13 tháng 12, 2015

“Kính Vạn Hoa”

Mỗi con người trong chúng ta đều trải qua với những kí ức tuổi thơ tuyệt đẹp và em cũng vậy. Với em kí ức tuổi thơ đẹp nhất đó chính là bộ truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được ba mẹ tặng vào sinh nhật lần thứ bảy. Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn hang đầu về viết truyện cho tuổi mới lớn. Ông sở hữu một kho tàng truyện được mọi lứa tuổi yêu thích: Kinh Vạn Hoa, Chuyện sứ Langbiang, Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ,.. Trong số đó, em thích nhất là bộ “Kính Vạn Hoa”. Nó không chỉ gần gũi với lứa tuổi học sinh mà còn có những “vụ án” li kì và vô cùng hấp dẫn. Trong bộ truyện ấy, em ấn tượng nhất chính là nhân vật Quý “ròm”.
Truyện “Kính Vạn Hoa”  là một bộ truyện dài nhiều tập của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ truyện gồm 54 tập truyện mang tính hài hước kể về những câu chuyện vui buồn trong lứa tuổi học sinh, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và mang đầy ý nghĩa. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau xung quanh nhân vật chính và những người bạn đáng yêu. Bộ truyện Kính Vạn Hoa” có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò. Quý “ròm” là một trong những nhân vật chính đó.
Quý là thần đồng của trường nhưng cậu chẳng bao giờ tỏ ra kênh kiệu hay khinh người, trái lại cậu rất được bạn bè và thầy cô yêu mến. Thậm chí thầy cô còn tin tưởng cho cậu mượn đồ thí nghiệm của trường để phục vụ cho các thí nghiệm hóa học của mình. Khi Quý biết, nhà Lệ Hằng-bạn cùng lớp của Quý-có trộm đang rình rập, cậu đã không ngại suy nghĩ tính kế lập bẫy bắt trộm giúp bạn. Hay khi Tiểu Long cần tiền để mua đồ chơi cho em mình, Quý đã hóa trang thành một nhà ảo thuật gia và cùng những kiến thức mình biết, cậu đã tổ chức biểu diễn ảo thuật để kiếm tiền giúp bạn. Số tiền tuy không lớn nhưng nó đã phần nào nói lên tâm hồn cao đẹp của cậu.
Tuy nhiên, Quý lại là một người nóng tính, có lòng tự trọng cao, hay tự ái vặt, và đôi lúc hay vô tâm. Có lần, Quý lấy tấm drap của anh trai mình để biểu diễn ảo thuật thì tấm drap vô tình dính một số chất hóa học và bốc cháy. Anh trai phạt cậu phải viết hai mươi lần câu: “ Tôi khong bao giờ lấy đồ của người khác phục vụ cho những trò nhảm nhí của tôi nữa”. đó, cậu đã biến những công thức thức hình học lằng nhằng thành những câu thơ dễ hiểu. “Câu nói đó làm Quý nóng ran cả người ngực, đã từng nhiều lần làm hỏng đồ đạc của anh, nay buộc phải hứa “ không bao giờ lấy đồ của người khác” thì nó chẳng già phàn nàn. Điều đó hợp lẽ công bằng. Nó chỉ tự ái chuyện anh Vũ dùng những từ “dở hơi” và nhảm nhí để chỉ những “ thí nghiệm khoa học” của nó.” – trích “Nhà ảo thuật”-Nguyễn Nhật Ánh. Hay khi nhỏ Diệp bảo không thích ăn socola- thanh kẹo Quý mua cho diệp- và nhường cho bạn ăn thì Quý tức giận và vào phòng lấy lại thanh kẹo.  Mỗi khi giảng bài cho Tiểu Long, Quý thường hay quát tháo, la  mắng khiến tiểu Long sợ một phép. Hay mỗi lần giảng bài bé Diệp- em cậu- cậu hay nôn nao, la mắng, cốc đầu và nói cô bé là ngốc tử. Nhưng trong thâm tâm, Quý rất thương em mình. Khi Diệp hỏi bài, Quý tuy có mắng nhưng ngay chiều hôm đó cậu đã biến những công thức thức hình học lằng nhằng thằng những câu thơ dễ hiểu: “Này cô em ngốc\ Muốn tính vận tốc \Ta lấy quãng đường \ Chia với thời gian\ Muốn tính thời gian\ Cứ lấy quãng đường\ Chia cho vận tốc\Nếu như bài tập\ Bắt tìm quãng đường\ Thì lấy thời gian\ Nhân cho vận tốc\Hiểu chưa hả ngốc?” –trích “Thi sĩ hạng ruồi”-Nguyễn Nhật Ánh.. Hay khi nhỏ Diệp bị ốm, Quý đã chép bài giùm em mình dù trước đó, cậu hay bị gia đình gọi là “chúa lười”. Vậy Quý đâu hẳn là người vô tâm đâu nhỉ? Chỉ là cậu ít quan tâm đến người khác thôi, chứ còn khi đã quan tâm thì cậu sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ.
Qua ngòi bút điêu luyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ông đã làm cho nhân vật Quý nổi bậc không kém gì hai nhân vật chính còn lại. Với nghệ thuật miêu tả kết hợp với kể chuyện tự nhiên, nhà văn đã khắc họa lên một nhân vật Quý tinh nghịch, lém lĩnh hay bốc phéc, tự trọng cao, nóng tính và hay tự ái vặt nhưng cậu luôn được lòng bạn bè, hòa đồng, học giỏi, và đặc biệt rất yêu thương em gái mình. Cũng với nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, ông đã làm cho câu chuyện của mình trở nên hấp dẫn đến lạ kì. Nó khiến những người lớn phải bật cười và nhớ lại khoảng thời gian tuổi thơ của mình, nó khiến những đứa trẻ trở nên thích thú, và lấy các nhân vât chính làm hình tượng, làm ước mơ về sau của mình.
  Không những thế, tác giả Nguyễn Nhật Ánh còn biết sử dụng rất nhiều nghệ thuật độc đáo, nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, nghệ thuật đối lập sang tạo để xây đựng nên một hình ảnh Quý “ròm” đa chiều. Nhân vật ấy đã giúp cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và phản ánh rất rõ nét những câu chuyện xoay quanh lứa tuổi áo trắng bao ngây thơ, vô tư và hoài bão.
    Qua hình ảnh nhân vật Quý trong bộ truyện “Kính vạn hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nó đã mang đến cho em một tuổi thơ tuyệt đẹp và những bài học quý giá. Nhân vật Quý đã giúp em học được rằng cuộc sống dù khó khan như thế nào, bạn bè vẫn sẽ luôn ở bên ta để giúp ta vượt qua mọi thữ thách. Ngoài ra bộ truyện còn muốn nhắc nhở chúng ta phải quý trọng tình bạn, trân trọng tứng giây phút trong cuộc sống, nhất là “tuổi thơ” của chúng ta.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét