Tên: Phạm Thị
Vân Khanh
Lớp: 10A14
Mã số: 17
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không
làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” (Đi-đơ-rô).
Anh (chị) hiểu
câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
quan niệm sống của bản thân hiện nay?
Bài làm
Trong sách Giáo lý Sống Đạo, câu hỏi đầu
tiên được đặt ra là: “Ta sống ở đời để làm gì?”. Con người nhất thiết phải trả
lời được câu hỏi này vì nó đã chỉ ra mục đích cho cuộc đời. Và chính mục đích
cao cả hay tầm thường mà phần nào quyết định được cuộc sống của chúng ta. Đi-đơ-rô
từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không
làm được điều gì vĩ đại nếu mục đích của anh tầm thường”. Câu nói của nhà văn
người Pháp đã gợi cho bản thân tôi nhiều suy nghĩ.
Vậy “mục đích” là gì ? “Mục đích” là yêu
cầu được đặt ra khi bắt tay thực hiện một công việc nào đó. Nói cách khác mục
đích là cái mà ta hướng tới, phấn đấu đạt được trong quá trình thực hiện công
việc. “Mục đích” chính là kim chỉ nam trong quá trình tạo dựng sự nghiệp cho
nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả. Mục đích
khi được con người lựa chọn để theo đuổi phải phù hợp với khả năng của bản thân.
Nếu những mục đích cao quá, vượt quá khả năng thì người đó sẽ trở thành kẻ
không tưởng, công việc làm không tới nơi được. Chúa Giêsu cũng đã kể một dụ
ngôn về người xây nhà, cần phải tính toán phí tổn để xem có đủ khả năng không.
Nếu không thực hiện được thì người khác sẽ chê cười, công trình bỏ dở đó sẽ trở
nên vô dụng. Do vậy, con người cần xác định trước những mục đích dễ thực
hiện, thực tế rồi sau đó mới nhắm đến mục đích cao vì mỗi mục đích nhỏ chính là
một nấc thang để con người đạt tới những mục đích cao hơn.. Vì thế nên đề ra một
chuỗi những đích điểm cần đạt đến, chứ đừng đặt ra một mục đích xa vời quá mà
không có những nấc thang để tiến lên.
Nhận xét trên của Đi-đơ-rô hoàn toàn chính xác.
Trong đời sống hằng ngày, trước khi bắt tay làm một việc gì, người ta đều đặt
ra “mục đích” cho công việc đó. Mục đích đã mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi
hành động của con người. Mục đích cao thượng, tốt đẹp chính là động lực thúc đẩy
con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống và khi cần sẵn sàng hi sinh bản
thân mình vì mục đích sống, lí tưởng sống. Thực tế lịch sử cho thấy những tên
tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí
Minh…cùng chung một khát vọng : bảo vệ Tổ Quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ
quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh
hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.
Trăm ngàn công việc với trăm ngàn “mục
đích” khác nhau. Mục đích có lớn, nhỏ, xấu, tốt, tầm thường. Mỗi người đều có mục
đích sống riêng của mình.Tầm quan trọng của “mục đích” là điều ai cũng phải
công nhận nhưng đề ra “mục đích” như thế nào là chuyện cần bàn. Đi-đơ-rô rất có
lí khi nói : “Anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường” Thế
nào là “mục đích” tầm thường ? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm
gì cũng nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ gì
đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục đích” là “mục đích” tầm
thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích, đôi khi còn gây ra hậu quả
khó lường cho toàn thể cộng đồng. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng muốn được trường
sinh bất tử và ông đã gây ra chết chóc cho rất nhiều người. Cũng tương tự như
thế, những mục đích tầm thường khiến cho công việc không có giá trị lớn. Ví dụ
làm việc bác ái chỉ vì muốn được tiếng tốt thì chẳng hay ho gì. Ngoài ra, khi
có một mục đích để theo đuổi, con người cần phải dùng những phương tiện tốt,
thì mới thực sự đã “làm một điều gì đó”. Một sinh viên muốn đỗ đạt cao, nhưng
lại tìm cách quay cóp trong các kì thi cử. Như vậy thì việc đỗ đạt cao không có
giá trị. Thế thì ngoài mục đích tốt để theo đuổi, công việc của con người có
được đánh giá dựa vào những phương tiện được sử dụng để đạt mục đích.
Cuộc đời chẳng khác nào như một tấm giấy
trắng không màu sắc, mỗi người nếu muốn biến cuộc đời trở thành một bức tranh
đẹp cho riêng mình thì tự người ấy phải vẽ lên bằng những đường nét của chính bản
thân, chứ thật sự không ai có thể vẽ thay cho mình cả.. Những đường nét ấy
chính là mục đích sống tốt đẹp của con người vì nhờ có mục đích mà con người
làm được nhiều việc vĩ đại. Nhưng cần phải xem xét mục đích đó có cao cả không?
Nếu mục đích tầm thường thì con người chẳng làm được điều gì vĩ đại cả. Bên
cạnh đó, mục đích đó cần được thực hiện với những phương tiện tốt, với một ý
chí mạnh mẽ, lý trí sáng suốt. Như thế, công việc con người làm mới được coi
như là đã làm được điều gì đó.
Mục đích học tập tốt sẽ có tác dụng rất lớn
đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở
nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình, xã hội. Ngược lại, nếu sống không
có “mục đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời
mất hết ý nghĩa. Là học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích :
“Học để làm gì?”. Nếu chúng ta xác định không đúng thì khó đạt được thành công
trong học tập. Học để nay mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để
làm “người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể
làm việc tự nuôi mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi
cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.
Câu nói của nhà văn nổi tiếng người Pháp
muốn đề cập tới mục đích của mọi công việc, hoạt động của con người. Tôi sống
mỗi ngày với mục đích sống và cảm xúc say mê của mình. Không có mục đích thì
như một con thuyền lênh đênh trên biển không biết đi về đâu. Lãng phí thời
gian, sức lực cho những điều vô nghĩa. Nó cứ đi như thế cho đến khi bị mục nát
hay bị bão đánh. Vì vậy hãy có một mục đích sống tốt bạn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét