22 tháng 3, 2011

Khổ 1 - Việt Bắc

            Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành một đề tài được ko ít các nhà thơ, nhà văn nói đến. Nếu như Quang Dũng hướng nỗi nhớ của mình về với núi rừng Tây Bắc, với đoàn quân Tây Tiến hay trong kí ức của Hoàng Cầm là hình ảnh đoàn xe không kính lao đi giữa bom đạn trường sơn ác liệt. Thì “Việt Bắc” của Tố Hữu lại là giọng điệu ân tình thủy chung như ca dao, khắc họa sâu sắc nỗi niềm của người con rời “thủ đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy ắp kỉ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng “kẻ ở- người đi”, hình bong của núi rừng-con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng kí ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Và nỗi nhớ da diết ấy đã được khắc họa rõ nét qua khổ một và hai của bài thơ:
                               “Mình về mình có nhớ ta
                      Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
                                Mình về mình có nhớ không
                      Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
      Mở đầu bài thơ là lời hỏi đầu tiên của người ở lại:“Cán bộ về xuôi Hà Nội có nhớ Việt Bắc hay không?”. Trong câu thơ đầu, “mình” chính là những người cán bộ về xuôi, là Đảng, là Chính phủ, còn  “ta” là người ở lại, là nhân dân Việt Bắc. Bên cạnh đó, Tố Hữu đã có cách sử dụng đại từ “mình-ta” sáng tạo vừa làm cho lời thơ mang giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết vừa thể hiện nghĩa tình Cách Mạng.
      Nhân dân Việt Bắc hỏi cán bộ về xuôi có nhớ đến nhân dân Việt Bắc hay không, có nhớ đển “mười lăm năm ấy” chúng ta dã từng gắn bó thiết tha mặn nồng hay không? Cụm từ “mười lăm năm ấy” gợi liên tưởng đến một khoảng thời gian dài (1940-1954). Và trong “mười lăm năm ấy”, đồng bào cũng như thiên nhiên Việt Bắc đã từng cưu mang Đảng, Chính phủ, Cán bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ láy “thiết tha” cùng với hình ảnh ẩn dụ cảm giác “mặn nồng” gợi nên một gắn bó sâu nặng, đầy nghĩa tình giữa Cán bộ với nhân dân Việt Bắc.
      Mặt khác, điệp từ “có nhớ” cùng với hai câu hỏi tu từ liên tiếp nhau chứng tỏ người ở lại quan tâm nhất đến “Cán bộ về xuôi có nhớ Việt Bắc hay không?”. Nhìn cây có nhớ đến núi (hoán dụ), nhớ đến cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc hay không? Nhìn song có nhớ đến ngọn nguồn( ẩn dụ), nhớ đến cái nôi của kháng chiến hay không? Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ thông qua những hình ảnh quen thuộc, mang đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Qua bốn câu thơ đầu, ta thấy tác giả đã nêu được chủ đề bài thơ, thể hiện khá rõ tình cảm gắn bó giữa người đi và người ở lại.Tố Hữu sử dụng những hình ảnh quen thuộc, cách diễn đạt mang đậm tính dân tộc, thể thơ lục bát với cách ngắt nhịp chẵn kết hợp với biện pháp đặc Kiều “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” đã làm nên giọng thơ tâm tình, mặn nồng, tha thiết, phù hợp với việc bày tỏ tâm trạng của người đi kẻ ở trong một buổi chia tay đầy lưu luyến.
    Nểu như ở khổ đầu là lời hỏi thăm của nhân dân Việt Bắc dành cho Cán bộ thì đến với khổ hai lại là lời bày tỏ tâm trạng của người Cán bộ trong buổi chia tay bâng khuâng, lưu luyến:
                                        “Tiếng ai tha thiết bên cồn
                                 Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
                                          Áo chàm đưa buổi phân li
                                  Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
             Cuộc chia tay diễn ra ở “bên cồn”, đây là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến đó, người đi-kẻ ở đều có những nỗi nhớ riêng. Nỗi nhớ của người ở lại được bộc lộ khá rõ qua cụm từ :“tiếng ai tha thiết”.



“Tiếng ai” chính là tiếng của nhân dân Việt Bắc, tác giả đã sử dụng đại từ “ai” nghe
rất đỗi ngọt ngào. Từ láy “tha thiết” vừa miêu tả giọng điệu thiết tha, vừa thể hiện tình cảm châm thành của người ở lại. Ngược lại, tiếng của người ở lại muốn hỏi Cán bộ về xuôi có nhớ Việt Bắc hay không?
              Tâm trạng của người ra đi được miêu tả qua từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi cho người đọc cảm nhận được sự lưu luyến, nhớ nhung, một cảm giác vui buồn khó tả trong buổi chia tay. Nhớ vì đã cùng chung sống mười lăm năm, lưu luyến vì có biết bao nhiêu là kỉ niệm, buồn vì lo lắng tình cảm của mình có được như xưa hay không?, vui vì chiến thắng, cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công dù phải trải qua biết bao gian khổ cực nhọc. Những tâm trạng đó được thể hiện qua hành động “cầm tay nhau”.  Với biết bao tâm trạng nhưng người ra đi không biết nói gì ngoài việc cầm tay nhau . “Cầm tay” là hành động yêu thương, gắn bó nghĩa tình với Việt Bắc, tình cảm lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa. Cầm tay nhau còn thể hiện tinh thần đoàn kết, hứa sẽ thủy chung son sắt, xa nhau sẽ nhớ về nhau.
              Lời đáp của người ra đi không chỉ bộc lộ tâm trạng mà còn trả lời vấn đề mà người ở lại đã đặt ra ở khố thơ đầu tiên. Tố Hữu có cách dùng từ ngữ, hình ảnh mang đậm sắc dân tộc , giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, ngắt nhịp đều đặn. Qua lời đáp, ta thấy được tính cách của người đi- sống tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với nhau. Thấp thoáng trong lời đối đáp là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng với  núi non, với cồn ven song. Qua đó, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với nét phóng khoáng, hoang sơ và chân thật.
              Đoạn thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhtâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
----------
12A7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét