GD&TĐ - Bằng việc thiết kế những trò chơi đơn giản, gần gũi, cô Trần Thị Liễu, Ngô Thị Thu Hiền – Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) – đã khiếnphần củng cố bài học môn Ngữ văn không còn đơn điệu mà vô cùng lý thú, hấp dẫn.
Trong mỗi trò chơi, giáo viên vừa nhắc lại nội dung bài học, đồng thời mở rộng thêm các phần kiến thức khác cho học sinh. Khi chơi hoặc làm bài tập, lớp sẽ được chia thành các nhóm, trả lời, tính điểm, tăng tính cạnh tranh tích cực khiến học sinh hào hứng tham gia các trò chơi, tự mình tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và rèn luyện thêm kĩ năng làm việc nhóm.
Giáo viên có thể kết hợp cho điểm những học sinh tiêu biểu của từng nhóm chơi, khích lệ các em nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi.
Bài “Vào phủ chúa Trịnh”
Giáo viên đưa ra tháp câu hỏi gồm 4 câu, chia lớp thành hai đội, mỗi đội chuẩn bị 3 tờ giấy ghi các đáp án A, B, C
Khi click vào các số từ một đến bốn, mỗi số sẽ ứng với một câu hỏi, đội nào trả lời nhanh, đưa đáp án lên trước, đội ấy sẽ ghi điểm và được tiến một bước. Trả lời xong hết bốn câu hỏi, đội nào tiến được bốn bước, đội ấy sẽ về đích và giành chiến thắng
Bài “Tự tình”
Giáo viên đưa ra yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng làm việc, viết kết quả ra giấy trong vòng 2 phút. Sau 2 phút, đội nào làm xong và đúng, đạt điểm cao nhất, đội ấy sẽ giành chiến thắng. Mỗi kết nối đúng được 10 điểm, đoạn văn đúng được 50 điểm.
Bài “Thương vợ”.
Giáo viên đưa ra yêu cầu, chia lớp thành ba đội, trả lời lần lượt trả lời câu hỏi đối với 3 hình ảnh. Đội 1 được trả lời trước, trả lời đúng hình ảnh sẽ mở ra.
Nếu đội 1 không trả lời được, quyền trả lời là của đội 2. Cứ như thế cho đến khi các miếng ghép được mở ra hết. Đội nào thực hiện được nhanh nhất yêu cầu ở hình ảnh cuối cùng, đội ấy sẽ giành chiến thắng.
Hình ảnh cuối cùng, sau khi các miếng ghép đã mở hết:
Bài thơ “Câu cá mùa thu”.
Giáo viên đưa ra bảng gồm có số thứ tự các câu trong bài thơ, chia lớp thành 4 nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ nối câu thơ với hình ảnh và với ý nghĩa tương ứng, hoàn thành vào giấy và nộp lại sau 2 phút. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm, nộp sớm nhất và đúng nhiều nhất được cộng 20 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ thắng.
Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, chuẩn bị sẵn giấy bút. Giáo viên đưa yêu cầu lên máy chiếu: tung ra 6 câu văn và yêu cầu các nhóm thảo luận để viết thêm một câu liên kết với các câu văn đã cho. Sau 2 phút, nhóm nào viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo viên trình chiếu gợi ý đáp án.
Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
Giáo viên trình chiếu hình ảnh, chia lớp thành 3 đội. Đội 1 sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên, câu hỏi được trả lời, miếng ghép sẽ mở ra. Nếu trả lời không thành công, đội 2 sẽ trả lời.
Cứ như thế cho đến khi toàn bộ các miếng ghép được mở ra. Tất cả các đội cùng trả lời câu hỏi cuối cùng. Đội nào trả lời đúng thì sẽ thắng. Mỗi miếng ghép được 20 điểm, câu hỏi cuối cùng 40 điểm.
Câu hỏi cuối cùng sau khi các miếng ghép đã mở:
Đáp án:
Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Giáo viên đưa ra một ô chữ, có hai chữ gợi ý và câu hỏi lớn gợi ý trả lời. Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi, lần lượt mở hai ô chữ một. Mỗi ô chữ tương đương với một câu hỏi. Khi câu hỏi được trả lời ô chữ sẽ được mở ra.
Hai đội trả lời hai câu hỏi cùng lúc, đội 1 không trả lời được đội 2 sẽ có quyền trả lời và ngược lại. Trong quá trình chơi, bất cứ đội nào nếu muốn đều có thể trả lời toàn bộ ô chữ. Mối câu trả lời đúng được 20 điểm, trả lời ô chữ được 40 điểm. Đội nào cao điểm hơn sẽ chiến thắng.
Phần ô chữ ban đầu:
Câu hỏi gợi ý trả lời:
Các câu hỏi để mở ô chữ:
Bài “Chiếu cầu hiền”
Giáo viên trình chiếu yêu cầu. Học sinh chuẩn bị giấy bút. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện yêu cầu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời đúng nhất và nhanh nhất được cộng 20 điểm. Sau 2 phút, nhóm nào cao điểm hơn, nhóm đó sẽ thắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét