12 tháng 10, 2012

Học Lễ -Học văn


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ và tên : Lê Thị Ngọc Phương
Lớp : 10A1
Số thứ tự : 31
BÀI VIẾT SỐ 1
Đề 4 : Suy nghĩ của anh chị về quan điểm học tập “ Tiên học lễ , hậu học văn ”.
BÀI LÀM
Học hỏi là việc rất quan trọng, nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhưng một điều quan trọng mà ta cần học trước việc học nữa đó là lễ nghĩa. Trong cuộc sống này, lễ nghĩa rất quan trọng và nó thể hiện qua cách ứng xử giữa người với người. Chính vì vậy nhân dân ta có câu : “Tiên học lễ , hậu học văn”. Chúng ta hãy cùng phân tích câu nói trên.
Vậy “ Tiên học lễ , hậu học văn” là gì? Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải học lễ nghĩa, cách ứng xử, biết kính trên nhường dưới để rèn luyện nên một phẩm chất đạo đức tốt. Sau đó, khi có được nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học chữ tiếp thu kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ, đấy là “hậu học văn”. Ý nghĩa của câu nói là muốn truyền dạy cho thế hệ trẻ chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức trước, rồi đó là nền tảng để ta học tập tốt.
Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và một trong số đó là lễ nghĩa. Điều đó sẽ làm cho con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý trọng. Chúng ta rèn luyện tốt đạo đức thì ta sẽ có ý thức tốt và từ đó chúng ta sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, công việc của chúng ta luôn được hoàn thành, đạt hiệu quả và thành công trong cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa là khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ có suy nghĩ đúng đắn; làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ để không phụ lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô, bè bạn. Chẳng hạn như một con người biết lễ nghĩa thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực với mọi người.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì tuy về mặt học tập họ có thể làm tốt nhưng họ không có mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người và họ sẽ không nhận được sự yêu mến, quý trọng từ mọi người. Từ đó, họ bị cô lập, bị xa lánh trong một tập thể. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ của tập thể, tinh thần không được thoải mái thì công việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Người có tài mà không có đức là những người làm cho xã hội kém phát triển, ví dụ như những người sản xuất ra tiền giả, thuốc giả… – họ rất giỏi nhưng họ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi chung, họ không có đạo đức chỉ góp phần làm hại cho xã hội đang ngày một phát triển. Vậy nên trong cuộc sống này người có tài mà không có đức hay người vừa không có tài vừa không có đức đều làm cho xã hội không phát triển, họ đáng để chúng ta phê phán. Xã hội hiện đại ngày nay càng văn minh và càng phát triển thì con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. Tóm lại, nhân cách không tốt thì kéo theo đó là những hậu quả xấu, những điều không mong muốn nhưng ngược lại nếu họ có nhân cách tốt thì họ sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Qua đây, khi còn nhỏ trẻ con nên được giáo dục kĩ càng từ nhà trường và gia đình, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn với những người trẻ, người đã trưởng thành thì họ cần học tập những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như hoạt động nhóm, tập thể ; giao tiếp xã hội ; nói trước đám đông. Vậy nên con người ta khi còn nhỏ rèn một đạo đức tốt thì việc giáo dục chữ “văn” sẽ dễ dàng hơn và có một thái độ tích cực mới có thể mong đạt được thành công trong mọi việc và cuộc sống.
Tóm lại, lễ nghĩa là truyển thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta nên cần được giữ gìn và phát huy. Dân tộc ta tiếp thu cái hay để giáo dục con người đầy đủ các đức tính :Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Vì vậy nên ông cha ta đã dạy bảo ta qua câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Muốn nói rằng để nên người ta phải học phép tắc đầu tiên rồi sau đó mới học đến chữ nghĩa, văn chương:
Lấy Lễ làm nền tảng cho Văn
Lấy Văn để cũng cố, thúc đẩy cho Lễ.

3 nhận xét:

  1. Mở bài cái gì kì vậy : "nhưng một điều mà ta cần học trước việc học nữa đó là học lễ nghĩa" Đọc cứ lũng cũng sao á .

    Trả lờiXóa
  2. Nói thiệc với mấy bác.... cần đất gì phải học lễ trước khi đi học chứ ...? cứ a-lô-sô vô trường là đã có môn GDCD rèn luyện rồi :| ... Ngày nào cũng học lí thuyết đạo đức sái cả quai hàm :3 ...

    Chả qua là cái này dành cho mấy đứa hư hỏng thôi :3 . ...

    Trả lờiXóa