12 tháng 10, 2012

Tiên Lễ - Hậu Văn


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ và tên: Thân Trọng Tuấn Minh
Số thứ tự: 24
Lớp: 10A1
Đề: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm học tập “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Bài Làm
Mỗi con người chúng ta muốn trở nên thành đạt, muốn làm một công dân tốt đi xây dựng đất nước thì ta phải có một nền tảng kiến thức, nhưng trước khi tiếp thu những tinh hoa đó thì điều đầu tiên ta cần chính là một tư chất tốt. Và để có được tư chất đó, chúng ta cần phải tự rèn luyện đạo đức của bản thân và đó cũng chính là bài học ông cha đã để lại cho chúng ta “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Câu tục ngữ là một bài học đạo lí làm người mà người xưa muốn giáo dục chúng ta. “Tiên” là ưu tiên, điều quan trọng nhất. “Lễ” ở đây là lễ nghĩa, là những phép tắc, quy định, những bài học đạo đức chuẩn mực trong việc đối nhân xử thế. “Hậu” là sau cùng, điều ít quan trọng hơn. Còn “Văn” là những bài học kiến thức, kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được nhờ sách vở, thầy cô, bạn bè. Từ đó, điều mà ông cha ta muốn truyền đạt chính là con người phải biết rèn luyện tư cách đạo đức trước khi rèn luyện kiến thức, kĩ năng sống.
Quả thật vậy, con người có tài mà không có đức thì chỉ là kẻ vô dụng, là mối nguy cho xã, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển, làm xã hội suy tàn. Những con người như thế dễ bị những thứ vật chất tầm thường lôi kéo như tiền bạc của cải. Như Nguyễn Du đã từng nói: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Cũng như trong học tập, dù có học giỏi tới đâu mà không có đạo đức chuẩn mực của một người học sinh thì cũng sẽ chẳng nhận được sự yêu mến, quý trọng của thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, nếu chỉ có đức mà không có tài thì con đường học tập khó khăn, đường thành công gian nan, khó thực hiện nhưng họ vẫn được bạn bè, thầy cô quý mến, tôn trọng, giúp đỡ. Nếu họ cần cù chăm chỉ, rèn luyện, cố gắng học tập thì họ cũng có thể thành công. Kể cả ngoài đời, những người có đức mà không có tài vẫn có thể giúp đỡ mọi người, cần cù lao động thì họ vẫn có thể giúp xây dựng đất nước, nhận lại được tình cảm yêu thương của mọi người. Và thật đáng quí biết bao khi một con người ta vừa có đức vừa có tài, bởi những con người đó sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ đất nước. Những học sinh như thế cũng sẽ là những tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo, những học sinh đó sẽ luôn nhận được sự tôn trọng, quý mến từ mọi người. Do đó, tài là đức là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và luôn song hành với nhau đối với một con người vẹn toàn.
Thế nhưng, học sinh bây giờ lại quan trọng tài hơn đức, họ chú tâm tới việc kiếm điểm cao bằng mọi cách kể cả việc gian lận, lừa thầy dối bạn, vi phạm đạo đức của người học sinh. Và chính những hành động đó từ thuở cắp sách đến trường mà nó trở thành một thói quen, làm họ ra đời mà vẫn giữ quan điểm quan trọng tài hơn đức và quên đi nhân phẩm của mình, họ lợi dụng trí óc, kiến thức của mình để hại người khác, làm giàu cho bản thân. Nhưng cũng thật đáng phê phán những kẻ có đức mà không có tài không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống để thể hiện bản thân, khẳng định chính mình. Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là lời cảnh tỉnh cho những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chỉ biết quý trọng đến chữ “tài” mà bỏ đi chữ “đức” đáng giá gấp ngàn lần chữ tài kia và thật đáng khen cho những người vừa có tài, vừa có đức, họ sẽ là tương lai của đất nước, của xã hội.
Từ câu tục ngữ, học sinh chúng ta nên biết tự rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải rèn luyện cả đạo đức và tích lũy kiến thức để trở thành con người tài đức vẹn toàn. Và mỗi người chúng ta khi làm bất kì một việc gì đó, chúng ta nên đặt đức lên trên hết để không làm những việc trái với lương tâm, trái với pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét