12 tháng 10, 2012

Kỉ luật học đường


Tên: Trần Hoài Mỹ Duyên                                            Lớp: 10A8
                                                       Bài làm
Kỉ luật trong học đường là tuân theo những quy định trong trường học
Người có kỉ luật là người không bao giờ vi phạm các nội quy trong nhà trường: Không đi học trễ, không đánh nhau, làm bài học bài đầy đủ….
Ta thấy người có kỉ luật luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng, luôn gây dựng niềm tin trong lòng mọi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng kỉ cương văn minh.
Vậy mà ngày nay, vẫn xuất hiện nhiều hơn những thông tin gây sốc về lứa tuổi thanh thiếu niên. Clip đánh nhau giữa các nữ sinh lan truyền trên mạng vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước ở mức độ và sự tàn nhẫn. Lứa tuổi thanh thiếu niên mới lớn sa vào nghiện ngập đua đòi và có thể làm những điều khó tưởng tượng.Ngày càng mất đi tính kỉ luật.  Vì sao sự cảnh báo và lên án của xã hội lại không làm những hiện tượng đó giảm đi? Trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra và tái diễn những câu chuyện đó? Có phải vì mức độ xử lý các vụ việc đó chưa nghiêm?
Sự xuống cấp ấy trong trường học phản ánh trung thực một phần sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội ta.Việc xử lí chưa nghiêm, chưa đến nơi đến chốn làm cho kỉ luật học đường trở nên nên cực kì lỏng lẻo. Việc đuổi học vài ba ngày, thậm chí còn đuổi học “treo”, chẳng có ý nghĩa gì đối với những học sinh ngổ ngáo “coi trời bằng vung”, trái lại nó có tác dụng khuyến khích những học sinh khác cứ “làm tới”, sợ gì mà sợ ?
Đối với nhà trường, không phải cứ cấm đánh nhau là sẽ không có hiện tượng đánh nhau. Nếu không có những bài học sinh động và sâu sắc về lòng nhân ái, về tình bạn, về lòng bao dung, về sự tha thứ, tính vị tha... thì mọi lệnh “cấm” đều có thể là vô nghĩa. Tiếc thay những bài học như vậy còn rất ít hoặc không có trong nhà trường, trong sách giáo khoa, trong những chủ đề sinh hoạt của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên...
Để nâng cao kỉ luật trong học đường. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.
Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách.
Qua đó, ta thấy kỉ luật trong học đường chiếm vai trò rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần xây dựng một môi trường học đường thân thiện, giúp cho học sinh có ý thức tự giác trong kỉ luật hơn, góp phần xây dựng môi trường học đường tốt đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét