Văn học và sáng tạo
06/12/2011 0:40 Thiếu những bài văn giàu cảm xúc, sáng tạo, thừa những bài văn theo khuôn mẫu, hời hợt là thực trạng của việc dạy - học văn trong trường phổ thông hiện nay.
Người ta nói: “Văn là người” là để đề cao phong cách của từng cá thể trước một sự vật, hiện tượng.
Thế nhưng để nhận ra giọng văn riêng của từng học sinh (HS) không phải là điều dễ dàng đối với các giáo viên ngày nay.
Có lẽ một trong những đầu sách xuất hiện nhiều nhất trong các nhà sách là tuyển tập những bài văn mẫu. Không đợi đến những lớp học cuối cấp, ngay từ lớp 2-3, đã có hằng hà sa số sách văn mẫu phục vụ HS. Bài đã có sẵn, giáo viên không cần biết mẫu hay không, chỉ cần đếm ý chấm điểm nên càng theo mẫu điểm càng cao. Điều này quá dễ dàng sao HS không chạy theo cho được!
Không nhẫn nại, ít chịu khó, thiếu tâm huyết và trước mắt là kết quả “đẹp” của các kỳ thi khiến nhiều giáo viên dạy văn thật sự không truyền được cho HS cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương cũng như con người. Chuyện bắt HS các lớp cuối cấp học thuộc lòng từng câu từng chữ một bài văn đã trở nên phổ biến. Điểm số là quan trọng. Không cần một bài văn hay, giàu cảm xúc, chỉ cần đúng và đủ là đạt yêu cầu.
Một giáo sư nghiên cứu văn học đã từng phản ứng mạnh mẽ về thang điểm và đáp án môn văn các kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH, CĐ. Ông không đồng tình việc chấm văn theo kiểu đếm ý cho điểm. Ông cho rằng có những ý hay, sáng tạo, phát hiện của thí sinh đôi khi có giá trị hơn tất cả những ý có trong đáp án, nhưng nếu chấm văn như hiện nay thì những bài viết sáng tạo kiểu này không thể có điểm cao. Đây cũng là lý do khiến HS không mặn mà với việc sáng tạo, tìm tòi. Làm theo từng ý đúng với đáp án để tìm sự an toàn.
An toàn cũng là tâm lý phổ biến của giáo viên. Ra một đề văn theo lối mòn sẵn có tuy không hay, không sáng tạo nhưng yên tâm hơn. Thực tế cho thấy bên cạnh sự chào đón của thiểu số, những đề văn hơi chệch với chương trình học thường gặp phản ứng từ phía phụ huynh và HS. Đơn giản vì với những đề văn này, HS ít đạt điểm cao nên không những phụ huynh, HS không hài lòng mà cả những nhà quản lý giáo dục cũng kém vui.
Có nhiều lý do để văn học cũng như học văn ngày nay càng xa dần cảm xúc chân thật và sáng tạo. Nếu chỉ dừng ở việc học văn thôi thì cũng đành chấp nhận, nhưng cách dạy và học kiểu này cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Vô tư sao y một câu, đoạn văn, thậm chí cả một chương, một công trình nghiên cứu của người khác là hành vi phổ biến của nhiều trí thức Việt Nam. Khả năng học thuộc lòng hay tiếp cận một cái gì sẵn có thì HS Việt Nam có thừa, nhưng tư duy sáng tạo, nhạy bén trước cái mới, khả năng thích ứng, khẳng định cái tôi lại kém xa bạn bè thế giới. Mà trong thế giới hiện nay, người ta hơn nhau ở chỗ biết nhìn thấy trước, biết sáng tạo ra cái mới. Làm theo những gì người khác đã làm thì mãi mãi là người theo sau.
“Văn học là nhân học” cũng vì những lẽ đó.
Người ta nói: “Văn là người” là để đề cao phong cách của từng cá thể trước một sự vật, hiện tượng.
Thế nhưng để nhận ra giọng văn riêng của từng học sinh (HS) không phải là điều dễ dàng đối với các giáo viên ngày nay.
Có lẽ một trong những đầu sách xuất hiện nhiều nhất trong các nhà sách là tuyển tập những bài văn mẫu. Không đợi đến những lớp học cuối cấp, ngay từ lớp 2-3, đã có hằng hà sa số sách văn mẫu phục vụ HS. Bài đã có sẵn, giáo viên không cần biết mẫu hay không, chỉ cần đếm ý chấm điểm nên càng theo mẫu điểm càng cao. Điều này quá dễ dàng sao HS không chạy theo cho được!
Không nhẫn nại, ít chịu khó, thiếu tâm huyết và trước mắt là kết quả “đẹp” của các kỳ thi khiến nhiều giáo viên dạy văn thật sự không truyền được cho HS cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương cũng như con người. Chuyện bắt HS các lớp cuối cấp học thuộc lòng từng câu từng chữ một bài văn đã trở nên phổ biến. Điểm số là quan trọng. Không cần một bài văn hay, giàu cảm xúc, chỉ cần đúng và đủ là đạt yêu cầu.
Một giáo sư nghiên cứu văn học đã từng phản ứng mạnh mẽ về thang điểm và đáp án môn văn các kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH, CĐ. Ông không đồng tình việc chấm văn theo kiểu đếm ý cho điểm. Ông cho rằng có những ý hay, sáng tạo, phát hiện của thí sinh đôi khi có giá trị hơn tất cả những ý có trong đáp án, nhưng nếu chấm văn như hiện nay thì những bài viết sáng tạo kiểu này không thể có điểm cao. Đây cũng là lý do khiến HS không mặn mà với việc sáng tạo, tìm tòi. Làm theo từng ý đúng với đáp án để tìm sự an toàn.
An toàn cũng là tâm lý phổ biến của giáo viên. Ra một đề văn theo lối mòn sẵn có tuy không hay, không sáng tạo nhưng yên tâm hơn. Thực tế cho thấy bên cạnh sự chào đón của thiểu số, những đề văn hơi chệch với chương trình học thường gặp phản ứng từ phía phụ huynh và HS. Đơn giản vì với những đề văn này, HS ít đạt điểm cao nên không những phụ huynh, HS không hài lòng mà cả những nhà quản lý giáo dục cũng kém vui.
Có nhiều lý do để văn học cũng như học văn ngày nay càng xa dần cảm xúc chân thật và sáng tạo. Nếu chỉ dừng ở việc học văn thôi thì cũng đành chấp nhận, nhưng cách dạy và học kiểu này cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Vô tư sao y một câu, đoạn văn, thậm chí cả một chương, một công trình nghiên cứu của người khác là hành vi phổ biến của nhiều trí thức Việt Nam. Khả năng học thuộc lòng hay tiếp cận một cái gì sẵn có thì HS Việt Nam có thừa, nhưng tư duy sáng tạo, nhạy bén trước cái mới, khả năng thích ứng, khẳng định cái tôi lại kém xa bạn bè thế giới. Mà trong thế giới hiện nay, người ta hơn nhau ở chỗ biết nhìn thấy trước, biết sáng tạo ra cái mới. Làm theo những gì người khác đã làm thì mãi mãi là người theo sau.
“Văn học là nhân học” cũng vì những lẽ đó.
Thùy Ngân
Từ khóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét