích không gian thì cần phải nắm vững: Cách tìm các điểm đặc biệt trong tam giác (trọng tâm, trực tâm,...), trong tứ diện. Các công thức tính thể tích tứ diện, diện tích tam giác; Cách lập phương trình mặt phẳng trong các trường hợp cơ bản sau: đi qua ba điểm; đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng; đi qua một điểm và song song với một mặt phẳng; đi qua một điểm và song song với hai đường thẳng; chứa một đường thẳng và vuông góc với một mặt phẳng; chứa hai đường thẳng song song; đi qua một đường thẳng và song song với một đường thẳng khác; đi qua một điểm và qua một đường thẳng, các công thức tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; giữa hai mặt phẳng song song, xét vị trí tương đối của hai mặt phẳng; Cách lập phương trình đường thẳng trong các trường hợp cơ bản sau: đi qua hai điểm; đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng; đi qua một điểm và song song một đường thẳng; đi qua một điểm và vuông góc với hai đường thẳng; phương trình hình chiếu của đường thẳng trên mặt phẳng;… Cách xét vị trí giữa hai đường thẳng; giữa một đường thẳng và một mặt phẳng. Biết tìm hình chiếu của điểm trên đường thẳng; trên mặt phẳng; Với mặt cầu cần nắm được cách lập phương trình mặt cầu trong các trường hợp thường gặp: đi qua 4 đỉnh của một tứ diện; có tâm và tiếp xúc với một mặt phẳng; qua ba điểm và có tâm nằm trên một mặt phẳng; qua hai điểm và tâm thuộc một đường thẳng. Nắm vững cách tìm tâm và bán kính của đường tròn giao tuyến giữa mặt phẳng và mặt cầu. Ở phần Đại số, kiến thức về phương trình, bất phương trình bậc hai thì nắm vững cách xét dấu nhị thức; tam thức bậc 2; định lí đảo về dấu tam thức bậc hai; Phương trình chứa trị tuyệt đối, chứa căn thì nắm vững các công thức cơ bản; các phương pháp giải: Biến đổi tương đương; đánh giá hai vế; đặt ẩn phụ; nhân liên hợp; đưa về phương trình tích; Hệ phương trình: Nắm vững cách giải các hệ phương trình: Bậc nhất 2 ẩn; đối xứng loại 1, loại 2; đẳng cấp; hệ phương trình tổng hợp; Bất đẳng thức, Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất: Nắm vững phương pháp biến đổi tương đương; ứng dụng bất đẳng thức Cô-si cho 2 hoặc 3 số không âm; Bu-nhi-a-côp-ski cho 4 số hay 6 số; Điều kiện về số nghiệm của phương trình, bất phương trình: Nắm phương pháp dùng đồ thị và phương pháp đại số để định giá trị tham số thỏa yêu cầu về nghiệm cho trước. Về phần Lượng giác: Giải phương trình lượng giác: Nắm vững công thức nghiệm, cách giải các phương trình: Cơ bản; bậc nhất theo sinx và cosx; bậc 2, 3 đối với một hàm số lượng giác; đưa về tích;… Các em cần học thuộc các công thức lượng giác để biến đổi phương trình nhanh và tốt hơn; Các hệ thức lượng giác trong tam giác. Về phần Hình học giải tích phẳng cần nắm vững các hệ thức liên hệ giữa các điểm đặc biệt trong tam giác (trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp, …); Các cách lập phương trình đường thẳng, đường tròn, elip; Tương giao giữa các đường thẳng, đường thẳng và đường tròn, các đường tròn…; Các tính chất thường gặp trong elip, hypebol. Bích Thanh (ghi) |
Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Trưởng bộ môn Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM): Ba điều cần lưu ý khi ôn tập môn Văn 1. Cần sớm xác định cách học và ôn tập chủ động, sáng tạo. Trước hết, hãy dành thời gian lập kế hoạch ôn tập sao cho phù hợp và hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Một số đông HS cảm thấy ngán ngại trước cuốn tập dày đặc những chữ, và thường không biết phải ôn từ đâu. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách: hệ thống lại kiến thức đã học, “nhóm” các bài học (có thể theo giai đoạn, thể loại, chủ đề) lại với nhau, sau đó ôn theo hệ thống ý đối với mỗi bài cụ thể. Học và ôn phần truyện, có thể “nhóm” tác phẩm theo chủ đề như sau: chủ đề nhân đạo (Vợ nhặt - Kim Lân, Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài); chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi; Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Một ví dụ: Khi đã xác định được các tác phẩm theo chủ đề nhân đạo, sẽ ôn từng bài cụ thể theo những biểu hiện chung của giá trị nhân đạo (thái độ của nhà văn trước bức tranh hiện thực trong tác phẩm: tố cáo các thế lực chà đạp con người, sự đồng cảm xót xa trước những số phận bất hạnh, sự trân trọng phát hiện trước những phẩm chất tốt đẹp của con người…). Việc ôn tập theo nhóm vì thế sẽ giúp HS tiết kiệm thời gian, chủ động giải quyết được nhiều đề văn khác nhau. Khi ôn các tác phẩm văn học cụ thể, phải nắm thật chắc ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật đó bởi lẽ đó là những kiến thức liên quan trực tiếp, cần áp dụng trong tất cả các dạng đề văn nghị luận (NLVH) có liên quan tới tác phẩm. Với câu hỏi tái hiện kiến thức (2 điểm), cần tránh lối học thuộc lòng máy móc để có thể đáp ứng được yêu cầu có sự kết hợp cao giữa tái hiện và vận dụng kiến thức trong đề thi. Cuối cùng, đừng quên ôn bài qua hệ thống câu hỏi trong phần luyện tập, hướng dẫn chuẩn bị bài, ôn tập cuối năm ở SGK. 2. Nắm chắc kĩ năng làm bài Nhiều HS thừa nhận khi làm văn, nhất là NLVH, các em thường làm “na ná giống nhau” do không nắm được kĩ năng làm bài. Hẳn nhiên đó là một hạn chế lớn cần phải được khắc phục kịp thời. Với mỗi dạng đề bài, phải có những cách giải quyết riêng, cũng giống như với mỗi một món ăn, cần có những gia vị, nguyên liệu riêng vậy. Với đề bài nghị luận (NLXH), đặc biệt dạng đề bài về tư tưởng đạo lý, cần chú ý mức độ hợp lý khi trình bày các phần (giải thích, bàn luận, bài học nhận thức và hành động). Nhiều HS do quá chú ý tới bàn luận mà không chú ý đến khâu giải thích hoặc rút ra bài học nhận thức và hành động - vốn chiếm một số điểm không nhỏ trong đáp án chấm thi. Dạng đề bài NLVH rất phong phú, có liên quan đến nhiều thể loại. HS cần nắm được đặc trưng thể loại (nhất là thơ, truyện) để từ đó có cách vận dụng phù hợp. Chẳng hạn khi xác định được những yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm truyện như nghệ thuật khắc họa tình huống, cách thức xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật…, HS sẽ dễ dàng làm được dạng đề bài phân tích đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm truyện - vốn được coi là một dạng đề bài khó với nhiều HS. Ngoài việc chú ý triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, HS cần chú ý đúng mức tới việc giới thiệu kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm (nên để ở phần đầu của bài viết) cũng như đánh giá, nhận xét, nâng cao vấn đề (nên để ở cuối bài viết). Việc đưa dẫn chứng vào bài viết (ở cả hai dạng đề NLXH và NLVH) là không thể thiếu nhưng tránh ôm đồm, tham lam. Với những dẫn chứng dài, khó nhớ (ở tác phẩm truyện), không nhất thiết phải học toàn bộ dẫn chứng mà nên tách ra thành nhóm từ, kết hợp cách đưa dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp. Khi làm bài văn NLXH, HS vẫn có thể sử dụng dẫn chứng văn học nhưng nên ưu tiên cho những dẫn chứng lấy trong đời sống thực tế. 3. Tạo tâm thế tự tin, thoải mái khi ôn bài và làm bài. Đề bài dành cho kì thi TN THPT không quá khó. HS chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thuộc chương trình lớp 12, kĩ năng làm bài là có thể yên tâm. Trước kì thi, các em không nên đọc quá nhiều tài liệu tham khảo, vì chính điều này sẽ khiến các em bị “nhiễu”, đôi khi hoang mang trước những cách cảm nhận, phân tích không giống nhau. Cũng không nên hướng tới việc rèn luyện các đề bài quá khó, quá rộng, vì những dạng đề bài này chỉ phù hợp với các kì thi học sinh giỏi hay đại học. Việc quan sát các đề thi TN THPT và đáp án một số năm gần đây cũng khá cần thiết để các em hình dung và làm quen dần với các dạng thức đề thi. Cuối cùng, cần chú ý phân phối thời gian hợp lý khi làm bài thi. Với thời gian thi được quy định là 150 phút, HS nên dành khoảng 15 phút cho câu hỏi tái hiện kiến thức, 55- 60 phút cho câu NLXH và 70 - 75 phút cho câu NLVH. Bài thi chỉ có thể đạt điểm cao khi các em hoàn thành tất cả các câu trong đề bài. Bích Thanh (ghi) |
Giáo viên Trần Thị Huyền Thanh - Tổ ngoại ngữ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: 8 nội dung kiến thức cần lưu ý ở môn tiếng Anh Để ôn thi tốt nghiệp tốt, bài làm đạt kết quả cao, HS cần theo sát SGK Tiếng Anh 12 vì đề thi có 50 câu và nội dung đề sẽ trải đều chương trình lớp 12 với các phần như Ngữ pháp - Từ vựng (22 câu) và câu có Chức năng giao tiếp (3 câu), còn lại là đọc hiểu, sửa sai… Tuy nhiên, để nắm vững từ vững, các em cũng cần xem lại phần kiến thức này trong SGK lớp 10, lớp 11 với các chủ điểm về môi trường, tổ chức quốc tế, văn hóa thể thao, nghề nghiệp và giáo dục... HS ôn càng kỹ, kết quả càng cao. Ngoài việc học từ vựng (vocabulary) như đã nêu ở trên, HS cần chú ý các nội dung kiến thức sau: 1/ Verb tense: - Học sinh cần chú ý khi: Dùng ngôi thứ ba số ít ở thì simple present; Thì present continuous dùng trong các câu có các từ như: ‘now / at the moment / right now / at present = presently’ hay có câu ra lệnh; Trong văn kể thường dùng với các thì ở quá khứ nhất là thì simple past; Những câu có after / before / as soon as … : thường dùng với past simple và past perfect; Present perfect SINCE simple past hoặc những từ như: just, for, lately = recently, ever ,never, so far = up to now = up to the present … : dùng present perfect; while , when = as by the time: 1 hành động tiếp diễn và 1 hành động cắt ngang trong quá khứ: Past continuous and simple past; xem các cách diễn tả tương lai của ‘simple future / future with ‘going to’ / present continuous / simple present’, thì của động từ trong các câu điều kiện (conditional sentence) và lời nói gián tiếp (reported speech). 2/ Verb forms - chú ý nhiều các trường hợp dùng Gerund (v-ing) sau một số động từ hay cụm động từ như like, enjoy, avoid, hate, start, do you mind, I don’t mind, keep, . . . be fed up with, be afraid of, be fond of, be aware of, be interested in, look forward to, be used to ( quen với ), be used for, can’t help... Let + obj + do something; Help + obj + (to) do something; Have + person + do + something; Have + something + done; Watch + obj + V-ing; Make + obj + do something; Be made + to do something. Ví dụ: A computer can help us (to) solve many complicated problems. It’s too late. Let’s go. 3/ Các cấu trúc: passive voice, reported speech, relative clause (còn gọi là adjective clause), participial phrase, to-infinitive phrase, conditional sentence (3 loại câu điều kiện). Phần này có thể chiếm trên 1/5 số điểm nhưng nằm rải rác ở nhiều nơi. 4/ Giới từ đi với các từ chỉ thời gian và nơi chốn, giới từ đi với động từ, đi với tính từ... nằm rải rác trong các bài học, và đặc biệt cần chú ý các phrasal verbs có trong SGK chuẩn (units 14 & 15 và Test Yourself F). 5/ Cách dùng của các từ nối như: because và because of // so, although / in spite of / despite / but / even though / however / therefore (units 7 & 9), và cách dùng articles (a, an, the, no article) (SGK chuẩn unit 8). 6/ Phân biệt cách dùng: so... that / such... that / too... for... to / not + adj+ enough to do something / enough + noun / as... as / not so... as / adj-ER + than / more adj + than / double comparative / the + comparative... , the + comparative... / 7/ Về trọng âm (main stress) chỉ chú ý các từ 2 hoặc 3 âm tiết: Những từ tận cùng bằng ic, tion , sion , ity, tual… nhấn vần trước đó, ví dụ: económics , translátion, intellétual ,ability…; Một số danh từ hay tính từ có 3 âm tiết, nhấn vần 1, ví dụ: cónfidence, pólitics, vértical…; Những từ tận cùng bằng ee, eer,sque, nhấn ngay từ có những từ đó, ví dụ voluntéer, pionéer, employée, referée, picturesqúe… 8/ Chú ý cách phát âm những âm cuối ‘S’, ‘ED’, ‘CH’ và một số nguyên âm hoặc phụ âm mà HS thường hay nhầm lẫn. ‘ED’ được phát âm là /t/ khi đứng sau các phụ âm vô thanh, ‘S’ được phát âm là /s/ khi cũng ở sau các phụ âm vô thanh và chữ ‘t’. Ví dụ: 1. A. beat B. she C. leaden D. leader (C) 2. A. high B. light C. height D. weight (D) 3. A. chore B. cholera C. chorus D. chemist (A) 4. A. chef B. chief C. champagne D. sure (B) 5. A. closed B. passed C. laughed D. watched (A) 6. A. wicked B. naked C. booked D. founded (C) Để làm quen trước với lời chỉ dẫn (instructions) bằng tiếng Anh của đề thi, học sinh có thể xem những câu mẫu trong các sách bài tập, các đề thi của những năm học trước… Bích Thanh (ghi) |
Cô Đỗ Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng bộ môn lịch Sử Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: Môn Lịch sử: Những nội dung cần phải học Hiện nay, đa số học sinh đều chọn thi ĐH, CĐ với khối thi là các môn khoa học tự nhiên nên chỉ khi biết chính xác 6 môn thi tốt nghiệp, các em mới bắt đầu học. Vì vậy, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc với khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi quỹ thời gian ôn tập còn quá ít. Vấn đề đặt ra là phải có phương pháp học như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Trước tiên các em phải xác định mình sẽ phải học những gì? Chương trình lịch sử 12 gồm 2 phần Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Trong đó, lịch sử thế giới có 6 vấn đề lớn phải giải quyết, đó là: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới II; Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991); Liên bang Nga 1991 - 2000; Các nước Á, Phi, Mĩ latinh (1945 - 2000); Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật bản (1945 - 2000); Quan hệ quốc tế (1945 - 2000); Cách mạng khoa học - công nghệ. Và lịch sử Việt Nam có các vấn đề lớn như: Việt Nam trước khi thành lập Đảng (1919 - 1930); Việt Nam từ khi có Đảng đến Cách mạng tháng Tám (1930 - 1945); Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975); Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1975 - 2000) Xác định được nội dung cần học rồi, các em cần có phương pháp ôn tập hiệu quả. Thời gian đầu của thời kì ôn tập, các em nên chia giai đoạn ra để học theo chương trình đã xác định ở trên. Ví dụ, phần Lịch sử Việt Nam các em thấy rất rõ 5 giai đoạn cần “ trị” và nên “trị” có tính hệ thống, giai đoạn nào trước nên học trước và cứ học lần lượt như vậy. Thời gian sau, cơ bản các em đã nắm được kiến thức chính của từng giai đoạn nhưng quá nhiều nên rất dễ nhầm lẫn. Để khắc phục tình trạng này, các em nên học theo chủ đề. Phần Lịch sử Việt Nam sẽ chia theo những chủ đề chính. Ví dụ: Các kì Đại hội Đảng từ khi thành lập đến hết kháng chiến chống Mĩ, các Hội nghị ngoại giao được kí để kết thúc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, các chiến lược trong kháng chiến chống Mĩ… Trong quá trình ôn tập, các em cũng nên lưu ý những mốc thời gian và sự kiện chính trong tiến trình lịch sử. Ví dụ Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 có những mốc chính cần ghi nhớ: 1925 - thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên; 1929 - thành lập 3 tổ chức Công sản; 1930 - thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… Khi học bài lịch sử, học trò thường kêu ca quá nhiều mốc thời gian và sự kiện nên rất khó nhớ. Thực tế khi đã ôn tập 1 thời gian các em mới biết rằng sự kiện và thời gian càng cụ thể càng dễ học. Phần mang tính lý luận như ý nghĩa lịch sử mới là phần dễ nhầm lẫn. Vậy các em nên xác định sự kiện đó nằm trong giai đoạn lịch sử nào, có vai trò gì trong giai đoạn đó. Ví dụ: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng nên tư duy theo hướng Đảng ra đời là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đaị, quyết định những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam… Phần nguyên nhân thắng lợi của các chiến thắng từ sau khi có Đảng lãnh đạo thì nguyên nhân đầu tiên nên khắng định là có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo; tiếp theo là do có truyền thống (yêu nước, đoàn kết…)… Bích Thanh (ghi) |
ThS. Bùi Văn Thơm - Giáo viên trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM): Môn Hóa học: Hệ thống hóa các chất, các loại phản ứng Về lý thuyết, các em cần phải học tính chất hóa học của các chất, nhóm chất bằng cách hệ thống hóa, so sánh những điểm giống nhau và khác nhau, điều này sẽ giúp các em nhanh chóng chọn được phương án đúng. Đây là phần có số lượng câu hỏi khá nhiều trong đề thi, không nên học từng chất riêng lẻ vì như thế sẽ khó nhớ hết được những phương trình phản ứng hóa học và sẽ xử lý chậm, mất nhiều thời gian. Đối với hóa học hữu cơ các em cần có sự liên kết giữa các nhóm chất sau đây để so sánh: Amin, anilin, aminoaxit, liên kết với axit hữu cơ, phenol; Cacbohidrat: Glucozơ, fructozơ, mantozơ, sacarozơ, tinh bột, xenlulozơ liên kết với andehit và ancol; Este, lipit cần liên kết với ancol, andehit, axit; phần polyme các em nên xâu chuỗi lại dựa vào sự phân loại: theo nguồn gốc, theo cách tổng hợp, theo cấu trúc , tên riêng của các polime. Đối với hóa vô cơ - phần kim loại, các em cần liên kết phần tính chất hóa học chung, so sánh chúng trong dãy điện hóa. Ngoài ra, trong mỗi nhóm kim loại cần nắm phần tính chất hóa học đặc trưng riêng như kim loại phản ứng với nước, với dung dịch kiềm…. Riêng phần kim loại sắt, cần quan tâm sự chuyển hóa giữa Fe(II) và Fe(III). Bên cạnh đó, các em cũng có thể hệ thống hóa từng loại phản ứng, ví dụ như chất hữu cơ nào tham gia phản ứng với thủy phân, với Na, với dung dịch kiềm, với Cu(OH)2 ….Kim loại nào tác dụng với nước, với dung dịch kiềm, với dung dịch axit …. Hidroxit kim loại nào lưỡng tính… Nếu không làm được việc này các em sẽ gặp nhiều lúng túng khi làm bài. Chẳng hạn, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có các câu: - Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Li B. Ca C. K D. Be - Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 - Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân? A. Protein B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Tinh bột - Cho dãy các chất : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Riêng các bài toán trong đề thi tốt nghiệp khá đơn giản chỉ cần biết tính lượng chất tham gia phản ứng, chất tạo thành trong một phương trình phản ứng hóa học (có thể kèm theo hiệu suất phản ứng để tạo câu hỏi khó). Ví dụ, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có các câu: - Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2 B. 9,0 C. 36,0 D. 18,0 - Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 2,0 B. 6,4 C. 8,5 D. 2,2 Tuy nhiên, trong đề thi tốt nghiệp THPT thường có một số ít câu hỏi khá bất ngờ để hạn chế bớt điểm 9, 10. Đây là những câu hỏi không khó nhưng do học sinh ít quan tâm nên dễ chọn phương án sai. Ví dụ một số tính chất vật lí đặc biệt của chất hữu cơ (như este có mùi thơm dễ chịu, anilin là chất lỏng không màu để lâu trong không khí chuyển thành màu đen…), kim loại có khối lượng riêng lớn nhất, cứng nhất, có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy kim loại cho sẵn, các loại quặng, mỏ… Ví dụ, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có các câu: - Cho dãy các kim loại : Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là A. Fe B. Mg C. Cr D. Na - Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Na. B. K. C. Rb. D. Cs. - Trong tự nhiên,canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. Thạch cao sống B. Đá vôi C. Thạch cao khan D. Thạch cao nung - Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại A. đồng B. natri C. nhôm D. chì Thường học sinh hay học bài từ bài viết ở vở ghi bài, tuy vậy để đạt được điểm cao, các em phải đọc thật kĩ các chi tiết ở SGK Hóa học 12 ít nhất một lần trước ngày thi (nhớ lượt bỏ phần kiến thức giảm tải mà Bộ đã quy định) B.Thanh (ghi) |
Giáo viên Trần Văn Quang - Tổ trưởng môn địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: Môn Địa lý: Ôn theo chủ đề, theo từng chương Trước hết cần nắm vững cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và mấy năm gần đây, để tránh học sinh học tủ, Bộ ra đề thi môn địa lý luôn có từ 7-8 câu hỏi nhỏ. Vì vậy các em nên lập kế hoạch ôn tập phù hợp trong sự kết hợp với các môn thi còn lại. Và kế hoạch cần ổn định, ít thay đổi, phải kiên trì thực hiện. Nếu cần nên tham khảo ý kiến thầy cô chủ nhiệm hoặc thầy cô bộ môn. Học sinh nên ôn bài theo chương, chủ đề với tài liệu vô cùng quan trọng là Atlat. Khá nhiều bài của SGK lớp 12 có kiến thức trong Atlat như bài 6,7 - Đất nước nhiều đồi núi, phần phân bố dân cư của bài 17, phần Công nghiệp của bài 26, 27, thương mại du lịch ở bài 31, chương các vùng kinh tế từ bài 32 đến 42... Mỗi bài học cần nắm vững các kiến thức căn bản, lập sơ đồ tổng quát dạng hình cây thư mục để nắm ý chính Sau khi nắm được các ý cơ bản, mỗi em nên lập cho mình các bảng ghi nhớ, so sánh các kiến thức như: Bảng ghi tên nhà máy thủy điện, tên sông và công suất nhà máy xếp theo thứ tự; Bảng so sánh đối chiếu giữa việc khai thác thủy điện giữa vùng núi trung du Bắc Bộ với Tây Nguyên; Bảng so sánh cây công nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; Việc khai thác rừng giữa Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ, khai thác thủy sản của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ… Những bảng ghi nhớ, so sánh này nên thiết kế sao cho vừa bằng một trang giấy học trò để đút túi và có thể ôn mọi lúc mọi nơi vừa nhẹ nhàng vừa nhanh chóng. Đặc trưng của môn địa lý dù là môn học thuộc bài nhưng lại có rất nhiều số liệu cụ thể nên bên cạnh việc nắm ý cơ bản của các bài học từ đó hiểu và nhớ lâu các số thì trong 1 thời gian ngắn phải ôn thi 6 môn vì vậy các em chỉ cần nhớ những năm cuối. Đặc biệt những sự kiện, những nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có yếu tố đứng nhất các em cần phải chú ý đến nó. Ví dụ: Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là 1.920 MW còn Nhà máy thủy điện Sơn La đang xây sẽ lớn nhất khi xây xong là 2.400 MW. Một điểm là học sinh nên chú ý đó là trong Atlat có nhiều số liệu như dân số, sản lượng điện, than, dầu, lúa… nhưng khi dùng các em nên lấy số liệu năm 2005 cho phù hợp với SGK. Trong kỳ thi tú tài luôn có yêu cầu về các kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, nhận xét… Do đó, ngoài những kiến thức, những số liệu thì trong quá trình ôn tập, các em nên rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ dựa trên các bài tập và các bảng số liệu trong SGK. Vẽ trên giấy thi càng tốt, tập nhiều lần như vậy các em sẽ vẽ nhanh và chia đúng tỉ lệ. Nếu được thì nhờ thầy cô bộ môn chấm dùm và cho ý kiến về bài vẽ. Đặc điểm riêng của kỳ thi tốt nghiệp là không yêu cầu vẽ lược đồ VN như thi CĐ, ĐH nên các em không cần chú ý đến phần kỹ năng này. B.Thanh (ghi) |
phân bón goldtech
Trả lờiXóaphân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech
phân bón goldtech