14 tháng 12, 2016

Cảm nhận: “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”

HỌ VÀ TÊN: Cổ Phúc Gia Tín
LỚP: 10A01
Điểm
8.0
Lời Phê
Bài viết có nhiều ý sâu sắc. Có thể thêm phần PHHĐ gắn với thực tiễn của bản thân
Đề bài: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (ngoài chương trình Ngữ Văn) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho anh (chị).
Bài Làm
    “Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu’’. Một câu nói đơn sơ, giản dị được trích từ một tác phẩm văn học với cái tên ngộ nghĩnh: “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Luis Sepúlved đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.C:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\chuyen-con-meo-day-hai-au-bay.jpg
      Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chú mèo mun mập ú tên là Zorba và cô hải âu mẹ Kengah. Do gặp tai nạn nên cô hải âu Kengah gần như kiệt sức và không qua khỏi, trong giây phút cuối cùng của cuộc đời cô đã gửi gắm quả trứng của mình cho một con mèo hoàn toàn xa lạ. Cô yêu cầu chú mèo phải hứa với mình ba điều. Hai điều đầu tiên cô chỉ mong con mình sẽ được chào đời bình an và khỏe mạnh. Điều thỉnh cầu cuối cùng của cô đối với chú mèo Zorba: “Hãy hứa với tôi là anh sẽ dạy nó bay”. Đọc tới đây tôi cảm thấy khá là buồn cười vì kêu một con mèo ấp trứng đã là kì lạ huống chi là bảo nó dạy cho chú chim bay. Một câu chuyện tưởng như hoang đường vì ai cũng biết mèo không thể bay. Nhưng vì không còn cách nào khác, cô hải âu mẹ đã trao hết niềm tin của mình lại cho Zorba. Chú mèo đã làm mọi thứ để thực hiện lời hứa của mình với sự giúp đỡ của những chú mèo khác. Khi bạn đọc câu chuyện này tôi tin rằng sẽ không ít lần bạn mỉm cười vì tình cảm dễ thương mà Zorba và những người bạn của mình dành cho hải âu con. Khi cả một lũ mèo cùng nhau bảo vệ một quả trứng nâng niu nó thay vì ăn nó đi, điều này làm chúng ta liên tưởng tới hình ảnh một xã hội thu nhỏ tràn ngập tình yêu thương. Khi quả trứng nở ra và tiếng kêu đầu tiên của hải âu: “Má” đã dành cho chú mèo mun Zorba, khoảnh khắc này khiến cho tôi cảm thấy mọi thứ xung quanh thật đẹp, một thế giới tràn ngập màu hồng của tình yêu thương.
C:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images (8).jpgC:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images.jpgC:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images (3).jpg
Lucky- cái tên được Zorba đặt cho “cô con gái nhỏ của mình”. Lucky có ý nghĩa là sự may mắn, hải âu mẹ đã may mắn khi gặp được Zorba khi giúp cô thực hiện tâm nguyện của mình hay là Zorba rất may mắn khi gặp được cô và mang đến cho bản thân những trải nghiệm mới. Vừa là một “người mẹ” vừa là một “người thầy” mèo Zorba đã cùng với các chú mèo khác bảo vệ, chăm sóc cũng như tìm tòi nghiên cứu từ các quyển sách để tìm ra cách dạy cho Lucky bay. Mặc dù thất bại nhiều lần nhưng họ không hề từ bỏ. Zorba luôn động viên “cô học trò nhỏ của mình” rằng: “Chúng ta yêu con bởi vì con là một con hải âu. Một con hải âu xinh đẹp... Chúng ta đã không cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con… Con là chim hải âu và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay” Dường như Zorba và những người bạn của mình vẫn chưa tìm ra phương pháp đúng đắn nhưng vì tình yêu thương dành cho Lucky, Zorba đã quyết định nhờ tới sự giúp đỡ của con người. Vào một đêm mưa lớn Lucky đã cất cánh bay lên với lời khích lệ của người thầy, người mẹ Zorba: “Con sẽ bay. Cả bầu trời kia sẽ thuộc về con. Bay đi.” Sau bao nhiêu khó khăn thử thách chú mèo mun Zorba đã thực hiện được ba lời hứa của mình với cô hải âu mẹ bằng tất cả sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết mình.  

C:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images (7).jpgC:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images (6).jpgC:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\images.jpg
Câu chuyện ngắn nhưng mang đến cho tôi rất nhiều cảm xúc cũng như cho tôi những bài học quý giá. Về một tình cảm thiêng liêng, cao cả, tình yêu của hải âu mẹ dành cho đứa con của mình cũng giống như là tình mẫu tử của con người trên trái đất này. Thật cảm động khi chứng kiến tình yêu thương ngọt ngào của loài hải âu. Khi một con hải âu sắp chết còn có thể tin tưởng giao mạng sống đứa con duy nhất của mình cho một kẻ lạ mặt khác loài. Bản chất của con người cũng vậy lương thiện, hiền lành và trọng tình nghĩa. Mặc dù không cùng chung một dòng máu nhưng con người đều mong muốn sống hòa bình, muốn đặt sự tin tưởng không một chút do dự vào người khác. Chắc hẳn nhiều người sẽ thấy xúc động về cách “má” Zobra chăm sóc, nuôi dạy hải âu con. “Thật dễ dàng để chấp nhận yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn…” Chúng ta đều biết mèo và chim chả có họ hàng gì với nhau thế nhưng tại sao Zorba lại cưu mang Lucky? Bởi lẽ, chính tình yêu của mèo Zorba đã xoá tan đi khoảng cách giữa giống loài. Việc yêu thương một người khác là hoàn toàn có thể, khi trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại niềm vui cũng như là tình cảm của họ. Đó cũng là cách để chúng ta mở lòng với nhau và thông cảm cho nhau nhiều hơn.
Ngoài tình yêu thương chú mèo Zorba còn cho chúng ta thấy về việc giữ lời hứa cho dù khó khăn đến đâu cũng phải hoàn thành nó. Vậy nên hãy đặt sự tận tâm, nhiệt huyết của mình để yêu thương mọi người và làm những điều tốt đẹp. Khoảnh khắc hải âu con bay khỏi tầm mắt của chú mèo Zorba, cậu đã nói: “Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay”. Tương tự như việc con người có thể làm được tất cả mọi thứ nếu họ biết cố gắng, tin tưởng vào bản thân mình, dũng cảm vượt qua mọi thử thách thì khi đó họ sẽ như là Lucky vậy sải cánh bay trên bầu trời rộng lớn.
Ngoài ra câu chuyện còn cho chúng ta thấy được một thiên nhiên rộng lớn, xinh đẹp nhưng nó đang dần mất đi vì bàn tay của con người Hải âu mẹ cũng vì lớp dầu mà con người thẳng tay đổ ra biển mà phải xa rời đứa con bé bỏng, xa rời cuộc sống tự do. Một sự việc nhỏ nhưng rất đáng để suy nghĩ, nếu chúng ta là hải âu mẹ thì sẽ ra sao? Hãy bảo vệ thiên nhiên vì cuộc sống của chúng ta vì những người mà ta yêu quý. Bây giờ thì tôi cũng hiểu rằng thương yêu một ai đó là yêu chính bản chất của họ, bằng cách chấp nhận và vượt qua những ranh giới của sự khác biệt, rằng tình yêu thương được sinh ra từ tự nhiên, trong trẻo và không gò bó, rằng bản chất của yêu thương là không suy tính và không vụ lợi.
C:\Users\Lori\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCacheContent.Word\pea3fjg.jpg

     Câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm đã khiến không biết bao nhiêu trái tim phải rung động trong đó có cả tôi và những bài học quý giá khiến chúng ta phải suy ngẫm. Tất cả như tạo nên một câu chuyện cổ tích đầy màu sắc về tình yêu thương giống loài, sự tận tâm và giữ lời hứa, trách nhiệm với môi trường, thiên nhiên. Câu chuyện như một đoá hoa giữa tâm hồn con người, một thế giới vẹn nguyên trong sáng đến vô ngần.

Cảm nhận: Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật Ánh)

Đề: Cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học ( ngoài chương trình ngữ văn) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho anh chị
------------
Giới thiệu được nội dung TP.
Phần liên hệ thực tiễn và PHHĐ của bản thân còn sơ sài
7.0
----------------
Bài làm
Nếu như ai hỏi tôi về một tác phẩm văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời đó là tác phẩm “Kính vạn hoa” của Nguyễn Nhật Ánh.
Ra đời năm 1995, bộ truyện đã để lại trong lòng không biết bao nhiêu những kỉ niệm tuổi thơ cho nhiều người trong đó kể cả tôi. Gồm năm mươi bốn tập truyện mang tính hài hước kể về những vui buồn trong giới học trò và những bài học giá trị. Từ đó, mỗi tập truyện nối với nhau, tôi càng bị thu hút vào dòng kể của tác giả.Nhiều tập tuy cùng chủ đề, bối cảnh nhưng sao cái cách Nguyễn Nhật Ánh miêu tả lại rất khác nhau, mang một màu sắc riêng biệt. Cho dù chúng có nhiều điểm chung nhưng sao tôi cũng không thấy nhàm chán. Mỗi nhân vật mỗi tính cách đặc trưng riêng làm cho bộ truyện cứ thế mà trên “đà phát triển, xuất bản”.
Với ba nhân vật chính là Hạnh, Quý ròm và Tiểu Long. Hạnh được mệnh danh là từ điển biết đi, dịu dàng, điềm tĩnh nhưng tay chân rất vụng về. Còn Quý ròm, ôi chao! Thần đồng Toán-Lý-Hóa, bộ óc nhanh nhẹn, miệng cười lắm lúc nhưng lại rất nóng nảy và rất lười. Và người cuối cùng chính là Tiểu Long, thân hình to béo khỏe mạnh, giỏi võ với môn “thiết đầu công”. Giỏi vẽ, nhanh nhẹn nhưng việc học rất chậm chạp, khù khờ. Đúng là “người to mà óc trái nho”.
Nói qua ba nhân vật chính trong truyện, có những lúc tôi đọc tôi chỉ ước được gặp họ dù chỉ một lần. Nguyễn Nhật Ánh đã cùng ba cô cậu viết lên những câu truyện hay, li kì và thú vị. Về quê Tiểu Long bắt ma đồi Cắt Cỏ trong “Con mả con ma”. Tới Vũng Tàu- nhà dì Quý ai thử lọ thuốc tàng hình trong “Lọ thuốc tàng hình”... Với tôi, mỗi tập truyện trôi qua, tôi thật sự không tin sao họ có thể thông minh, hồn nhiên đến vậy, luôn gạt đi buồn đau, bù vào đó là những kinh nghiệm vui tươi trong cuộc sống. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức Toán, Hóa … mà còn về xã hội. Rất giản dị, làm người đọc không cảm giác nhồi nhét mà thật sự yêu thích, tiếp thu nó.
Kính Vạn Hoa là một tác phẩm hay mà tôi đã từng đọc. Tác phẩm còn đề cao tình bạn của tuổi học trò và mọi người, không ngần ngại giúp đỡ. Một tác phẩm tuyệt vời!




Những ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu (2016-2017)

Bài viết số 1
Tên: Nguyễn Trương Bảo Ngọc
Lớp: 10A1 (2016-2017)
Đề: Những ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu
---------------
-Bài viết có cảm xúc chân thành, gắn với thực tiễn.
-Có thể bổ sung phần phương hướng hành động của bản thân.
-8.8.
-web:
--------------------------
Bài làm
Ai cũng nói: “Quãng thời gian đẹp nhất của đời người chính là quãng thời gian học cấp III.” Và đối với tôi cũng vậy. Bắt đầu quãng thời gian đó chính là những ngày  đầu tiên tập tễnh bước vào ngôi trường mới – ngôi  trường THPT Võ Thị Sáu.
      Sau chuỗi ngày cực khổ ôn thi, phút giây vui mừng khi biết tin mình đậu, tôi phải chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, mái trường xanh thân thương cấp II, bước vào ngưỡng cửa trường mới – nơi mà tôi sẽ gắn bó suốt ba năm cuối cùng của thời học sinh.
Đứng trước cổng trường Võ Thị Sáu, ngoài cảm giác thích thú, tôi lại thấy một sự hồi hộp kỳ lạ tràn đến, cứ tưởng như trở về những ngày đầu tiên chập chững vào lớp Một, những ngày bước vào cấp II. Cảm giác ấy không thể nào diễn tả bằng lời được, một chút khẩn trương, một chút lạ lẫm pha lẫn sự sợ hãi,… Khẩn trương, sợ hãi vì mình không biết bạn bè, thầy cô, lớp mới sẽ ra sao… Còn lạ lẫm, đối với tôi, tôi vẫn chưa thể tin đó là sự thật , chưa thể tin mình đã qua được chuỗi ngày cực khổ, học như “nhồi thịt” ấy, qua được kì thi, đậu được vào trường mình yêu thích, trên hết vẫn là chưa thể tin mình thật sự đã rời xa những khuôn mặt thân thuộc của bạn bè, thầy cô, mái trường cấp II thân yêu, từ bỏ tất cả để đến với một nơi mà mình không quen ai, chưa biết gì,.. Cảm giác ấy, thích lắm mà cũng ghét lắm!
Trải nghiệm tìm kiếm lớp mới của mình đối với tôi, chắc sẽ không thể quên được. Tôi được chọn vào lớp A1 – lớp “đầu têu” của khối 10, tôi hơi sợ mình sẽ không theo kịp,  nhưng việc đầu tiên tôi phải vượt qua chính là đi tìm vị trí lớp. Khối 10 có hai lớp tên hơi giống nhau, là A1 và TA1, và… Trúng phóc! Tôi đã ngồi nhầm lớp. Ban đầu tôi đã cẩn thận hỏi bạn bàn dưới xem đây là A1 phải không, bạn ấy trả lời là phải, thế là tôi yên tâm ngồi. Ngồi được một lúc, trường phát loa nói rõ số phòng và tên lớp, tôi thấy hơi kì kì, thế là quay xuống hỏi bạn ấy thêm một lần nữa: “Bạn ơi, đây là A1 hay TA1 vậy?” Bạn ấy trả lời: “TA1.” Tôi xấu hổ vác cặp đi thẳng. Đến với lớp A1, tôi có một ấn tượng là ở đây tỉ lệ nam nữ bằng nhau, đỡ quá! Tôi chọn chỗ ngồi, một lúc sau, có một bạn đi vào ngồi kế bên tôi, tôi và bạn ấy làm quen, hi vọng sau này có thể giúp đỡ nhau học tập. Thầy chủ nhiệm vào lớp, thầy tôi tên là Trịnh Hoàng Quân, Tổ trưởng Tổ Hóa, ấn tượng đầu tiên của tôi về thầy chính là hài hước, vô cùng hài hước. Sau những câu bông đùa nhằm giảm căng thẳng của thầy, tôi cảm nhận được bầu không khí trong lớp trở nên cởi mở hơn, không còn im lặng vì ngại nữa. Những cảm xúc, ý nghĩ khi mới bước vào trường lập tức tiêu tan hết, thì ra là tôi đã suy nghĩ quá nhiều, bạn bè và thầy cô đều thân thiện như những ngày tôi còn là học sinh cấp II. Mặc dù mọi thứ đều mới, từ cảnh vật cho đến con người, nhưng tất cả đều mang lại cho tôi một cảm giác thích thú, thân thuộc đến lạ kỳ. Đến phần điểm danh, một điều làm cho tôi ngạc nhiên nữa chính là bạn cùng bàn với tôi cũng ngồi nhầm lớp, bạn ấy ở bên TA1. Sau khi bạn ấy đi, một bạn khác được thầy chuyển lên ngồi cùng với tôi. Thật bất ngờ! Đó chính là bạn cùng lớp Bốn với tôi! Giữa một lớp mới chưa ai quen ai, gặp lại người mình quen sau 5 năm là một điều đặc biệt, vô cùng đặc biệt. Lúc ấy, tôi đã cảm thấy chắc chắn mình sẽ làm quen được, theo được mọi người, cảm xúc ấy cứ dâng lên thế thôi, không cần biết là vì lý do gì.
Một tuần sau là ngày chính thức đi học đầu tiên của chúng tôi – những học sinh mới. Cảm giác khi lần đầu tiên mặc áo dài, lần đầu tiên chào cờ mà không giơ tay, lần đầu tiên thấy được hát Quốc ca mà lại nhỏ tiếng đến thế, cảm giác lạ lẫm mà thích thú làm cho tôi vui vẻ hơn. Ngày đầu tiên đi học, thầy cô nào cũng làm cho tôi thấy đặc biệt, vì những thầy cô ấy mỗi người đều có một tính cách, màu sắc riêng biệt, nhưng đều có một điểm chung – cực kỳ thân thiện. Ví dụ thầy Quân với câu cửa miệng: “Thú vị thiệt!”, cô Kỷ với biệt danh “Đắc Kỷ”, thầy Bỉ với những câu hài hước, cô Lê Kim Mai với cái tên gần giống với loài hoa liên quan đến cô Võ Thị Sáu – Lê-ki-ma,… Mọi người trong lớp bắt đầu quen nhau dần, trò chuyện rôm rả lên hẳn, tôi cũng quen được những bạn xung quanh, ai cũng dễ mến và thân thiện. Những tiết học đầu tiên không quá khó, mặc dù hơi khác so với những kiến thức mà tôi đã học 9 năm, nhưng nhờ sự giảng giải tận tình của thầy cô mà tôi đã hiểu được bài học một cách dễ dàng. Tôi đã từng lầm tưởng thầy cô cấp III sẽ không thể bằng cấp II, không thân thiện, không dễ chịu, không quan tâm học sinh nhưng sự thật cho thấy, tôi đã sai lầm. Từ một ngôi trường xa lạ, THPT Võ Thị Sáu đã mang lại cho tôi một cảm giác của “ngôi nhà thứ hai” thực thụ. Và cho đến nay, ngoài “ngôi nhà” ấy, tôi vẫn vô cùng yêu thích lớp tôi, thích nhất từ trước đến giờ, lớp tôi luôn luôn chơi chung với nhau, không bỏ một ai, là một cái “sở thú”, một đại gia đình lúc nào cũng vui tươi.
      Những ngày đầu tiên bước vào ngưỡng cửa trường THPT là những ngày đáng nhớ nhất, là ngày mà ai cũng có kỉ niệm, ấn tượng để đời. Đối với tôi, sau những giây phút ở trường, về đến nhà lại mong ngày mới đến thật nhanh để có thể vào trường gặp gỡ học tập với bạn bè thầy cô. Ngôi trường Võ Thị Sáu đã mang lại cho tôi cảm xúc vô cùng đặc biệt mà những ngôi trường khác không thể nào mang lại được. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy mình có một quyết định đúng đắn vì đã đặt nguyện vọng vào trường Võ Thị Sáu, không hối hận, sẽ không bao giờ hối hận. Tôi chỉ muốn nói: “Tôi yêu Võ Thị Sáu!”
      
Một số hình ảnh của lớp 10A1-VTS-(2016-2017).


Thiện - Ác và luật Nhân -Quả

BÀI VIẾT SỐ 1
Họ và tên: Lê Thị Kim Ngân
Lớp: 10A1
STT: 21
Đề 6: Từ cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và Ác trong truyện “Tấm Cám”, anh/chị  có suy nghĩ gì về mối quan hệ Nhân – Quả xưa và nay.
--------------------------------
Có những suy nghĩ sâu sắc.
Liên hệ thực tiễn tốt.
Có thể bổ sung phẫn liên hệ bản thân.
8.5.
web:
=========================
Bài làm
Văn học là nhân học”. Đúng thế! Việc cảm thụ văn học cũng chính là cách để ta hiểu thm về con người, về thế giới nội tâm của họ, để rồi qua đó ta nhận ra được những bài học làm người cũng như những nhân cách sống đúng đắn,… Thế thì khi đọc câu chuyện “Tấm Cám” ta thấy được điều gì ?! Chính xác thì ta thấy được xung quanh các nhân vật: Tấm, Cám và mụ dì ghẻ là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe đối lập: cái Thiện và cái Ác. Song cũng từ đấy,ta thấy được mối quan hệ Nhân – Quả luôn luôn tồn tại vững bền trong cuộc sống xưa và nay.
Nhân quả”- một cụm từ rất quen thuộc trong cuộc trong cuộc sống như vậy, thế thì đã bao giờ ta thắc mắc nó là gì? Xét theo nghĩa tường minh thì “nhân” là hạt, “quả” là trái. Thế nhưng ở đây, chúng ta nên hiểu nó theo nghĩa hàm ý vì đó mới chính là cốt lõi nhằm muốn nói đến. Như vậy thì chúng ta nên hiểu “nhân” chính là nguyên nhân, hành động còn “quả” là kết quả, hậu quả của hành động đó. Tóm lại mối quan hệ “nhân quả” có nghĩa là mọi hành động chúng ta làm ra thì chúng ta phải chịu lấy kết quả. Nếu chúng ta gieo cái Thiện- cái hiền lành, những lời hay ý đẹp,… thì chúng ta sẽ nhận được cả thảy hạnh phúc, an vui. Và ngược lại, nếu chúng ta gieo cái Ác- cái xấu xa, bỉ ổi, những lời sâu bọ mục nát,…  thì ắt hẳn sẽ đem đến không chỉ cho ta mà còn cho nhiều người khác những khổ đau, phiền muộn và tội lỗi.
Theo như ta cũng biết, trong kho tàng văn học Việt Nam, nhất là ở thể loại truyện cổ tích - một thể loại văn học dân gian chuyên phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội thông qua xung đột giữa cái thiện và cái ác, đồng thời nêu lên những khát vọng dân chủ, công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động – thì luôn có triết lý nhân quả là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Và truyện cổ tích “Tấm Cám” là một tác phẩm truyện cổ tích thần kì tiêu biểu mang triết lý nhân quả sâu sắc đó.
Mối quan hệ nhân quả ấy luôn tồn tại bền vững trong cuộc sống xưa và nay. Đúng như vậy! Từ thuở xa xưa, từ khi các tác phẩm truyện cổ tích ra đời thì mối quan hệ nhân quả đã xuất hiện. Vì sao ư? Bởi vì văn học xuất phát từ con người và dù là thăng hoa đến đâu thì cũng chỉ hướng về con người. Lúc này những tác phẩm truyện cổ tích ra đời nhằm phản ánh sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác cũng chỉ vì các tác giả dân gian nhận ra rằng: trong cuộc sống này không chỉ có sự tồn tại của cái thiện – cái tốt mà cái ác vẫn luôn song hành. Chính vì thế mà buộc mối quan hệ giữa nhân và quả phải có để đem đến sự công bằng. Như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, nàng Tấm thật thà, hiếu thảo ấy tượng trưng cho cái thiện, còn nàng Cám và mụ dì ghẻ độc ác, đanh đá ấy hiển nhiên đứng về phe cái ác. Lẽ ra cuộc đời Tấm phải được hạnh phúc thế nhưng chỉ vì sự ghen ghét đố kị của Cám và mụ dì ghẻ mà năm lần, bảy lượt Tấm gặp phải  những khó khăn tưởng chừng như phải bỏ cuộc. Tấm đã khóc rất nhiều lần thế nhưng mỗi lần Tấm khóc thì ông bụt lại xuất hiện để giúp đỡ. Vậy mà sự độc ác của hai mẹ con Cám đâu dừng lại ở đó, khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con họ đã bày mưu giết nàng. Nếu như lúc chết đi, nàng Tấm là một cô gái yếu đuối, cam chịu thì sự trở lại qua các lần hóa thân này đã cho thấy Tấm vùng dậy. Từ cảnh báo Cám bằng những lời lẽ cứng cỏi : "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao", Tấm tiếp tục nguyền rủa và đe dọa Cám : "Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra" và cho đến lúc Tấm trả thù lại Cám bằng cách giết Cám trong hố nước sôi. Tuy rằng truyện “Tấm Cám” kết thúc không có hậu nhưng vẫn đúng theo quan niệm dân gian  “con giun xéo lắm cũng quằn”, “tức nước thì vỡ bờ”, có áp bức thì có đấu tranh. Còn về mối quan hệ nhân quả thì đã quá rõ ràng, nhân nào thì quả nấy, “gieo gió gặp bão” và nhân vật phản diện là Cám và mụ dì ghẻ đã có một kết cục thê thảm. Không chỉ riêng truyện “Tấm Cám”, mà ở thời xưa, lúc xã hội Việt Nam đang mang nỗi đau mất nước mà nhục nhã thay những kẻ tiếp tay bán nước ấy chính là nội bộ của ta. Rõ nét nhất là ta có thể thấy những tội ác tày đình của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống trong “Hoàn Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái. Cướp hay bán nước thì ắt kết cục của chúng cũng không đẹp đẽ gì. Tội ác càng lớn thì hậu quả sau cùng sẽ càng chất chồng. Có lẽ cũngc hính vì thế mà cuối cùng quân Thanh  đã nhận lấy quả báo nặng nề khi “tự giày xéo lên nhau mà chết”, còn về phần vua tôi Lê Chiêu Thống thì  lại có một số phận vô cùng bi đát,… Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, ta cũng thấy được luật nhân quả tồn tại mạnh mẽ ra sao ở thời xa xưa.
Còn ở thời đại ngày nay thì sao? Ngày nay, tuy rằng xã hội thay đổi và có nhiều nét khác biệt: nào là xã hội đã không còn chiến tranh, nam-nữ bình đẳng, cuộc sống hiện đại, văn minh hơn xưa rất nhiều,…  Nhưng đó chỉ là một mặt tốt, mặt đáng tuyên dương mà ta thấy khi nhìn một cách phiến diện. Trước mắt ta thấy kia là một xã hội phồn vinh, xa hoa nhưng sau cái bóng đó vẫn còn đầy rẫy những lớp người khổ cực và phải chăng chính vì điều này đã khiến cho nạn trộm cắp, cướp của, giết người vẫn hoành hành?! Có lẽ vì một phần như vậy. Thế mới thấy xã hội dù có tốt đẹp, phát triển đến đâu nhưng vẵn còn mặt tiêu cực. Do đó mà luật nhân quả phải tồn tại để chấn chỉnh lại xã hội. Bởi thử hỏi xem, nếu không có luật nhân quả thì liệu chúng ta có được yên ổn?! Vì thế mà công an, cảnh sát mới xuất hiện. Những con người ấy tượng trưng cho công lí sống - về triết lý nhân quả trong đời thường. Họ “dọn dẹp” bọn tội phạm và thi hành luật nhân quả theo luật pháp nhà nước ngày nay,… Qua đó ta nhận ra, mặc dù ở hai thời đại xưa và nay tuy có những nét gì đó mới, rất riêng nhưng vẫn có cùng chung một bình diện đó là trao trả công bằng cho người người.
Mối quan hệ nhân quả được xây dựng bởi niềm tin nơi công lí. Thế vậy mà đôi lúc nó lại cho chúng ta cảm giác hụt hẫn về niềm tin đã đặt ra. Đọc truyện “Tấm Cám” ta có thể thấy cái bất công đó như thế nào ở chi tiết “cái yếm đỏ”. “Cái yếm đỏ” ấy là phần thưởng mà người mẹ kế thưởng cho ai bắt được nhiều tôm, tép, cá hơn hay nói chung là cho ai công sức, có thành quả lao động nhiều hơn. “Cái yếm đỏ” đó không chỉ là một phần thưởng vật chất mà còn cho cả tinh thần. Phần thưởng ấy ghi nhận công lao của cả một quá trình bỏ ra công sức mới có và nó còn là ước mơ được mặc đẹp của bất kì người con gái nào. Trong khi nàng Tấm chăm chỉ “mò cua, bắt ốc” một buổi trời mới bắt được nhiều tôm, tép, cá và xứng đáng phải nhận được phần thưởng thế nhưng bất công thay nàng lại bị Cám lừa để rồi người nhận được phần thưởng ấy lại là Cám- cô nàng lười biếng, rong chơi mà trong giỏ lại “không có cá tôm”,... Mất nhiều công sức nhưng thành quả vẫn là con số không. Nhưng trong khi đó người lười biếng, ham chơi lại có dược thành thành quả do cướp của người khác mà không bài trừ bất cứ thủ doạn nào. Đó mà gọi là công bằng sao?!... Bất công ấy không chỉ tồn tại trong truyện cổ tích mà ngày nay cũng vậy . Cụ thể là theo báo chí truyền thông đã đưa tin ông Nguyễn Thanh Chấn ngụ thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang đã bị ngồi tù oan hơn mười năm qua vì bị nghi là thủ phạm sát hại chi hàng xóm. Thật xót xa cho những người đã chịu lấy thay hình phạt của những kẻ có tội. Thật phẫn nộ thay khi các tên tội phạm độc ác, vô nhân tính ấy vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thay vì phải trừng phạt những kẻ thích đáng thì nó lại đổ xuống cho những người vô tội, hiền lành,…  Mà tất cả là vì nguyên nhân gì, tất cả cũng vì trong cuộc sống luật nhân quả vẫn còn bất công. Vì nhân và quả vẫn còn ngược nhau.
Biết là trong cuộc sống, luật nhân quả đôi khi vẫn chưa công tâm đó, nhưng không thể vì nhìn vào những khuyết điểm nhỏ ấy mà quên mất những mặt tốt hơn, bao quát hơn mà luật nhân quả đã đem đến. Không thể vì thế mà ta mất niềm tin vào cái gọi là “công bằng”, bỏ cái thiện, mà theo gót cái ác được. Những con người như thế ấy, thật đáng buồn, đáng phê phán làm sao.  Đừng như câu bé Hào Anh mới ngày nào còn được mọi người thương xót khi bị bố mẹ nuôi bạo hành mà giờ đây nhúng tay vào con đường phạm pháp,…  Đừng vì một phút giây nông nỗi, quá trớn mà sa chân vào nơi đó, bởi vì một khi ta đã bước trên con đường ấy thì khó lòng mà thoát ra, như ông bà xưa ta có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Song bên cạnh đó, thì vẫn còn có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng để tuyên dương. Như vợ chồng anh Hoàng và chị Thu (ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) ngày nào cũng đèo nhau trên chiếc xe máy đuổi theo bọn trộm cướp hay thậm chí nhiều lúc còn là những con nghiện nguy hiểm. Vợ chồng anh chị không chỉ đứng về cái thiện mà còn trở thành cầu nối đem cái ác đến với công lí, góp phần đẩy nhanh quá trình nhân và quả. Qua đó ta thấy rằng, dù trong cuộc sống caí thiện và cái ác vẫn luôn song hành và dù đôi lúc cái thiện bị cái ác lấn át nhưng lúc nào phần thắng cũng thuộc về cái thiện và cái ác luôn bị tiêu diệt. Sở dĩ điều đó có chính là nhờ có mối quan hệ giữa nhân – quả trong cuộc sống.

(Hình ảnh vợ chồng anh Hoàng, chị Thu trên chiếc xe chuyên đi bắt cướp)
(Anh Hoàng (bìa phải) trong một lần tham gia truy bắt nghi phạm mua bán trái phép chất ma túy)
Mỗi người chúng ta là từng tế bào trong xã hội góp phần thúc đẩy nó đi lên hay đi xuống. Do đó chúng ta cần phải sống thật đẹp, thật ý nghĩa để cho chúng ta luôn nhận lại dược những điều ngọt ngào nhất thay vì những tai họa, quả báo khi chúng ta làm những việc trái với đạo lí làm người. Hãy nhớ rằng trong cuộc sống, dù là trước kia hay bây giờ thì mối quan hệ nhân quả luôn luôn tồn tại và sẽ mãi luôn như thế. Nếu như từ trước đến giờ chúng ta đang đi trên con đường sai lầm thì hãy dừng lại và đi vào quỹ đạo mà lẽ ra ta nên đi , song đó ta cần phải luôn biết cách phải tự bảo vệ mình tránh khỏi những cái ác. Hãy học hỏi lấy tấm gương vợ chồng anh Hoàng và tuyên truyền mọi người xung quanh bạn biết về họ, và quan trọng hơn là phải luôn nhắc nhở bản thân và mọi người tránh xa những kẻ xấu mà Nguyễn Hải Dương hay gần đây nhất là Doãn Trung Dũng-kẻ thảm sát tại Quãng Ninh là một điển hình, các bạn nhé
Từ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác trong truyện “Tấm Cám” hay bất kì cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác nào cũng vậy, chúng đều khiến ta tin và nhận ra trong cuộc sống này dù xưa hay nay thì mối quan hệ nhân – quả luôn tồn tại. Qua đó, càng làm cho câu nói của ông bà xưa như : “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”, “Chính nghĩa thắng gian tà”,… thêm phần đúng đắn. Còn bản thân tôi, qua bài kiểm tra văn lần này, tôi nhận ra trong tôi vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực cần khắc phục ngay. Còn các bạn thì sao?! Hãy làm điều gì đó ngay từ hơm nay, ngay từ giờ phút này vì tương lai mai sau tốt đẹp hơn.


“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Đề 3: Nhà thơ Tố Hữu cho rằng “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Trình bày quan điểm của mình.
----------------------------
10A1-20:
  • Biết cách làm bài, có dẫn chứng thực tiễn nhưng còn thiếu liên hệ bản thân.
  • 7.5 web
----------------------------

Bài làm
  
    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi thứ từ khoa học, kỹ thuật, xã hội đến cả điều kiện sống của cong người cũng đang không ngừng phát triển. Song song với đó, dường như con người trở nên khép kín, vô tâm, sống cho lợi ích của bản thân nhiều hơn. Vì vậy ngày nay, trong dời sống hằng ngày cần có những tấm lòng biết sẻ chia, biết cho đi, hi sinh những gì mình có cho người khác mà không mong được đền đáp, được nhận lại. Đồng cảm với vấn đề đó, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

    Vậy câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa gì?. Câu thơ ấy nói về hai vấn đề đó là cho và nhận. Cho và nhận tuy là hai khía cạnh khác nhau nhưng chúng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau – khi ta cho đi, ta sẽ nhận lại những điều quí giá hơn thế nữa. Ở đây, Tố Hữu muốn nói rằng chúng ta sống không phải sống cho bản thân, cá nhân mà cần phải biết sống cho người khác, chia sẻ mình có cho những người gặp khó khăn thì đó mới là cuộc sống có ý nghĩa. Những người biết cho đi là những người luôn giúp đỡ người khác, san sẻ yêu thương mà không mong nhận lại.
   
     Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ, quyên góp cho những người gặp khó khăn bằng những việc đơn giản như: dắt một cụ già, một em nhỏ qua đường, giúp đỡ, giảng lại bài cho một bạn học kém trong lớp, tham gia các hoạt động tình nguyện của địa phương, trường học đến những vùng sâu, vùng xa,…. Hay có những hành động cao cả hơn như hi sinh cho đất nước, cho hòa bình ấm no của dân tộc. Có những tấm gương nổi tiếng về sự hi sinh cho đi : ông Nguyễn Đình Chiểu học rộng tài cao nhưng phải bỏ thi để về chịu tang mẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh hi sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ của mình để đưa dân tộc ra khỏi xiềng xích nô lệ,….
Kết quả hình ảnh cho tình nguyện
Các tình nguyện viên trong chiến dịch “Mùa hè xanh
(nguồn: doanthanhnien.vn)
Kết quả hình ảnh cho giúp đỡ người khác
Một bạn học sinh đang giúp một bà cụ qua đường
(nguồn:dongcam.net)
      Nhưng thực tế hiện nay, có một bộ phận không nhỏ những người sống trong lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là giới trẻ Việt Nam hiện nay luôn vô tâm, thờ ơ với những người xung quanh mình. Hay những công ty, cơ sở buôn bán vì lợi nhuận trước mắt mà làm ra những sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Những nhà máy, xí nghiệp vì lợi ích của mình mà vô tư thải ra môi trường các chất thải chưa qua xử lý làm ảnh hưởng lớn đến người dân sống gần khu vực đó. Có thể thấy, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự ích kỷ, toan tính, vì vậy chúng ta cần có những xử phạt, những hành động tuyên truyền, nhắc nhở và cần giáo dục về đạo đức cho học sinh từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành ra ngoài xã hội. Những điều đó góp phần rất lớn vào sự phát triển của xã hội, thay đổi lối sống ích kỷ, sống cho bản thân trong mỗi người chúng ta.
Kết quả hình ảnh cho nhà máy xả thải
Các nhà máy xí nghiệp xả thải
(nguồn: http://giaoduc.net.vn)

Kết quả hình ảnh cho hàng giả hàng nhái
Những sản phẩm kém chất lượng bị thu hồi
(nguồn: http://www.moit.gov.vn)


      Tóm lại,chúng ta hãy tập cách sống có ý nghĩa, sống để đổi mới xã hội, sông để giúp đỡ, hi sinh cho người khác từ những điều đơn giản nhất. Thiết nghĩ nếu ai cũng có cách sống như thế thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và tươi đẹp hơn.


 

Cảm nhận: “Có hai con mèo ngồi bên đổi chỗ”

Họ và tên: Trần Đăng Quang Minh
Lớp 10A01- VTS
STT: 19
Đề: Cảm nhận về 1 tác phẩm văn học em đã đọc ngoài chương trình Ngữ Văn
-------------
- Giới thiệu được nội dung và nghệ thuật của TP nhưng chưa có phần liên hệ bản thân, bài học rút ra từ câu chuyện.
7.3.
-----------------------------
                                                             Bài làm
       “Có hai con mèo ngồi bên đổi chỗ” là một tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện kể về một chú mèo tên Gấu si tình. Hẳn chính chúng ta ai cũng một lần có cảm giác yêu, và những cảm giác ấy lại được trào  dâng lên khi ta đọc truyện này.
         Cuốn sách không dày nhưng câu chuyện thì hấp dẫn duyên dáng cộng thêm những bài thơ tình lãng mạn nao lòng song khi đọc to lên thì sẽ khiến chúng ta cười khúc khích. Chuyện có những nhân vật chính là chú mèo Gấu si tình, chú chuột nhắt Tí hon bị tật ở chân bạn thân của Gấu, nàng Áo hoa- cô nàng mà Gấu ta đơn phương và Út hoa, nàng chuột của Tí hon. Chuyện đã để lại trong lòng các độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc
         Chắc các bạn đang thắc mắc vì sao Tí hon lại là bạn của chú mèo đúng không? Đó chính là cái hay trong chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ông đã đảo ngược qui luật của tự nhiên là “mèo đuổi chuột”, biến hai con vật vốn là kẻ thù của nhau thành hai người bạn thân thiết, giúp đỡ nhau. Tí hon thì có tài vẽ đẹp, đã vẽ hộ cho mèo Gấu những bức ảnh tuyệt đẹp của Út hoa, trong khi đó, mèo Gấu cũng đã giúp chuột nhắt đánh bại tên chuột cống hôi hám. Hành động của hai nhân vật này khiến ta thắc mắc tình bạn là gì? Mỗi một người sẽ có cho mình một câu trả lời, nhưng chung chung, những câu trả lời ấy chỉ là sự miêu tả, người mà bạn nghĩ lúc này tốt với bạn, hiểu bạn, quan tâm bạn... Đó có thực sự là tình bạn? Giữa mèo Gấu và Tí hon, tình bạn của họ bắt đầu một cách lạ lùng. Mèo Gấu bắt được Tí hon nhưng vì thấy tội nghiệp cho chú chuột bị tật ở chân nên đã tha cho. Từ đó, hai người thường xuyên nói chuyện với nhau, trao đổi cho nhau nỗi niềm của mình. Mèo Gấu thì muốn Áo hoa, còn Tí hon thì không ngừng giúp chú mèo trên con đường chinh phục nàng. Tình bạn của họ đã chứng minh được cuộc sống luôn tồn tại những điều kỳ lạ. Bạn sẽ không bao giờ hình dung ra được cảnh một chú mèo lén lút cất phần ăn của mình để nuôi một đàn chuột quậy phá. Hay bạn sẽ bất ngờ như thế nào khi một con chuột nhắt què chân lại suốt ngày quấn quít bên chú mèo lười đầy những suy tư... Mèo Gấu kết bạn với Tí Hon, như tìm được cho mình một tri kỷ, một người có thể lắng nghe những tâm sự của mình về nỗi nhớ, về tình cảm mà chú dành cho Áo Hoa. Tình bạn bắt đầu từ những điều thật đơn giản mà kỳ lạ đến thế.
     Tình yêu của mèo Gấu dành cho Áo hoa cũng không kém phần thú vị. Một con mèo thì luôn si tình, ngày nào cũng nằm một chỗ suy nghĩ về nàng mèo trong mộng của mình. Trong khi đó, một nàng mèo lại vô tâm, thờ ơ trước tình cảm ấy. Đối với Tí hon bạn gái nghĩa là luôn người ở bên mình. Nhưng với mèo Gấu thì bạn gái của chú chỉ là những hình ảnh của Áo hoa liên tục hiện trong đầu, là cái tên, là những lúc mèo làm thơ tặng Áo hoa… Đối với mỗi nhân vật, tình yêu của họ được thể hiện khác nhau. Đối với Út hoa thì có lẽ nàng cũng yêu Tí hon, nếu không yêu thì tại sao Út Hoa để dành cho Tí Hon một hạt bắp, chỉ mong chú chuột họa sĩ không bị đói sau khi vẽ những bức ảnh giúp mèo Gấu. Út Hoa liều mình đỡ Tí Hon, vượt qua những nỗi sợ hải, Út Hoa muốn được bên cạnh Tí Hon dù khó khăn đến mấy? Nhưng có lẽ thì buồn nhất vẫn là chuyện tình của Gấu và Áo hoa. Mèo Gấu vì yêu mà thành thi sĩ. Làm những bài thơ tình tặng cho Áo hoa. Mèo Gấu vì yêu mà thành lãng mạn, bảo chuột Tí Hon họa hình “bạn gái” mình đem dán các ngả đường mong nàng nhận ra lối về với tình yêu. Và nàng mèo tam thể về thật, nhưng chỉ là đứng lặng trên mái nhà nhìn xuống Mèo Gấu, rồi sau đó sóng vai một chàng mèo đực cao lớn. Kết cục cuộc tình như thế đã khiến Mèo Gấu ốm mất một tháng. Nó làm ta gợi nhớ đến hai câu thơ mở đầu câu truyện
                                       “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”
                                     “Một con ngồi yên một con đổi chỗ”
Hai câu thơ đó đã tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện bi đát giữa Gấu và Áo hoa. Tình yêu trong tác phẩm của bác Ánh là như vậy, rất nhẹ nhàng và trong sáng. Tuy có một kết thúc buồn nhưng cũng không khiến cho chúng ta cảm thấy quá tiếc nuối, vì chú mèo và những người bạn đã cùng nhau đấu tranh qua, "đấu tranh" một cách thực thụ với những con mèo hoang và cả lão chuột cống.
          “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” đã làm cho chúng ta thấy tình bạn, tình yêu là gì? Không phải là tình bạn bình thường, mà là một tình bạn có một không hai, tình bạn đẹp giữa hai con vật khác nhau. Là tình cảm đẹp, lãng mạn nhưng không quá lố của mèo Gấu dành cho nàng Áo hoa, không phải là những món quà giá trị mà là những tình cảm được giấu trong những câu thơ của mèo Gấu nhà ta dành cho nàng mèo thờ ơ.
     Câu chuyện thú vị đáng yêu về tình bạn, tình yêu giữa mèo với mèo, chuột với chuột và mèo với chuột. Những câu văn dễ thương như lời thủ thỉ chuyện trò của tuổi thơ, những câu thơ nhỏ nhắn giản dị nhưng gợi tạo được sự ấn tượng sâu sắc cho mình. Tình bạn thân thiết kì lạ của Mèo Gấu và chuột Tí Hon đã dạy chi chúng ta biết sống vị tha hơn, biết hi sinh vì người khác, biết thấu hiểu và cảm thông. Kết thúc câu chuyện dù hơi buồn nhưng  vẫn để lại nhiều cảm xúc, vừa hài hước hóm hỉnh, vừa sâu lắng, cảm thương, đặc biệt là để lại nhiều bài học sâu sắc.