Họ và tên: Nguyễn Thành
Long
Lớp: 10A1
STT: 21
Đề 6: Suy nghĩ của anh chị về vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong nhà trường.
Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật cho chúng ta. Thầy không chỉ dạy văn, dạy toán hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng như sử, địa, sinh,lí,hóa … Thậm chí những môn như nhạc hay thể dục chúng ta cũng cần phải có thầy. Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Thầy giáo trước tiên phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi gương theo. Một người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lí, biết dung trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: “Nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quí nhất.”
Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là thầy cô giáo. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.
Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thầy giáo luôn là người uy nghiêm và có những khuôn mẫu phẩm chất tuyệt vời. Người thầy với kiến thức bao la và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người “gõ đầu trẻ”. Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người. Nhưng ngày hôm nay, thầy giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn. Thầy không dùng roi, không dùng vỏ mít bắt trò quỳ. Thầy chỉ cần nói nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trò sẽ ngoan. Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người. Có được một người thầy tốt là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai. Bởi “không thầy đố mày làm nên”. Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng làm được. Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Những buổi dãi nắng dầm mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc. Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy là dạy bằng tình yêu thương, dạy bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm. Những khi thầy đánh, la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ. Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và kiên quyết, thì lòng thầy cũng xót xa lắm thôi!
Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa. Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta từ khi ngồi trên ghế nhà trường là phải cố gắng học thật tốt, lắng nghe lời thầy cô, làm bài và học bài đầy đủ trước khi tới lớp. Để đạt được những kết quả học tập như mong đợi. Bởi có như thế chúng ta mới có thể bước được trên con đường thành công.
Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính. Họ có thể không nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi. Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi khắc và yêu thương.
Lớp: 10A1
STT: 21
Đề 6: Suy nghĩ của anh chị về vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong nhà trường.
Bài
làm
“Nhất tự vi sư, bán tự vi
sư”
Đã từ lâu, vai trò của người thầy trong xã hội vô cùng
quan trọng. Ông cha ta cũng để lại nhiều lời giáo huấn bổ ích cho lớp trẻ chúng
ta ngày nay. Qua câu nói trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của thầy cô trong
việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật cho chúng ta. Thầy không chỉ dạy văn, dạy toán hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng như sử, địa, sinh,lí,hóa … Thậm chí những môn như nhạc hay thể dục chúng ta cũng cần phải có thầy. Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Thầy giáo trước tiên phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi gương theo. Một người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lí, biết dung trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: “Nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quí nhất.”
Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là thầy cô giáo. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.
Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thầy giáo luôn là người uy nghiêm và có những khuôn mẫu phẩm chất tuyệt vời. Người thầy với kiến thức bao la và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người “gõ đầu trẻ”. Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người. Nhưng ngày hôm nay, thầy giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn. Thầy không dùng roi, không dùng vỏ mít bắt trò quỳ. Thầy chỉ cần nói nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trò sẽ ngoan. Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người. Có được một người thầy tốt là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai. Bởi “không thầy đố mày làm nên”. Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng làm được. Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Những buổi dãi nắng dầm mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc. Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy là dạy bằng tình yêu thương, dạy bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm. Những khi thầy đánh, la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ. Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và kiên quyết, thì lòng thầy cũng xót xa lắm thôi!
Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa. Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta từ khi ngồi trên ghế nhà trường là phải cố gắng học thật tốt, lắng nghe lời thầy cô, làm bài và học bài đầy đủ trước khi tới lớp. Để đạt được những kết quả học tập như mong đợi. Bởi có như thế chúng ta mới có thể bước được trên con đường thành công.
Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính. Họ có thể không nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi. Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi khắc và yêu thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét