12 tháng 10, 2012

Kiến thức và quá trình tự học


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
ÀBÀI VIẾT SỐ 1
Tên: Đỗ Thanh Sơn
Lớp: 10A1
STT:33
Đề : Suy nghĩ của anh(chị) về vai trò của bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức
Bài làm
Người xưa có câu:”Bất học bất tri lý”. Quả đúng như vậy, việc tiếp thu kiến thu kiến thức vô cùng quan trọng đối với mỗi người và xã hội ngày nay. Khi khoa hoc thế giới ngày càng phát triển vượt bậc thì bản thân mỗi chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp thu kiến thức để xây dựng quê hương,đất nước mình ngày càng phát triển.
“Tiếp thu” là một quá trình học tập những tinh túy của sách vở, thầy cô,học hỏi từ bạn bè và thế giới xung quanh.” Kiến thức” là sự hiếu biết về mốt vấn đề, hiện tượng nào đó qua một quá trình nghiên cứu,tìm hiểu và học tập.Tóm lại,”tiếp thu kiến thức” là việc học hỏi những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống để phát triển nó ngày càng tốt hơn.
Vì sao mỗi người chúng ta luôn phải tiếp thu những kiến thức mới trong xã hội? Đó là vì nếu chúng ta không chịu học tập.tiếp thuc cái mới,luôn sống và làm việc theo những phương pháp cũ thì ta sẽ bị lạc hậu, trở thành người vô ích cho xã hội. Những người biết phấn đấu học tập,rèn luyện,tiếp thu cái mới sẽ thành công trong công việc và là một người công dân có ích cho xã hội, đất nước.Vì thế,con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển tri thức thế giới ngày càng phong phú và đa dạng. Mục đích của việc tiếp thu là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật bằng mọi hình thức khác nhau.
Từ xưa đến nay,dân tộc ta đã có biết bao anh tài,ra sức học tập và tiếp thu tinh hoa thế giới để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.Điển hình chính là Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người cha già kính yêu của dân tộc. Người đã không ngại gian lao và khổ cực, bôn ba thế giới hơn ba mưới năm ,tiếp thu tinh hoa của hàng loạt các cường quốc để tìm ra con đường cứu nước,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc thực dân và soi sáng cho tương lai của Việt Nam.Việc làm đáng quý đó của Bác đã giúp ta có được cuộc sống ngày hôm nay,đất nước Việt Nam giành được độc lập.Không chỉ thế,trên thế giới còn biết bao tấm gương sang về việc tiếp thu và tìm ra nhiều điều bí ẩn trên trái đất này. Nhà toán học Ac-si-méc ra sức nghiên cứu tìm tòi ra được câu trả lời cho việc vì sao vật có thể nổi trên mặt nước,còn Niu-tơn thì đã ra được định luật vạn vật hấp dẫn,giúp cho con người biết được tác dụng của lực hut trái đất.
Bên cạnh những tấm gương sáng ấy cũng có nhiều người chỉ biết ăn chơi lêu long, không lo học hành và chấp nhận lạc hậu. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển như thế này, những con người lạc hậu đó nếu không chịu ra sức tiếp thu kiến thức thì sẽ khó tồn tại trên thế giới này và dễ dàng sa vào cạm bẫy của những xấu,những tên trùm lừa đảo,buôn lậu mà làm hại cho mọi người xung quanh…dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp thu kiến thức, em sẽ ra sức học tập và tiếp thu khoa học kỹ thuật trên thế giới để không phải thành người lạc hậu và trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả. Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Lê-nin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét