Lớp: 10A1 SBD: 30
Bài viết số 1 ( làm ở nhà )
Đề: Cảm nhận về một nhân vật có trong tác phẩm văn học ( không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn) để lại ấn tượng cho anh/chị.
Bài làm
Trẻ em luôn luôn hồn nhiên, trong sáng và biết nghe lời vì thế nên được mọi người quý mến. Nhưng cũng có những đứa trẻ vì không nghe lời mà đã gây nên những hậu quả không hay.Ví dụ như là cô bé trong câu truyện “cô bé quàng khăn đỏ” của hai anh em nhà Grimm người Đức viết vào thế kỉ mười chín. Qua câu truyện tác giả muốn khuyên mọi trẻ em nên biết nghe lời người lớn.
Câu truyện kể về một cô bé theo lời mẹ đưa thức ăn qua nhà cho người bà đang bị ốm. Nhưng vì mải chơi nên cô đã ngặp một con sói và vô tình chỉ đường cho nó đến nhà bà. Con sói đã ăn thịt người bà và giả làm bà để hãm hại cô bé, sau đó cô cũng bị ăn thịt. Nhưng rất may có bác thợ săn đi ngang qua và đã cứu hai bà cháu ra khỏi bụng con sói an toàn. Cô bé quàng khăn đỏ là một người tốt bụng, thật thà, hồn nhiên và trong sáng không nghi ngờ bất kì ai.
Lúc gặp con sói khi đang đi trong rừng thì cô bé cũng rất sợ nhưng cũng mạnh dạn trả lời câu hỏi của sói. Qua câu trả lời của cô bé ta thấy cô là một người rất thật thà và hồn nhiên không hề nghi ngờ gì về con sói. Khi nghe câu trả lời của cô con sói đã liền nghĩ đến việc ăn thịt cả hai bà cháu. Ta thấy con sói đã thông minh và nguy hiểm hơn. Và hay nhất là lúc cô bé gặp con sói khi giả làm bà, lúc này cô vẫn không hề biết rằng bà mình đã bị sói ăn thịt. Nhưng có vẻ hơi nghi ngờ nên cô đã hỏi bà rất nhiều điều như là sao tai bà dài thế, miệng bà lớn thế,… Con sói cũng trả lời những câu hỏi của cô bé và sau khi nói xong con sói liền vồ lấy cô. Lúc này cô bé cảm thấy rất ân hận vì mình ham chơi mà con sói đã có cơ hội để ăn thịt bà và mình. Nhưng rất may vì bác thợ săn đã cứu được hai bà cháu và giết được con sói. Và có lẽ từ lúc này cô bé đã bớt ham chơi và biết nghe lời ba mẹ hơn, đây cũng là một bài học cho chúng ta.
Trong câu truyện tác giả đã sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật để tăng thêm phần sinh động cho tác phẩm. Như là biện pháp nhân hóa đã biến con sói trở nên thông minh và nguy hiểm hơn, biện pháp nói quá,… tất cả đều góp phần làm cho tác phẩm hay hơn. Tác giả đã xây dưng hình tượng cô bé quàng khăn đỏ rất đep và đầy tính nhân ái. Tác phẩm có tính hiện thực rất cao và có thể được áp dụng nhiều vào thực tế. Qua câu truyện tác giả muốn nhắn đến tất cả trẻ em trên thế giới rằng đường ham chơi mà không vâng lời cha mẹ để rồi hậu quả không hay xảy đến.
Tóm lại cô bé quàng khăn đỏ là một người thật thà, hồn nhiên rất đáng cho chúng ta noi theo. Và ta cũng phải biết rút ra một bài học cho chính bản thân mình để sống tốt hơn chan hòa hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét