14 tháng 12, 2016

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

Họ và tên: Đoàn Thiên Hà
Lớp: 10A1
STT: 12
BÀI VIẾT SỐ 1 MÔN NGỮ VĂN
Đề bài: Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Anh/chị có nghĩ như vậy không? Trình bày quan niệm của mình trong bài văn.
--------------
Bài viết có những suy nghĩ khá sâu sắc và toàn diện.
Phẫn liên hệ bản thân cần cụ thể hơn.
8.3./.
-----------------------
Bài làm
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dường như ai cũng bận rộn với việc này việc kia mà không còn quan tâm đến những người xung quanh mình mà chỉ lo cho mình. Nhưng trong cuộc sống này, không một ai trong chúng ta có thể sống một mình. Giống như câu nói của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Và đúng vậy, chúng ta cần phải biết sống và suy nghĩ cho người khác không chỉ riêng mình.
Vậy câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” có nghĩa là gì? Đầu tiên ta có thể thấy được cặp từ trái nghĩa với nhau “cho-nhận”. “Cho” có nghĩa là cho đi,chia sẻ, tặng của mình cho người khác. Còn “nhận” là nhận lại những thứ xứng đáng với mình. Khi sống chúng ta phải biết cho đi mà không cần biết rằng là sau đó ta có nhận lại được hay không. Còn nếu chúng ta không biết cho đi mà “chỉ giữ riêng mình” thì sẽ không bao giờ nhận được bất cứ thứ gì. Đó là những gì Tố Hữu muốn nói cho mọi nguời biết qua câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nếu vậy thì tại sao chúng ta phải biết “sống là cho” mà không nên “giữ riêng mình” ? Vì những người sống mà biết cho đi sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng, tôn trọng mình. Ngoài ra, nếu chúng ta biết cho đi thì đến một ngày ta sẽ được nhận lại. Hơn nữa, việc cho đi sẽ giúp ta rèn luyện đạo đức và hoàn thiện bản thân hơn. Không những thế, nhờ việc đó ta có thể kết nối được mọi người thân thiết với nhau hơn.
Ngược lại nếu chúng ta sống mà không biết cho đi mà chỉ giữ cho riêng mình, không biết chia sẻ với mọi người thì ta sẽ không được mọi người yêu mến, tôn trọng. Và tất nhiên những người không biết cho đi sẽ không được nhận lại bất cứ thứ gì hay điều gì.
Những người biết cho đi, chia sẻ với mọi người luôn là là những người tốt bụng, thân thiện với mọi người. Họ lúc nào cũng được đối xử tốt, được mọi người tôn trọng. Họ luôn đi giúp đỡ, chia sẻ với mọi người. Giống như những anh chị tình nguyện viên “Mùa hè xanh” luôn giúp đỡ những em bé bất hạnh, những cụ già neo đơn và giúp đỡ những người nghèo khổ trong cuộc sống khó khăn này. Anh chị mang trái tim đầy yêu thương và nhiệt huyết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. Và điều đó cũng mang đến cho anh chị nhiều niềm vui và hạnh phúc, bởi “cái cho đi là cái còn ở lại”. Cũng như trên lớp, thầy cô cho chúng ta những kiến thức bài học hay, những kinh nghiệm cuộc sống giúp cho ta sau này được trưởng thành, nhận được nhiều thành quả trong cuộc sống. Tuy nhiên, ba mẹ của chúng ta là người cho đi nhiều nhất. Họ cho ta tất cả những điều chúng ta cần, cho ta tình yêu thương, một mái ấm, cho chúng ta những điều tốt nhất. Đó là những tấm gương mà ta nên noi theo, ta nên biết cho đi giống như họ.
Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn có những con người sống ích kỉ, không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Họ chỉ biết sống cho mình mà không nghĩ đến những người xung quanh họ. Khi có người gặp khó khăn, họ không giúp đỡ, không cho họ sự an ủi mà còn trốn tránh, giả như không biết chuyện gì, họ thờ ơ với những thứ xung quanh quanh mình. Giống như các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng làm cho người tiêu dùng bị ngộ độc, bị nhiễm những hóa chất không tốt trong các sản phẩm làm cho cuộc sống của họ không bình thường như trước. Chính những con người đó chỉ giữ “cho riêng mình” lợi nhuận mà không “cho đi” những sản phẩm an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Những kẻ đó thật đó thật đáng phê phán.
Nhưng “cho đi” phải bằng tấm lòng, vào đúng hoàn cảnh, thời điểm. Nhiều người đúng là có cho đi nhưng họ cho đi vì bị bắt buộc làm thế  hoặc họ phải làm thế để có được sự chú ý, sự đồng cảm của người khác. Đôi lúc nếu chỉ biết “cho đi” một cách không kiểm soát thì chúng ta có thể bị những con người xấu xa lừa chúng ta, lấy đi lòng tốt của ta.
Là một người học sinh, chúng ta cần phải học tập thật tốt vâng lời ba mẹ, đạt những thành tựu thật tốt để thầy cô, ba mẹ có thể nhận lại được những gì gì mà khi xưa họ đã cho ta, không làm phụ lòng họ. Ta còn có thể làm những việc nhỏ thể hiện sự “cho đi” của mình bằng cách dẫn một cụ già qua đường, cho họ một sự an toàn, sự quan tâm của mình. Hoặc khi đi xe bus ta có thể nhường chỗ ngồi cho người, trẻ em, phụ nữ mang thai và nhất là những người khuyết tật. Và hàng ngàn việc nhỏ khác ta có làm để “ cho đi”
Đúng như Tố Hữu đã nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, chúng ta cần phải biết cho đi, chia sẻ, quan tâm đến mọi người xung quanh chúng ta. Mong rằng tất cả mọi người đều có thể cho đi để cuộc sống thêm niềm vui, gắn kết, đoàn kết hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét